tham gia của người dân trên đất lâm nghiệp được giao
Từ ngày 29 tháng 11 năm 2013, Ban quản lý dự án 3PAD đã triển khai cuộc hội thảo khởi động chương trình giao rừng có sự tham gia cấp huyện tại hội trường UBND huyện Na Rì. Hội thảo nhằm xác định các vấn đề về phân công nhiệm vụ giữa ban quản lý cấp tỉnh, ban quản lý cấp huyện, chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm, phòng TNMT, UBND huyện và đơn vị tư vấn.
Trong cuộc họp, đơn vị tư vấn đã trình bày tóm tắt quy trình 7 bước giao rừng có sự tham gia của người dân, ban quản lý cấp tỉnh đưa ra bảng phân công nhiệm vụ cho các bên liên quan và ban quản lý cấp huyện báo cáo kiết quả giao đất lâm nghiệp đã thực hiện trên địa bàn huyện Na Rì. Các bên tham gia đã đưa ra ý kiến đóng góp về hoạt động giao rừng. Cuối cùng, hội thảo thống nhất lịch triển khai hội thảo cấp xã, và hoàn tất công tác chuẩn bị gồm: thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, và thành lập tổ công tác xã.
Đến ngày 04 tháng 12 năm 2013, Ban quản lý dự án 3PAD đã tổ chức cuộc hội thảo khởi động chương trình giao rừng có sự tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD tỉnh Bắc Kạn tại xã Quang Phong. Mục tiêu của hội thảo nhằm xác định những vấn đề có liên quan đến các cùng đất dự kiến giao của mỗi thôn/bản tại xã Quang phong, thống nhất về thời gian và kế hoạch thực hiện giao rừng, xác định trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện các hoạt động giao rừng trên địa bàn xã và đánh giá công tác chuẩn bị cho thực hiện giao rừng tại xã Quang Phong.
Tại cuộc hội thảo, đơn vị tư vấn đã trình bày khái quát về dự án, quy trình 7 bước thực hiện giao rừng có sự tham gia. Các bên tham gia đã đưa ra ý kiến về các vấn đề liên quan như: diện tích nào được ưu tiên giao, diện tích nào được giao và diện tích nào không được giao và cuối cùng đưa ra kế hoạch triển khai tiếp theo tại xã.
Để tiến trình giao rừng có sự tham gia đạt được kết quả tốt dự án đã sử dụng một phương pháp tiếp cận có sự tham gia thông qua các cuộc họp thôn/bản để khuyến khích sự tham gia của người dân trong quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp. Để thực hiện có hiệu quả công tác này, khoá tập huấn cung cấp các kiến thức về và kỹ năng trong hoạt động giao rừng.
Các hoạt động chính tại các thôn điểm được tiến hành theo khung logic trong hợp đồng. Các điểm nổi bật mà tổ công tác phải hoàn thành được hướng dẫn trong sổ tay hướng dẫn hoạt động giao rừng có sự tham gia tại xã Quang Phong của huyện Na Rì gồm:
* Bước 1: Chuẩn bị
* Thành lập được ban chỉ đạo cấp huyện
- Trong giai đoạn này thành lập được Ban chỉ đạo cấp huyện, Chủ tịch UBND huyện ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo huyện về giao rừng. Vai trò chính của ban chỉ đạo cấp huyện là:
- Tham mưu cho UBND huyện về việc chỉ đạo công tác giao rừng và kế hoạch giao rừng có sự tham gia của người dân.
- Giám sát quá trình triển khai giao rừng có sự tham gia của người dân. - Cử cán bộ kỹ thuật của huyện tham gia Tổ công tác cấp xã.
- Phối hợp và liên kết các hoạt động giữa các cơ quan cấp tỉnh, huyện và cấp xã trong quá trình giao rừng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn cho các cán bộ chuyên môn huyện và UBND xã thực hiện đúng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, quy trình giao rừng có sự tham gia của người dân.
- Làm rõ các địa giới và giải quyết các tranh chấp về địa giới giữa các xã và các tổ chức trong huyện.
- Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về kết quả giao rừng, các thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
* Thành lập được tổ công tác xã
- Tổ công tác giao rừng xã Quang phong được thành lập trên cơ sở tổ công tác giao đất lâm nghiệp xã Quang phong, gồm các ông (bà) là trưởng thôn của các thôn trên địa bàn xã. Vai trò chính của tổ công tác trong bước này là:
Bảng 4.1: Vai trò trách nhiệm của tổ công tác giao rừng của xã Thành phần Vai trò và trách nhiệm chính
Chủ tịch/PCT UBND Xã
- Trưởng ban chỉ đạo
- Kiểm tra đối chiếu các thông tin và các hoạt động của hội đồng tư vấn xã và Tổ công tác giao rừng để trình UBND huyện.
Cán bộ địa chính xã
- Kiểm tra đối chiếu các thông tin về sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp trong xã.
Kiểm lâm trên địa bàn
- Đảm bảo các kế hoạch sử dụng rừng và giao rừng được thực hiện trong khuôn khổ các kế hoạch Phát triển lâm nghiệp của huyện.
- Tuyên truyền để người dân hiểu được vai trò và trách nhiệm của hộ gia đình được giao rừng.
Hội nông dân Hỗ trợ hướng dẫn cho nông dân và các thông tin cho cán Tổ công tác giao rừng về các vấn đề liên quan đến lâm nghiệp. Hội phụ nữ Đảm bảo sự tham gia của phụ nữ và hộ nghèo trong các
cuộc họp và các hoạt động về quy hoạch và sử dụng rừng. Cán bộ tư
pháp xã, Công an xã
Hỗ trợ trong việc giải quyết các tranh chấp về ranh giới về các hộ dân.
Cán bộ dự án 3PAD
- Thực hiện các kế hoạch từ ban 3PAD huyện - Hỗ trợ công tác lập kế hoạch và tổ chức thự hiện. Các trưởng
thôn
- Cung cấp thông tin cơ sở về hộ gia đình và đất lâm nghiệp trong thôn cho Tổ công tác giao rừng
- Hỗ trợ sự tham gia của các hộ dân vào việc thực hiện các hoạt động giao rừng.
Trong bước này cũng đã thu thập được các tài liệu và bản đồ liên quan đến công tác giao rừng ngoài ra để quá trình giao rừng diễn ra đúng kế hoạch ban chỉ đạo cấp huyện đa phối hợp với tổ tư vẫn của dự án 3PAD tiến hành tập huấn cho các thành viên của tổ công tác xã về công tác Giao rừng có sự tham gia của người dân về quá trình giao rừng, các bước, và các công cụ và kỹ năng thực hiện ở hiện trường.
Trong giai đoạn này đã được sự ủng hộ và chỉ đạo sát sao của ban chỉ đạo huyện, cùng với sự nỗ lực của các ban ngành và các trưởng thôn trong trên địa bàn xã đã thống nhất được quá trình giao rừng tại địa phương đã được hoàn thành. Tuy nhiên do chương trình giao rừng mới được triển khai thí điểm nên vẫn còn có số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
* Bước 2: Thống nhất triển khai giao rừng ở thôn – Họp dân lần 1
Tiến hành họp thôn để triển khai công tác giao rừng tại đia phương. Cuộc họp thôn gồm các thành viên trong tổ công tác xã và người dân của các thôn điểm của xã Quang Phong. Với mục tiêu khuyến khích sự tham gia của người dân.
- Cuộc họp diễn ra sôi nổi, các trưởng thôn đóng vai trò là người thúc đẩy trong cuộc họp.
- Trong cả buổi họp ngươi dân luôn được đặt ra các câu hỏi về vấn đề giao rừng cho tổ công tác xã và các câu hỏi cũng đã được giải đáp một cách cụ thể cho người dân. Cuối cùng đã thống nhất được với người dân kế hoạch triển khai giao rừng tại địa phương và chọn ra được một số người dân đại diện tham gia hỗ trợ tổ công tác giao rừng. Tuy nhiên một số người dân vẫn chưa thấy được lợi ích của việc giao rừng nên vẫn chưa thậtt sự quan tâm đến công tác giao rừng.
