Xuất một số giải pháp thực hiện việc giao rừng có sự tham gia của

Một phần của tài liệu Đánh giá phương pháp giao rừng thí điểm trên đất lâm nghiệp được giao của dự án 3PAD tại xã quang phong, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 50)

vào các bước của tiến trình giao rừng.

- Có sự tham gia trực tiếp của người dân và họ là người biết rất rõ đặc điểm khu rừng, vị trí và ranh giới từng khu rừng.

4.4.2. Khó khăn

- Đây là mô hình mẫu nên các bên tham gia chưa hiểu sâu về các bước tiến hành.

- Sự phối hợp giữa tổ tư vẫn và người dân chưa tốt, thời gian đi hiện trường chưa cụ thể trong tiến trình giao rừng.

- Ở địa bàn xã Quang Phong đa số là đồng bào dân tộc thiếu số, trình độ dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn nên sự nhận thức đối với công tác này vẫn còn nhiều hạn chế vì thế tiến trình giao rừng mất rất nhiều thời gian.

- Do sự hiểu biết còn hạn chế với một số dụng cụ hiện đại trong các bước đo giao nên một số người dân còn chưa thực sự biết cách làm chính xác.

- Diện tích trồng rừng của người dân manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến khó khăn trong việc phân chia lô rừng, phân chia trạng thái.

- Do người dân chưa thấy được cái lợi ích và giá trị của việc giao rừng nên nhiều khi một số chủ rừng chưa thực sự tham gia nhiệt tình.

- Các thiết bị và dụng cụ còn chưa đầy đủ để phục vụ cho công việc đo giao. - Giao rừng là một nội dung mang tính chất xã hội tương đối phức tạp, tuy nhiên do hạn chế về thời gian nên chưa đi sâu phân tích và đánh giá được nhiều mặt liên quan đến đời sống người dân.

4.5. Đề xuất một số giải pháp thực hiện việc giao rừng có sự tham gia của người dân người dân

- Để công tác giao rừng được thực hiện hoàn thành kế hoạch đưa ra các bên liên quan cần phải:

+ Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn và dài hạn. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật lâm nghiệp và quản lý kinh tế cho cán bộ cơ sở.

+ Đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu, cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, hiệu quả cho các thủ tục liên quan như: chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, giao rừng…Tạo cơ chế chính sách thông thoáng thu hút vốn đầu tư, trong đó quan trọng nhất là chính sách đất đai để có thể tập trung nhanh quá trình xã hội hóa việc trồng rừng, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

+ UBND cấp trên chỉ đạo các bên cùng tham gia hoàn thành tốt kế hoạch và phương án quy hoạch sử dụng rừng và giao rừng. Trong quá trình thực hiện đề nghị các cấp, các ngành có liên quan thường xuyên giám sát, giúp đỡ thực hiện phương án.

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng rà soát kiểm tra lại quỹ đất có quy hoạch sử dụng cụ thể cho từng loại đất loại rừng.

+ Các bên liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giao rừng, đồng thời rà soát kiểm tra lại các bước trong tiến trình để đạt hiệu quả cao hơn.

+ Cần sự phối hợp thống nhất của tất cả các bên liên quan để hoàn thành dự án.

+ Đề nghị người dân địa phương cùng phối hợp tham gia, giám sát tổ công tác thực hiện trong suốt quá trình đo giao rừng để phương án thực sự đem lại tính khả thi cao.

+ Cần đảm bảo đầu tư vốn cũng như khoa học công nghệ thực hiện phương án, đồng thời có cơ chế phù hợp thúc đẩy người dân phát triển kinh tế rừng sau khi được giao rừng.

+ Đối với diện tích rừng tự nhiên: giao cho các hộ gia đình khoanh nuôi bảo vệ và quy định cụ thể về việc khai thác.

+ Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về mặt vốn, kỹ thuật sản suất cho người dân.

+ Tuyên truyền, nâng cao trình độ dân trí cũng như chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mở các lớp học khuyến nông khuyến lâm tại địa bàn xã, kết hợp với lâm nghiệp truyền thống với tiếp thu kỹ thuật mới. Trên cơ sở đó để người dân tự quyết định phương thức canh tác loài cây trồng vật nuôi.

