Giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên của

Một phần của tài liệu kết quả tư vấn dự án đầu tư xây dựng tại công ty cp tư vấn, xây dựng công nghiệp và hoạt động khoáng sản (Trang 101)

thao như tổ chức các buổi văn nghệ tự biên tự diễn chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của Công ty, tổ chức các trận đấu bóng giao hữu với các đơn vị bạn…; tích cực ủng hộ các phong trào xã hội, làm việc nghĩa như giúp đỡ người nghèo, nuôi dưỡng các bà mẹ anh hùng, các nạn nhân chất độc da cam, đồng bào lũ lụt…Tất cả những việc đó là để xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp, tạo một không khí hồ hởi, phấn khởi, phấn đấu tin cậy lẫn nhau trong nội bộ, giữa trên và dưới, thắt chặt sự đoàn kết trong công ty, cùng nhau tạo một thương hiệu cho đơn vị.

4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả tư vấn tại Công ty CP tư vấn, XDCN và hoạt động khoáng sản XDCN và hoạt động khoáng sản

4.3.1. Gii pháp v nâng cao trình độ chuyên môn ca cán b nhân viên ca công ty công ty

4.3.1.1. Nâng cao chất lượng chuyên gia, cán bộ nhân viên

Do đặc thù của tỷ trọng "chất xám" trong sản phẩm tư vấn nên yếu tố quyết định đối với năng lực tư vấn chính là các chuyên gia đầu đàn. Do đó cần có những chính sách đồng bộ trong việc phát triển nhân lực, về các mặt chuyên môn, quản lý, thông tin, v.v…

a. Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, cập nhật cho nhân viên

Tư vấn là công việc có những đặc thù riêng mà các kỹ sư, kiến trúc sư mới tốt nghiệp cần phải được đào tạo, rèn luyện trước khi thực sự hành nghề. Quy định về việc cần thiết phải có Chứng chỉ hành nghề cấp cho kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn ở Việt Nam và các nước là sự xác nhận về tính đặc thù của nghề tư vấn nói chung. Chính vì lẽ đó công tác đào tạo cần phải được chú trọng đúng mức bên trong các tổ chức tư vấn. Trong đó bao gồm những nội dung sau:

• Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên và định kỳ cho các nhân viên qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và nắm bắt kịp thời trước những thay đổi về cơ chế, chính sách, hoạt động thị trường.

là khâu đào tạo, huấn luyện có tính chất căn bản, tạo một kiến thức vững chắc và bài bản cho người cán bộ từ ban đầu, do vậy tạo ra được sự phát triển đồng bộ về chuyên môn trong công ty, quá trình thay thế nhân lực, tiếp quản bàn giao hồ sơ công trình sẽ ít bị vướng mắc do người cán bộ có đủ năng lực để chủ động giải quyết công việc.

• Chú trọng việc đào tạo kiến thức tổng hợp và cập nhật thường xuyên nhằm đào tạo ra những cán bộ hội tụ được những kiến thức tổng hợp, có tầm nhìn bao quát,

• Có biện pháp, chương trình đào tạo kỹ năng và các mặt khác như: ngoại ngữ, tin học, giao tiếp, kiến thức luật, quản lý…

• Thường xuyên tổ chức trao đổi, hội thảo, cập nhật thông tin cho các chuyên gia, đây là cách thức người cán bộ có thể nâng cao kiến thức chuyên môn một cách thực tế và hiệu quả, tạo ra được sự thống nhất chung khi giải quyết công việc có tính chất tương tự,

b. Sử dụng - phát triển - đãi ngộ các chuyên viên tư vấn cao cấp

Đẳng cấp, thương hiệu và uy tín chuyên môn của tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của một số ít những chuyên gia đầu đàn, các Chủ nhiệm đồ án, chuyên viên, kiến trúc sư, kỹ sư cao cấp. Phong cách chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp của những chuyên gia này ảnh hưởng và có tính chất quyết định đến không chỉ các dự án mà còn tới những cá nhân, chuyên gia khác trong tổ chức. Do vậy các tổ chức tư vấn cần phải có những chính sách cụ thể:

• Tạo điều kiện phát triển nhân tài: tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để người cán bộ có năng lực tự chủ trong việc, khuyến khích sự phát triển độc lập trong công việc.

