Tĩnh đô vương (Trịnh Sâm, 1767-1782)

Một phần của tài liệu Tóm tắt niên biểu Lịch sử Việt Nam (Trang 63)

Trịnh Sâm là con trưởng của Trịnh Doanh. Năm ất Sửu (1745) Sâm được lập làm Thế tử. Trịnh Doanh cử hai tiến sĩ danh tiếng là Dương Công Chú và Nguyễn Hoàn làm tư giảng cho Trịnh Sâm.

Năm Đinh Hợi (1767). Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm lên ngôi chúa, tiến phong là Nguyên soái Tổng quốc chính Tĩnh đô vương...

Trịnh Sâm là người cứng rắn, thông minh, quyết đoán. Khi lên ngôi chúa, Trịnh Sâm cho sửa đổi kỷ cương, chính sự cả nước vì cho rằng phép tắc của triều trước là nhỏ hẹp, nay Sâm muốn làm to rộng hơn, nên phần nhiều tự quyết đoán, không theo phép cũ.

Năm Kỷ Sửu (1769), sau hai năm lên ngôi vì ghen ghét tài năng, đức độ và địa vị của Thái tử Duy Vĩ, Sâm đã vu tội cho Thái tử, sai người bắt giữ, truất ngôi và tống giam, chết trong ngục.

Năm Canh Mão (1770), sau khi đánh tan Lê Duy Mật, buộc Duy Mật tự tử, Trịnh Sâm kiêu mãn, cho mình có công lớn nên tự tiến phong là Đại nguyên soái tổng quốc chính, Thượng sư thượng phụ, Duệ đoán văn công võ đức Tĩnh đô vương.

Năm Giáp Ngọ (1774), để khuếch trương thanh thế, Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc làm thống tướng đem quân vào Nam đánh chúa Nguyễn, tháng 10 năm đó, Sâm đích thân cầm quân kéo vào Thuận Hóa, chiếm được Thuận Hóa và đặt quan cai trị đất Thuận Quảng, trong đó có Lê Qúy Đôn, tác giả sách ''Phủ biên tạp lục".

Trịnh Sâm sau khi đã dẹp yên các cuộc khởi nghĩa, bốn phương yên ổn, kho đụn đầy đủ, dần dần sinh bụng kiêu căng: xa xỉ, kén nhiều thần phi thị nữ, mặc ý vui chơi thỏa thích.

Đặng Thi Huệ là nữ tỳ của tiệp dư Trần Thị Vinh, ả mắt phượng mày ngài, vẻ người rất xinh đẹp và hấp dẫn. Trịnh Sâm trông thấy đem lòng yêu mến đặc biệt.

Đặng Thị Huệ được sống với chúa như vợ chồng. Xe hiệu quần áo của ả đều được sắm sửa như của chúa. Để chiều lòng người đẹp, mỗi năm cứ đến tết Trung Thu là cho tổ chức đêm ''Hội Long Trì" treo hàng ngàn chiếc đèn lồng, trông xa tựa hàng vạn ngôi sao sáng để vui chơi thỏa thích.

Chúa Trịnh Sâm còn gả con gái yêu cho em trai Thị Huệ là Đặng Mậu Lân, một tên ,du côn ỷ quyền thế chuyên cướp bóc, cưỡng hiếp phụ nữ giữa phố phường.

Đặng Thị Huệ còn liên kết với Huy quận công Hoàng Đình Bảo gạt bỏ Thế tử Trịnh Khải (con cả của Trịnh Sâm) lập Trịnh Cán (con của Thị Huệ) làm thế tử mới 5 tuổi.

Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, thọ 44 tuổi, ở ngôi chúa 15 năm.

Một phần của tài liệu Tóm tắt niên biểu Lịch sử Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w