3.4.1. Phương pháp tiếp cận
- Tổ chức các buổi họp thôn, thảo luận và thu thập ý kiến của người dân. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) được sử dụng trong việc tiếp cận, điều tra, lập kế hoạch - phương án sẽ giúp cho việc đảm bảo sự tham gia của người dân trong quá trình giao rừng, giảm thiểu xung đột
và xác định các tiềm năng, cơ hội phát triển của đất lâm nghiệp giúp cho các cấp chính quyền quản lý đất đai có hiệu quả hơn.
- Sử dụng một số công cụ của phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) gồm:
+ Phỏng vấn hộ, thảo luận nhóm, họp thôn.
+ Sử dụng sơ đồ VENN để phân tích tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội đối với công tác quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân.
Tổ chức một cuộc họp tại xã để triển khai các hoạt động về giao rừng. Cuộc họp này bao gồm sự tham gia của các bên liên quan: tổ công tác giao rừng, đại diện nông dân (già làng, chủ trang trại,...) đại diện cá nhân, tổ chức được tỉnh giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn của xã.
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
3.4.2.1. Tham khảo, kế thừa các tài liệu có liên quan
- Thu thập về điều kiên tự nhiên
- Thu thập về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động , y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, tình hình chính trị, an ninh quốc phòng.
- Thu thập các tài liệu liên quan:
+ Các kết quả giao đất, giao rừng và các bản đồ có liên quan.
+ Các báo cáo sơ kết, tổng kết về giao đất, giao rừng trên địa bàn nghiên cứu. + Các kết quả nghiên cứu, đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách giao đất, giao rừng từ trung ương đến địa phương.
+ Các văn bản pháp luật có liên quan tới giao đất, giao rừng của nhà nước và của tỉnh đã và đang được áp dụng.
+ Các tài liệu dự án và các kết quả thực hiện QHSD đất và giao đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu
3.4.2.2. Điều tra ngoại nghiệp cùng với tổ công tác và người dân trực tiếp tham gia vào tiến trình giao rừng
Quá trình tổ chức thực hiện giao rừng cấp xã tuân thủ theo các bước trong “Sổ tay hướng dẫn Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự
tham gia áp dụng cho xã Quang Phong vùng dự án 3 PAD tỉnh Bắc Kạn”. Bao gồm 7 bước:
+ Bước 1: Công tác chuẩn bị
+ Bước 2: Thống nhất triển khai giao rừng ở thôn – họp dân lần 1
+ Bước 3: Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) theo chủ đề quản lý rừng
+ Bước 4: Điều tra tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân
+ Bước 5: Thống nhất giải pháp giao rừng và tiến hành giao rừng tại thực địa
+ Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ giao rừng
+ Bước 7: Thẩm định hồ sơ giao rừng, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng rừng.
3.4.2.3. Điều tra ô tiêu chuẩn
Đây là phần ngoại nghiệp giao rừng của Bước 4. Tiến hành đi ngoại nghiệp cùng với tổ công tác về điều tra ÔTC: Kiểm Lâm địa bàn, tổ tư vấn thuộc dự án 3PAD và cùng với người dân địa phương để tiến hành các bước gồm:
* Lập ô tiêu chuẩn ( ÔTC )
+ Đối với rừng tự nhiên, tiến hành lập ô tiêu chuẩn có diện tích 500 m2
(25m x 20m) tại những vị trí đặc trưng cho trạng thái. Số lượng ô tiêu chuẩn được lập tùy thuộc vào số lượng các loại trạng thái rừng có trên thửa. Trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản được bố trí tại 4 góc của ô tiêu chuẩn và một ô ở giữa ô, kích thước 4 ô dạng bản ở 4 góc là 5mx5m và ô dạng bản ở giữa là 4mx4m:
Trên ô tiêu chuẩn đã thiết lập, tiến hành đo đếm tầng cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, đo đếm cây tái sinh, tre nứa.
+ Đối với rừng trồng:
- Ô tiêu chuẩn điều tra rừng trồng có dạng hình tròn diện tích 100m2, bán kính 5,64m.
- Rừng trồng có trữ lượng: Đo đếm tất cả các cây trong ô về các chỉ tiêu như: loài cây, đường kính tại vị trí 1,3m, chiều cao vút ngọn, phẩm chất…. Kết quả đo đếm được ghi vào biểu đo đếm rừng trồng.