*Bước 3: Đánh giá nhanh nông thôn (PRA) có sự tham gia theo chủđề quản lý rừng
- Trong quá trình đánh giá người dân đã tham gia nhiệt tình cùng tổ tư vấn cung cấp đầy đủ các thông tin về kinh tế, xã hội của gia đình cũng như tình hình sử dụng rừng và đất rừng liên quan đến tài nguyên rừng của địa phương.
- Cùng người dân đã đưa ra được các giải pháp và một số đề xuất trong quản lý sử dụng rừng.
- Quá trình đánh giá đã nắm bắt được mong muốn, nguyện vọng của người dân trong việc sử dụng và quản lý rừng, người dân mong muốn được giao rừng theo từng hộ gia đình. Từ đó đã xác định được phương thức giao rừng cho ngươi dân. Tuy nhiên trong tiến trình đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) đã gặp không ít khó khăn trong giao tiếp và cách truyền đạt thông tin của người dân chưa được rõ ràng.
* Bước 4: Điều tra tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân
- Quá trình điều tra tài nguyên rừng do có sự tham gia của người dân nên rất thuận lợi cho tổ tư vấn thực hiện triển khai việc khoanh vẽ, đo đếm diện tích và trạng thái rừng, bởi vì các hộ dân là người nắm rõ về tình hình sử dụng rừng và đất rừng của họ.
- Người dân nhiệt tình tham gia cùng tổ tư vấn trong quá trình đo giao, là người cùng tham gia thực hiện việc đo giao và cũng chính là người giám sát tổ tư vấn trong suốt cả quá trình do đó người dân là chủ thể của cả quá trình như vậy sẽ đảm bảo được việc giao rừng diễn ra đúng kế hoạch. Tuy nhiên sự phối hợp giữa người dân và tổ tư vẫn chưa thực sự tốt.
* Bước 5: Thống nhất giải pháp giao rừng và tiến hành giao rừng tại thực địa
- Việc thống nhất giải pháp là rất quan trọng vi điều đó sẽ đảm bảo được tính khoa học cũng như là tính khả thi của quá trình giao rừng. Đồng thời việc đó sẽ giúp cho kế hoạch giao rừng diễn ra đúng tiến dộ. Trong bước này để tiến hành giao rừng chúng ta cần phải xác định rõ ranh giới thực địa.
- Sự tham gia đầy đủ các các hộ dân nhận rừng, có đất ở khu vực giao và các khu vực giáp ranh là rất quan trọng. Vì thế các hộ gia đình hoặc các nhóm hộ cần tham gia xác định ranh giới, đo đạc diện tích lô rừng trên thực địa. Các hộ được nhận rừng phải có mặt khi tiến hành giao rừng tại thực địa và xác định ranh giới giữa các hộ. Tổ công tác xã cũng đã tổ chức và huy động mọi người dân trong thôn/bản hỗ trợ tham gia quá trình giao rừng tại thực địa.
- Sau khi các hộ thống nhất vị trí và ranh giới lô rừng, tổ công tác xã và đơn vị tư vấn sẽ dùng bản đồ thực địa, GPS, thước dây (nếu cần) để đo, vẽ, đánh số, xác định ranh giới các lô theo từng hộ trên bản đồ để đảm bảo tính chính xác các khu rừng của từng hộ dân.
- Sau khi đã xác định xong ranh giới giữa các lô rừng trên thực địa, đơn vị tư vấn và cán bộ địa chính xã sẽ lập sơ đồ giao rừng của thôn/bản và tính toán diện tích các lô rừng. Sử dụng máy GPS để xác định thì vị trí đang đứng sẽ được xác nhận trực tiếp trên sơ đồ và sau này được hợp thành dữ liệu kỹ thuật số để tính toán diện tích. Quá trình này sẽ giúp cho quá trình lập hồ sơ giao rừng cho người dân để đảm bảo lợi ích cho người dân sau khi được giao rừng.