• Có chế độ đãi ngộ khuyến khích thích hợp như khen thưởng, khích lệ và hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho cán bộ trong quá trình đảm nhận thực hiện công việc.

• Tạo điều kiện phát huy tối đa khả năng cũng như ảnh hưởng của các chuyên gia đối với công việc và các đồng nghiệp khác.

• Cần nâng cao năng lực về quản lý, điều hành cho các Chủ nhiệm đồ án của mình. Ngoài ra những kỹ năng về giao tiếp, ngoại ngữ, kiến thức luật và chuyên môn tổng hợp cũng rất cần được rèn luyện thường xuyên.

c. Xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại

Tạo một phong cách làm việc theo hướng hiện đại, công nghiệp. Chuẩn hóa lại việc tổ chức quản lý triển khai thiết kế một đồ án theo mô hình dạng hình tháp, từ Chủ nhiệm đồ án đến chủ trì thiết kế, kiến trúc sư, kỹ sư thể hiện, nâng cao tính sáng tạo, đảm bảo chất lượng.

4.3.1.2. Tăng cường hợp tác với tư vấn nước ngoài và các tư vấn khác nhằm trao

đổi kinh nghiệm, kiến thức

a. Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác với tư vấn nước ngoài, trước mắt làm thầu phụ theo mô hình liên doanh liên kết, tham gia tất cả các giai đoạn của dự án đặc biệt là lập dự án nhằm học hỏi kinh nghiệm chuyên môn và cách thức thực hiện tiên tiến.

b. Tăng cường sự phối hợp giữa các tư vấn

Cần mở rộng các mối quan hệ và hợp tác với các tư vấn trong nước qua đó có thể tiến tới phân hóa theo sở trường và chuyên môn hóa.

4.3.2. Tăng cường đầu tư cơ s vt cht k thut, ng dng tin hc

a. Phát triển tin học

Cần chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là tin học. Có bộ phận chuyên trách về công nghệ tin học, có đầu tư ổn định hàng năm, cho tin học và thiết bị tin học.

Có những chương trình liên tục nâng cao kỹ năng và khả năng ứng dụng công nghệ tin học, phần mềm ứng dụng. Đặc biệt phải chú trọng các phần mềm có bản quyền.

Công tác điều hành, quản lý doanh nghiệp khác như nhân sự, tài chính, kế toán, điều hành sản xuất… cũng rất cần được tổ chức lại dựa trên những ứng dụng tin học phần mềm tiên tiến, tổ chức hệ thống quản lý điều hành doanh nghiệp dựa trên mạng trung tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Cơ sở dữ liệu và lưu trữ

Cần có bộ phận, nhân viên chuyên trách về vấn đề này và phải ứng dụng công nghệ tin học phần mềm trong việc bảo quản, quản lý và bảo mật. Về lâu dài, việc tích luỹ, tổ chức, khai thác cơ sở dữ liệu của riêng mình phục vụ cho công tác chuyên môn.

c. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và máy móc thiết bị

Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, các ứng dụng công nghệ thông tin là cơ sở của chất lượng tư vấn, tạo ra phong cách tư vấn xây dựng cho công ty, hơn thế nữa còn tạo ra sự tin cậy từ phía chủ đầu tư và các khách hành tiềm năng.

Các thiết bị và phần mềm mua sắm mới phải là thiết bị và phần mềm có tính chất quan trọng, quyết định phần lớn giá trị của sản phẩm. Tuy nhiên việc đầu tư mua sắm mới các thiết bị, phần mềm này rất tốn kém. Do đó, công ty cần phải xây dựng lộ trình và kế hoạch cụ thể để mua sắm từng loại thiết bị và phần mềm này cho thích hợp,

4.3.3. Tăng cường, giám sát hot động tư vn

4.3.3.1. Tăng cường điều hành tổ chức kinh doanh

Sắp xếp dự án theo quy mô, loại hình dịch vụ, tính chất công trình để lựa chọn người có đủ năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ tham gia, đặc biệt lựa chọn đúng người giữ vai trò Chủ nhiệm Dự án

Quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, phân cấp uỷ quyền, cơ chế kinh tế thích hợp cho Đội dự án tuỳ theo quy mô dự án. Có kế hoạch theo dõi, kiểm soát, hỗ trợ trong quá trình triển khai dự án nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Cần thường xuyên có sự trao đổi kinh nghiệm giữa các Đội dự án; thực hiện việc luân chuyển cán bộ giữa các Đội dự án.