+ Hỗ trợ cho người dân vật tư, phân bón, giống mới có năng suất cao hướng dẫn kỹ thuật thâm canh sản xuất nông lâm kết hợp.

PHẦN 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Quang Phong là xã miền núi nằm phía nam huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn, là xã có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn theo kết quả rà soát số liệu thông kê năm 2012 của 16 thôn trong xã Quang Phong có diện tích đất rừng là 3.740,59 ha chiếm 82,20% diện tích tự nhiên trong đó đất rừng sản xuất (2.716,62 ha); rừng phòng hộ (1.023,97 ha); diện tích rừng bảo tồn và một số khu rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ kết hợp với các chính sách giao đất giao rừng, các khu vực đồi núi trống đã và đang được phủ xanh

- Hiện nay công tác giao rừng có sự tham gia của người dân tại xã Quang Phong thuộc dự án 3PAD đã giao xong 2/16 thôn, bản trên địa bàn xã với diện tích 823.745 m2 rừng trên đất lâm nghiệp cho 39 hộ và 72 lô với diện tích rừng tự nhiên đã giao được là 603.473 m2 với trữ lượng là 3917,11 m3

và diện tích rừng trồng đã giao là 220.272 m2 với trữ lượng là 1968,75 m3

.

- Kết quả giao rừng có sự tham gia của người dân đã đạt được một số hiệu quả sau:

+ Về mặt kinh tế: Sau khi đất rừng được giao và rừng được giao, người dân yên tâm trông coi phát triển tài sản trên đất rừng nhằm tăng thu nhập từ rừng. Diện tích đất rừng được đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân từ phát triển rừng. Đem lại lợi ích kinh tế từ việc cung ứng dịch vụ môi trường

+ Về mặt xã hội: Giải quyết tốt vấn đề lao động dư thừa của địa phương, tạo điều kiện để người dân an tâm sản xuất, phát triển kinh tế.

+ Về mặt môi trường: Nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi chọc, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, hạn chế xói mòn đất cũng như thiên tai, giữ môi trường trong sạch…

+ Về mặt quản lý: Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý rừng và đất rừng, hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ dân. Hoàn thành tốt chính sách, đường lối chỉ đạo chung của dự án cũng như của Đảng và Nhà nước.

- Một số giải pháp, đề xuất để công tác giao rừng có sự tham gia của người dân đạt kết quả:

+ Cần đưa ra những lợi ích cụ thể của việc giao rừng cho người dân như thế mới giúp họ nhiệt tình tham gia trong tiến trình giao rừng.

+ Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn và dài hạn. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật lâm nghiệp và quản lý kinh tế cho cán bộ cơ sở.

+ Đề nghị người dân địa phương cùng phối hợp tham gia, giám sát tổ công tác thực hiện trong suốt quá trình đo giao rừng để phương án thực sự đem lại tính khả thi cao.

+ Các bên liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giao rừng, đồng thời rà soát kiểm tra lại các bước trong tiến trình để đạt hiệu quả cao hơn.

+ Cần đảm bảo đầu tư vốn cũng như khoa học công nghệ thực hiện phương án, đồng thời có cơ chế phù hợp thúc đẩy người dân phát triển kinh tế rừng sau khi được giao rừng.

+ Để công tác quy hoạch sử dụng rừng và giao rừng đạt hiệu quả cao ta cần hoàn thành theo đúng kế hoạch đưa ra.

5.2. Tồn tại

- Do thời gian nghiên cứu ngắn và điều kiện hạn chế nên đề tài còn có một số những tồn tại như: Đề tài chỉ dừng lại ở nghiên cứu phương pháp giao rừng có sự tham gia của người dân nên chưa đi sâu phân tích và đánh giá được tác động và tính hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và nhiều mặt khác liên quan đến đời sống người dân.

- Chính sách giao rừng có sự tham gia của người dân tại xã Quang Phong do mới được triển khai nên tính hiệu quả và các giải pháp đưa ra chưa có điều kiện đánh giá, so sánh, nên chỉ có ý nghĩa chủ yếu trong địa bàn nghiên cứu.

5.3. Kiến nghị

- Đây là mô hình thí điểm nên chưa có được một phương pháp nghiên cứu cụ thể do vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu trên diện rộng để đưa ra được một phương pháp giao rừng hoàn thiện nhất.