- Để thống nhất được giải pháp giao rừng một cuộc họp thôn lần thứ 2 được tiến hành, người dân và tổ công tác cùng nhau bàn bạc thảo luận, đưa ra các ý kiến về các phương pháp giao rừng.
- Các bên liên quan đã thống nhất được các giải pháp giao rừng và tiến hành giao rừng tại thực địa. Trong qúa trình đo giao người dân được tham gia trực tiếp đo giao cùng tổ tư vấn và người dân cũng là người nắm rõ về các loài cây bản địa nên nên việc lấy thông tin về các loài cây rất thuận lợi nên công việc đo giao cũng hiệu quả hơn. Tuy nhiên do đây là mô hình thí điểm đầu tiên nên rất khó đưa ra được một phương pháp giao rừng hoàn thiện nhất và trong quá trình đo giao người dân còn gặp khó khăn trong việc sử dụng một số thiết bị hiện đại và do đặc trưng của cấu trúc rừng nên việc đo chiều cao của cây chưa thật sự chính xác nên kết quả đạt được chưa cao.
* Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ giao rừng
- Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ giao rừng cần được rà soát lại một cách cụ thể và chính xác về ranh giới từng khu rừng của từng chủ hộ và cần được sự đồng thuận của các bên tránh sự mẫu thuẫn giữa các bên liên quan.
* Bước 7: Thẩm định hồ sơ giao rừng, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng rừng.
- Việc giao rừng do mới được triển khai đang trong tiến trình hoàn thành nên việc thẩm định hồ sơ giao rừng, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng rừng cần phải có thời gian để đánh giá. Để quá trình nay diễn ra đúng tiến độ kế hoạch cần thực hiện theo một số đề xuất sau:
- Do việc thẩm định hồ sơ giao rừng là một việc rất quan trọng để đảm
huyện, tổ công tác xã và đại diện các chủ sử dụng rừng đồng thời phải tuân thủ đúng các nguyên tắc thẩm định giao rừng sau:
- Có sự tham gia của đối tượng nhận rừng, người dân đồng ý và nhận thức đúng về giao rừng
- Tuân theo pháp lý và chính sách giao rừng của Chính phủ và địa phương - Trước khi họp thẩm định, có đánh giá tại hiện trường để lấy ý kiến của người dân nhận rừng.
- Nội dung thẩm định phải công bằng trong khi giao về quy mô, vị trí cho các đối tượng, phương thức giao phù hợp với điều kiện địa phương và phương án phải có tính khả thi, hiệu quả và bền vững.
- Ngoài ra việc thẩm định hồ sơ giao rừng và cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng rừng cần được sự thống của các ban ngành liên quan và người dân và cần có các chính sách cụ thể hướng dẫn người dân sử dụng rừng sau khi được đo giao.
* Nhận xét chung về tiến trình giao rừng có sự tham gia tại các thôn
điểm của xã Quang Phong.
- Nhìn chung việc giao rừng ở các thôn điểm xã Quang Phong đã diễn ra thuận lợi, quá trình giao rừng được theo đúng trình tự và kế hoạch.
- Việc giao rừng được phổ biến trước các cuộc họp thôn và được sự tham gia của người dân đặc biệt là các hộ gia đình nghèo và phụ nữ.
- Trong các cuộc họp người dân có quyền tham gia, thảo luận ý kiến, có quyền hỏi và bắt buộc những cán bộ phải trả lời những thắc mắc cho người dân trong công tác giao rừng.
- Người dân được truyền đạt về quyền và trách nhiệm của họ khi được giao rừng.
- Việc giao rừng được căn cứ tiềm năng đất đai bảo vệ tài sản rừng và hưởng hợi bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Tuy nhiên việc giao rừng có sự tham gia do mới được triển khai thực hiện nên cần phải có thời gian để đánh giá phương pháp cũng như tính hiệu quả của giao rừng.