4.3.3.2. Thúc đẩy văn hóa Công ty

Công ty CP tư vấn, XDCN và hoạt động khoáng sản là doanh nghiệp ý thức được ngay từ ngày mới thành lập cần thiết phải hình thành văn hoá doanh nghiệp của bản thân mình, làm nền tảng tinh thần cho sự trưởng thành về mọi mặt của đơn vị. Công ty xây dựng văn hoá doanh nghiệp trên một triết lý rất rõ ràng và có được những thành công nhất định. Xây dựng một "Văn hóa công ty" nhằm nâng cao hình ảnh, uy tín trên thị trường, Tạo ra môi trường làm việc tốt, trong đó mỗi cá nhân nhận thức đúng về vai trò nhiệm vụ của mình, gắn bó với tập thể, hình thành phong cách làm việc công nghiệp:

- Đoàn kết nội bộ, đối ngoại hài hoà, thông thoáng. - Đề cao tinh thần cộng đồng, coi trọng giá trị nhân văn.

- Mạnh dạn và năng động trong quản lý.

- Coi trọng chữ tín trong mọi hoạt động kinh doanh.

Có thể khẳng định rằng giá trị văn hoá doanh nghiệp của công ty đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp vào thành tựu của công ty, tạo nên uy tín, lòng tin đối với Nhà nước và khách hàng.

4.3.3.3. Tăng cường, giám sát chất lượng tư vấn

a. Các biện pháp trước mắt

+ Kiên quyết chấn chỉnh ngay việc không chấp hành đúng các quy định, quy trình quản lý chất lượng, quy định thể hiện hồ sơ tư vấn của công ty. Phòng kỹ thuật có trách nhiệm từ chối và chịu trách nhiệm về bất cứ biểu hiện sai phạm nào liên quan đến các khiếm khuyết này.

+ Tăng cường trách nhiệm của đơn vị thực hiện công tác tư vấn trên tất cả các khâu, đặc biệt trách nhiệm của chủ nhiệm đồ án từ khâu lấy yếu tố đầu vào đến việc bao quát, phối hợp giữa các bộ môn. Mạnh dạn đề xuất trong trường hợp cần thiết, từ chối các đòi hỏi không chính đáng từ phía một số đơn vị chủ đầu tư.

+ Tăng cường tính khoa học và chuyên nghiệp trong việc sắp xếp nội dung hồ sơ.

+ Khuyến khích tư duy sáng tạo, đề cao trách nhiệm và tạo điều kiện cho các kiến trúc sư, kỹ sư trẻ có năng lực phát huy vai trò bình đẳng trong mọi công việc.

+ Khuyến khích sử dụng các kỹ thuật và vật liệu mới. Đồng thời chấm dứt tình trạng đối phó, tắc trách dẫn đến lãng phí, làm tăng vốn đầu tư.

+ Chấm dứt tình trạng cho mượn tư cách pháp nhân. Trường hợp đặc biệt, phải có sự cho phép của Công ty và đơn vị nhận thực hiện phải thể hiện hồ sơ theo đúng quy định của Công ty.

+Tăng cường trao đổi, đối thoại trong phạm vi toàn công ty thông qua Hội đồng khoa học với các công trình, dự án có quy mô lớn, phức tạp,

+ Tăng cường trao đổi giữa các đơn vị trực tiếp làm tư vấn với Phòng kỹ thuật trên phạm vi tất cả các bộ môn để có giải pháp ngay từ đầu.

+ Đẩy mạnh và khuyến khích tìm tòi sáng tác thông qua công tác thi tuyển và thi đấu cả trong và ngoài đơn vị.

+Tăng cường tham quan, tập huấn kỹ thuật, thông tin khoa học theo tất cả các chuyên ngành.