- Cần tiếp tục nghiên cứu nội dung đánh giá các tác động cũng như tính hiệu quả của phương án giao rừng có sự tham gia tới các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và các mặt liên quan đến dời sống của người dân. Ngoài ra cần phải mở rộng địa bàn, đối tượng nghiên cứu, đặc biệt là những nơi có các đợt giao nhận khác nhau để xem xét liệu có những tác động khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu (2011-2020), và phương án giao đất lâm nghiệp xã Quang Phong, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn năm 2010.

2. Các báo cáo, nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Quang Phong năm 2013.

3. Cẩm nang ngành lâm nghiệp (2004) chương phân loại sử dụng, lập quy hoạch và giao đất lâm nghiệp, Nxb Giao thông vận tải

4. FAO ( 1976), Lâm nghiệp cộng đồng, nông dân du canh, thuộc tính kinh tế kỹ thuật của cây và phương thức gây trồng.

5. Trần Thị Thu Hà, Phạm Văn Điển, Hoàng Văn Giáp, Nguyễn Minh Đức, Hoàng Thanh Phúc. Hướng dẫn giao rừng có sự tham gia ở tỉnh Bắc Kạn ( 10/2013)

6. Triệu Tuấn Linh (2012), Đánh giá ảnh hưởng của việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại vùng dự án 3PAD huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Nguyễn Văn Mạn (2008) “ Bài giảng Lâm nghiệp xã hội” Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng 2004.

9. Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

10. Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình , cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

Tài liệu tiếng anh

Nepal.

12. FAO (1997), Forest and Forestry in Japan. Overseas Development Institute,

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM GIA GIAO RỪNG TẠI XÃ QUANG PHONG HUYỆN NA RÌ TỈNH BẮC KẠN

Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình

Thôn:……….Xã Quạng Phong, huyên Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ngày phỏng vấn : / /2014.

Họ tên chủ hộ :.... ... Nam/ Nữ....

Dân tộc :... Số nhân khẩu :... 1. Xin ông/ bà cho biết diện tích đất lâm nghiệp của gia đình đã được giao bao nhiêu m2? Đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chưa ?

... ... ... 2. Gia đình ông/ bà có được tham gia vào quá trình giao rừng không? Nếu có thì tham gia vào những công việc nào?

……… ……… 3. Gia đình ông/ bà có được hỗ trợ khi tham gia giao rừng không? Nếu có thì được hỗ trợ như thế nào?

……… ……… 4. Trong quá trình giao rừng ông/ bà có được phổ biến về cách thức giao rừng hay không?

……… ……… ………...

5. Gia đình ông/bà có quan tâm đến việc giao rừng không? Tại sao?

……… ……… ………. 6. Việc nhận đất lâm nghiệp có đem lại kết quả gì cho gia đình ông/ bà không? Nếu có thì đó là gì?

……… ……… ……… 7. Theo ông/ bà thì việc sử dụng đất rừng trong thôn đã hợp lý chưa? Tại sao? ……… ……… ……… 8. Trong quá trình giao rừng ông/ bà thấy có hợp lý, công bằng đối với các hộ gia đình không? Tại sao?

……… ……… ……… 9. Theo ông bà thì có những yếu tố nào tác động đến việc thay phương thức canh tác của gia đình? Yếu tố chính?

□ Được giao đất LN sử dụng lâu dài

□ Diện tích đất tăng

□ Thị trường tiêu thụ

□ Chất lượng đất thay đổi

□ Cán bộ Khuyến nông khuyến lâm tư vấn

□ Học từ người khác

□ Học theo thông tin tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng

□ Khác

10. Theo ông/ bà việc giao rừng có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường cụ thể là tại địa phương mình?

□ Tăng diện tích rừng

□ Không khí trong lành hơn

□ Chất lượng đất, nước tăng

□ Chất lượng rừng tăng

□ Khác

11. Trong công tác giao rừng hiện nay Ông/ bà thấy còn có những vấn đề gì tồn tại và khó khăn? Giải pháp khắc phục?

...

...

...

...

12. Để công tác giao rừng trong thời gian tới đạt kết quả thì Ông/ bà có những đề xuất, kiến nghị gì? ………

………

………

Một phần của tài liệu Đánh giá phương pháp giao rừng thí điểm trên đất lâm nghiệp được giao của dự án 3PAD tại xã quang phong, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)