- Rừng trồng chưa có trữ lượng: Đếm toàn bộ số cây trong ô đo đếm, đo chiều cao trung bình và đường kính cổ rễ trung bình.
Hình 3.2: sơ đồ ô tiêu chuẩn rừng trồng
* Đo đường kính 1.3
- Cấu tạo: thước dây làm bằng nhựa mỏng, mặt thước có ghi đơn vị là m, dm, cm. Thước dây để đo đường kính gồm các loại 2m, 3m, 5m ...
- Phương pháp đo:
Đo vòng quanh thân cây (chu vi) tại vị trí 1,3m; lấy trị số đo được chia cho π (π = 3,14) ta được kết quả đường kính thân cây. Phương pháp này đo nhanh, thuận tiện và cho kết quả tương đối chính xác.
- Đo đường kính bình quân: có thể mục trắc (nhìn để ước lượng) hoặc đo trực tiếp đường kính 10 - 20 cây có kính cỡ phổ biến rồi lấy trị số bình quân cây.
+ Đơn vị đo cm, lấy đến 0,1cm + Đo tất cả các cây gỗ D1.3 ≥ 6 cm
+ Điểm bắt đầu của chiều cao 1,3m tính từ mặt đất. Vị trí 1,3 m được đánh bằng sơn một dấu ngang, những cây có bạnh vè, đo đường kính tại vị trí trên bạnh vè.
+ Đo chu vi thân cây bằng thước thép dây, sau đó tính chuyển đổi sang đường kính.
+ Xác định vị trí điểm đo D1.3 cần lưu ý các trường hợp sau: Cây mọc trên địa hình bằng, điểm bắt đầu là mặt đất; cây mọc trên sườn dốc, điểm bắt đầu tính từ mặt đất phía trên dốc của gốc cây; cây bị nghiêng, điểm bắt đầu tính từ mặt đất phía dưới của gốc cây nghiêng.
* Chiều cao dưới cành (Hdc) và chiều dao vút ngọn (Hvn)
+ Chiều cao dưới cành là khoảng cách từ gốc sát mặt đất đến cành đầu tiên + Chiều cao vút ngọn là chiều cao tính từ mặt đất đến đỉnh ngọn cây + Dụng cụ đo: Bằng máy đo chiều cao Blum-lei
+ Đơn vị đo chiều cao: mét (m), lấy đến 0,1 m
+ Những cây trong ô đo đếm ngắm 8 hướng không xác định được ngọn cây, dựa vào chiều cao của những cây bên cạnh đo được để mục trắc.
Ghi chú: Cây cụt ngọn cũng đo chiều cao và viết vào cột ghi chú. - Xác định phẩm chất cây:
+ Nội dung: Xác định phẩm chất theo ba cấp (k ý hiệu là a, b, c):
Cây phẩm chất (A): Cây khỏe mạnh, thân thẳng, đều, tán cân đối, không sâu bệnh hoặc rỗng ruột.
Cây phẩm chất (B): Cây có đặc điểm như thân hơi cong, tán lệch, có thể có u bướu hoặc một số khuyết tật nhỏ nhưng vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành; hoặc cây đã trưởng thành, có một số khuyết tật nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng hoặc lợi dụng gỗ.
Cây phẩm chất (C): Những cây đã trưởng thành, bị khuyết tật nặng (như sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn …) hầu như không có khả năng lợi dụng gỗ; những cây chưa trưởng thành có nhiều khiếm khuyết (như sâu bệnh, cong queo, rỗng ruột, cụt ngọn, sinh trưởng không bình thường …) khó có khả năng tiếp tục sinh trưởng và phát triển đạt đến độ trưởng thành.
- Xác định tên loài:
+ Những loài điều tra viên biết rõ tên được ghi trực tiếp vào phiếu trên thực địa; những loài không biết rõ tên phải lấy tiêu bản (hoa, quả, lá) để các chuyên gia phân loại xác định tên loài.
+ Tên loài cây ghi rõ tên phổ thông và tên địa phương thường gọi.
