Điều tra ô tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Đánh giá phương pháp giao rừng thí điểm trên đất lâm nghiệp được giao của dự án 3PAD tại xã quang phong, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

Đây là phần ngoại nghiệp giao rừng của Bước 4. Tiến hành đi ngoại nghiệp cùng với tổ công tác về điều tra ÔTC: Kiểm Lâm địa bàn, tổ tư vấn thuộc dự án 3PAD và cùng với người dân địa phương để tiến hành các bước gồm:

* Lp ô tiêu chun ( ÔTC )

+ Đối với rừng tự nhiên, tiến hành lập ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2

(25m x 20m) tại những vị trí đặc trưng cho trạng thái. Số lượng ô tiêu chuẩn được lập tùy thuộc vào số lượng các loại trạng thái rừng có trên thửa. Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản được bố trí tại 4 góc của ô tiêu chuẩn và một ô ở giữa ô, kích thước 4 ô dạng bản ở 4 góc là 5mx5m và ô dạng bản ở giữa là 4mx4m:

Trên ô tiêu chuẩn đã thiết lập, tiến hành đo đếm tầng cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, đo đếm cây tái sinh, tre nứa.

+ Đối với rừng trồng:

- Ô tiêu chuẩn điều tra rừng trồng có dạng hình tròn diện tích 100m2, bán kính 5,64m.

- Rừng trồng có trữ lượng: Đo đếm tất cả các cây trong ô về các chỉ tiêu như: loài cây, đường kính tại vị trí 1,3m, chiều cao vút ngọn, phẩm chất…. Kết quả đo đếm được ghi vào biểu đo đếm rừng trồng.

- Rừng trồng chưa có trữ lượng: Đếm toàn bộ số cây trong ô đo đếm, đo chiều cao trung bình và đường kính cổ rễ trung bình.

Hình 3.2: sơ đồ ô tiêu chuẩn rừng trồng

* Đo đường kính 1.3

- Cấu tạo: thước dây làm bằng nhựa mỏng, mặt thước có ghi đơn vị là m, dm, cm. Thước dây để đo đường kính gồm các loại 2m, 3m, 5m ...

- Phương pháp đo:

Đo vòng quanh thân cây (chu vi) tại vị trí 1,3m; lấy trị số đo được chia cho π (π = 3,14) ta được kết quả đường kính thân cây. Phương pháp này đo nhanh, thuận tiện và cho kết quả tương đối chính xác.

- Đo đường kính bình quân: có thể mục trắc (nhìn để ước lượng) hoặc đo trực tiếp đường kính 10 - 20 cây có kính cỡ phổ biến rồi lấy trị số bình quân cây.

+ Đơn vị đo cm, lấy đến 0,1cm + Đo tất cả các cây gỗ D1.3 ≥ 6 cm

+ Điểm bắt đầu của chiều cao 1,3m tính từ mặt đất. Vị trí 1,3 m được đánh bằng sơn một dấu ngang, những cây có bạnh vè, đo đường kính tại vị trí trên bạnh vè.

+ Đo chu vi thân cây bằng thước thép dây, sau đó tính chuyển đổi sang đường kính.

+ Xác định vị trí điểm đo D1.3 cần lưu ý các trường hợp sau: Cây mọc trên địa hình bằng, điểm bắt đầu là mặt đất; cây mọc trên sườn dốc, điểm bắt đầu tính từ mặt đất phía trên dốc của gốc cây; cây bị nghiêng, điểm bắt đầu tính từ mặt đất phía dưới của gốc cây nghiêng.

* Chiu cao dưới cành (Hdc) và chiu dao vút ngn (Hvn)

+ Chiều cao dưới cành là khoảng cách từ gốc sát mặt đất đến cành đầu tiên + Chiều cao vút ngọn là chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh ngọn cây + Dụng cụ đo: Bằng máy đo chiều cao Blum-lei

+ Đơn vị đo chiều cao: mét (m), lấy đến 0,1 m

+ Những cây trong ô đo đếm ngắm 8 hướng không xác định được ngọn cây, dựa vào chiều cao của những cây bên cạnh đo được để mục trắc.

Ghi chú: Cây cụt ngọn cũng đo chiều cao và viết vào cột ghi chú. - Xác định phẩm chất cây:

+ Nội dung: Xác định phẩm chất theo ba cấp (k ý hiệu là a, b, c):

Cây phẩm chất (A): Cây khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối, không sâu bệnh hoặc rỗng ruột.

Cây phẩm chất (B): Cây có đặc điểm như thân hơi cong, tán lệch, có thể có u bướu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành, có một số khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng hoặc lợi dụng gỗ.

Cây phẩm chất (C): Những cây đã trưởng thành, bị khuyết tật nặng (như sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn …) hầu như không có khả năng lợi dụng gỗ; những cây chưa trưởng thành có nhiều khiếm khuyết (như sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn, sinh trưởng không bình thường …) khó có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành.

- Xác định tên loài:

+ Những loài điều tra viên biết rõ tên được ghi trực tiếp vào phiếu trên thực địa; những loài không biết rõ tên phải lấy tiêu bản (hoa, quả, lá) để các chuyên gia phân loại xác định tên loài.

+ Tên loài cây ghi rõ tên phổ thông và tên địa phương thường gọi.

Một phần của tài liệu Đánh giá phương pháp giao rừng thí điểm trên đất lâm nghiệp được giao của dự án 3PAD tại xã quang phong, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)