Các biện pháp trên cần phải có chế tài cụ thể, có chế độ thưởng phạt phân minh và nghiêm khắc thì mới có thể thực hiện được.

b. Các biện pháp lâu dài

+ Về nhận thức: Trước hết cần nâng cao nhận thức của toàn bộ các thành viên trong đơn vị về nhu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng Hồ sơ tư vấn. Mỗi thành viên cần hiểu rõ đây là nhu cầu khách quan, mang tính sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Cần thấy rằng, đây là yêu cầu vừa cấp bách, vừa thường xuyên, mang tính lâu dài và chỉ trên cơ sở nâng cao chất lượng chúng ta mới có thể tạo điều kiện để từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Về hành động: Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về nhu cầu nâng cao chất lượng, mỗi thành viên, trên mỗi cương vị, từ Chỉ huy các cấp, chủ nhiệm đồ án, chủ trì bộ môn đến người thiết kế cùng tất cả các Phòng chức năng cần hoàn thành tốt trách nhiệm của mình nhằm tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, tạo dựng một thương hiệu uy tín.

+ Về tổ chức: Bằng nhiều biện pháp, một mặt nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ hiện có bằng công tác tập huấn kỹ thuật, đào tạo nâng cao, khuyến học, sàng lọc kiện toàn, tuyển dụng thu hút nhân tài cả bề rộng lẫn chiều sâu…nhằm tạo dựng một đội ngũ chuyên sâu có tâm huyết, gắn bó với đơn vị. Mặt khác, cần có định hướng nhằm từng bước xây dựng các mũi nhọn có tính chuyên môn hoá và tính chuyên nghiệp cao.

Bằng cơ chế và chính sách, động viên, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên mạnh dạn đầu tư vào công tác tìm kiếm, mở rộng thị trường, thi tuyển kiến trúc. từng bước tham gia tích cực vào các dự án lớn của nhà nước.

4.3.3.4. Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, tìm kiếm thị trường

Duy trì hoạt động và tham gia các Hội nghị - Hội thảo kêu gọi đầu tư do Chính phủ, các tổ chức nước ngoài, các địa phương tổ chức để nắm bắt thông tin.

Xây dựng hồ sơ tài liệu, hình ảnh giới thiệu quảng cáo về năng lực của công ty. Bố trí cá nhân hoặc bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường tiếp thị kinh

doanh. Có kế hoạch và những hình thức đào tạo thích hợp đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường.

Có chương trình và kế hoạch Đầu tư kinh phí hợp lý cho công tác quảng cáo tiếp thị. Phóng vấn, trao đổi theo với khách hàng. tham khảo ý kiến bằng mẫu phiếu câu hỏi (Theo mẫu phụ lục số 01)

4.3.3.5. Tăng cường quản lý nguồn nhân lực và cơ sở vật chất

- Nhận xét, phân loại từng đối tượng trong công ty để kịp thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phù hợp.

- Xây dựng môi trường và tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội làm việc, sáng tạo thể hiện hết năng lực của mình.

Tuyển dụng nhân viên mới một cách đều đặn, thường xuyên, tránh hụt hẫng trong quá trình chuyển giao thế hệ

Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng hành nghề cho mọi đối tượng, Phối hợp, cộng tác với những tổ chức tư vấn quốc tế, Hội nghề nghiệp… để gửi đi đào tạo những cán bộ giỏi tạo ra đội ngũ chuyên gia đầu đàn.

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, phần mềm, cập nhật công nghệ mới, nâng cao điều kiện làm việc, cơ sở vật chất thiết bị, ứng dụng thành quả nghiên cứu khoa học…

4.3.4. Đổi mi và sp xếp li cơ cu t chc ca công ty

Hiện nay công ty đang áp dụng theo hình thức tổng hợp các bộ môn

Ưu điểm:

+ Chu trình sản xuất được khép kín khiến cho các Chủ nhiệm đồ án và Chủ trì thiết kế dễ dàng nắm được quyền chủ động, trực tiếp triển khai công tác. Việc trao đổi thông tin giữa các bộ môn được nhanh chóng, kịp thời.

+ Tiến độ thực hiện dự án được rút ngắn đáng kể.

+ Hồ sơ thiết kế được kiểm soát tốt và dễ dàng đạt được chất lượng khi yêu cầu, khi cần điều chỉnh cũng kịp thời hơn.

+ Việc thanh toán lương sản phẩm được nhanh chóng do quy về một đơn vị chủ trì.

Nhược điểm:

+ Lực lượng chuyên ngành bị dàn mỏng ra các đơn vị thiết kế nên khó đáp ứng được các yêu cầu của những dự án lớn, phức tạp.

Một phần của tài liệu kết quả tư vấn dự án đầu tư xây dựng tại công ty cp tư vấn, xây dựng công nghiệp và hoạt động khoáng sản (Trang 101)