3.4.4. Phương pháp nội nghiệp
Tính toán các chỉ tiêu tính trữ lượng cây rừng
- Tính tiết diện ngang: Dựa vào mối quan hệ giữa đường kính và tiết diện ngang của mặt cắt tương ứng. Người ta có thể dùng công thức tính diện tích hình tròn để tính diện tích mặt cắt ngang thân cây bằng công thức sau:
4 .D2 G=π
Trong đó: G là tiết diện ngang D là đường kính thân cây π là số pi = 3,14
- Tính thể tích thân cây đứng tính theo công thức: 4 . . . ) ( 2 3 D Hvn f m V =π Trong đó: π = 3,14
D là đường kính thân cây H là chiều cao thân cây
f là hình số, rừng tự nhiên f = 0,45, rừng trồng có f = 0,50
- Trữ lượng gỗ rừng là tổng thể tích gỗ của những cây rừng trên diện tích đó. Trong điều tra trữ lượng bằng ô tiêu chuẩn, trữ lượng gỗ bằng thể tích cây bình quân nhân với số cây trong ô.
- Các thông tin, số liệu sau khi thu thập được tiến hành tổng hợp và phân tích theo từng nội dung của thể.
PHẦN 4
KẾT QỦA VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của xã Quang Phong
4.1.1. Thực trạng sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của xã Quang Phong
Theo số liệu thống kê năm 2012 của xã là 3.740,59 ha chiếm 82,20% diện tích tự nhiên trong đó đất rừng sản xuất (2.716,62 ha); rừng phòng hộ (1.023,97 ha), diện tích rừng bảo tồn và một số khu rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ kết hợp với các chính sách giao đất giao rừng, các khu vực đồi núi trống đã và đang được phủ xanh cụ thể:
- Đất lâm nghiệp theo phương án quy hoạch là 3.557,04 ha; thực hiện đến năm 2012 là 3.740,59 ha; đạt 105,16% so với chỉ tiêu đã được phê duyệt. Trong đó:
+ Đất rừng sản xuất theo phương án quy hoạch là 2.512,34 ha; thực hiện đến năm 2012 là 2.716,62 ha; đạt 108,13% so với chỉ tiêu đã được phê duyệt
+ Đất rừng phòng hộ theo phương án quy hoạch là 1.044,70 ha; thực hiện đến năm 2012 là 1.023,97 ha; đạt 98,02% so với chỉ tiêu đã được phê duyệt.
- Hàng năm công tác quản lý bảo vệ rừng luôn được quan tâm ngay từ đầu năm, củng cố kiện toàn lại ban quản lý bảo vệ rừng, 16/16 thôn bản có tổ quản lý bảo vệ rừng, ban quản lý bảo vệ rừng đã tổ chức đi kiểm tra rừng, giám sát việc khai thác lâm sản được tương đối thường xuyên. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do địa bàn xa, diện tích rộng, ý thức bảo vệ của người dân chưa cao, vai trò tổ quản lý bảo vệ rừng ở các thôn còn yếu nên vẵn còn tình trạng lén lút khai thác gỗ trái phép như ở thôn Khuổi Phầy và rải rác trên toàn địa bàn.
- Công tác trồng rừng 147 năm 2013: Tổng diện tích thiết kế là 74,52 ha, trong đó diện tích thực hiện là 71,02 ha, diện tích không thực hiện là 3.50ha. Chỉ đạo nghiêm thu rừng trồng năm 2013, tổng diện tích đạt tiêu chuẩn nghiêm thu là 65,32ha/72,02 ha.
Trong năm 2013, UBND đã xác nhân khai thác 22 giấy phép khai thác gỗ vườn nhà và cây trồng phân tán với tổng khối lượng cấp là 207,053 m3
và 3,5 tấn lâm sản phụ (song, mây). Quá trình tuần tra kiểm tra rừng phát hiện 1
vụ khai thác gỗ trái phép (đã tiến hành lập biên bản thu giữ 01 máy cưa, do lực lượng ít nên không bắt được người).
Về việc cháy rừng, trong năm xảy ra 01 vụ cháy rừng do đốt xử lý thực bì trồng rừng (nhưng phát hiện sớm đã kịp thời dập tắt nên diện tích bị cháy không đáng kể).
Khai thác gỗ lâm sản trong năm tổng số giấy phép được cấp là 15. Tổng khối lượng cấp là 326,929 m3 (trong đó đã khai thác vận chuyển được: 195,323 m3, chưa khai thác vận chuyển là: 111,754 m3
).
4.1.2. Phân tích thực trạng tình hình sử dụng rừng của xã
Rừng tự nhiên của xã phân bố ở hầu hết các thôn trên địa bàn xã, với các loài cây bản địa và những loài gỗ quý như Giẻ, Nghiến, Kháo…Tuy nhiên do hậu quả của phá rừng làm nương rẫy và việc khái thác rừng không có quy hoạch nên hiện nay diện tích rừng tự nhiên sản suất là tái sinh nghèo, rừng phục hồi sau nương rẫy, tài nguyên rừng hạn chế, chủ yếu là cây gỗ tái sinh, chất lượng gỗ thấp, số lượng ít. Hơn nữa, diện tích đất hoang chưa sử dụng vẫn còn nhiều có thể giao cho các hộ trồng rừng.
Diện tích rừng trồng ngày càng tăng với các loại cây như Mỡ, Keo. Trong đó cây Mỡ được người dân trồng với diện tích lớn riêng trong năm 2013 đã trồng được 71,02ha. Đặc biệt trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhân dân đã chú ý nhiều đến việc trồng rừng, do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển.
Do vậy để nâng cao chất lượng rừng cần phải có phương án quy hoạch hợp lý và có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, hỗ trợ nguồn vốn, cho vay ngân hàng với lãi suất thấp để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, kinh doanh phát triển thuận lợi.
Xây dựng chính sách đầu tư phát triển đồng bộ kết hợp với khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai quý giá trên quan điểm lâu dài và bền vững. Nếu như đất lâm nghiệp được chăm sóc bảo vệ tốt, chấm dứt khai thác trái phép thì lượng lâm sản sẽ tăng nhanh, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất và cải tạo môi trường sinh thái.
4.2. Đánh giá tiến trình và của phương pháp giao rừng thí điểm có sự tham gia của người dân trên đất lâm nghiệp được giao tham gia của người dân trên đất lâm nghiệp được giao
Từ ngày 29 tháng 11 năm 2013, Ban quản lý dự án 3PAD đã triển khai cuộc hội thảo khởi động chương trình giao rừng có sự tham gia cấp huyện tại hội trường UBND huyện Na Rì. Hội thảo nhằm xác định các vấn đề về phân công nhiệm vụ giữa ban quản lý cấp tỉnh, ban quản lý cấp huyện, chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm, phòng TNMT, UBND huyện và đơn vị tư vấn.
Trong cuộc họp, đơn vị tư vấn đã trình bày tóm tắt quy trình 7 bước giao rừng có sự tham gia của người dân, ban quản lý cấp tỉnh đưa ra bảng phân công nhiệm vụ cho các bên liên quan và ban quản lý cấp huyện báo cáo kiết quả giao đất lâm nghiệp đã thực hiện trên địa bàn huyện Na Rì. Các bên tham gia đã đưa ra ý kiến đóng góp về hoạt động giao rừng. Cuối cùng, hội thảo thống nhất lịch triển khai hội thảo cấp xã, và hoàn tất công tác chuẩn bị gồm: thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, và thành lập tổ công tác xã.
Đến ngày 04 tháng 12 năm 2013, Ban quản lý dự án 3PAD đã tổ chức cuộc hội thảo khởi động chương trình giao rừng có sự tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn tại xã Quang Phong. Mục tiêu của hội thảo nhằm xác định những vấn đề có liên quan đến các cùng đất dự kiến giao của mỗi thôn/bản tại xã Quang phong, thống nhất về thời gian và kế hoạch thực hiện giao rừng, xác định trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện các hoạt động giao rừng trên địa bàn xã và đánh giá công tác chuẩn bị cho thực hiện giao rừng tại xã Quang Phong.
Tại cuộc hội thảo, đơn vị tư vấn đã trình bày khái quát về dự án, quy trình 7 bước thực hiện giao rừng có sự tham gia. Các bên tham gia đã đưa ra ý kiến về các vấn đề liên quan như: diện tích nào được ưu tiên giao, diện tích nào được giao và diện tích nào không được giao và cuối cùng đưa ra kế hoạch triển khai tiếp theo tại xã.
Để tiến trình giao rừng có sự tham gia đạt được kết quả tốt dự án đã sử dụng một phương pháp tiếp cận có sự tham gia thông qua các cuộc họp thôn/bản để khuyến khích sự tham gia của người dân trong quy hoạch sử dụng