Tướng quân Trần Nguyên Hãn

Một phần của tài liệu Tóm tắt niên biểu Lịch sử Việt Nam (Trang 54 - 57)

Trần Nguyên Hãn là một trong những người khai quốc công thần bậc nhất của triều Lê sơ. Trần Nguyên Hãn là con Trần Án, cháu nội của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

Để mưu việc cướp ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thẳng tay sát hại tôn tộc nhà Trần. Trước hoạ tru diệt huyết thống, năm Ất Sửu (1385), bà Lê Thị Hoàn đang lúc bụng mang dạ chửa đã phải chạy lên lánh nạn ở trang Sơn Đông (nay là xã Sơn Đông huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phú), ngay sau khi chồng là Trần án và con trai cả bị Hồ Quý

Ly sát hại. Bà cầu mong đứa con trong bụng sẽ là đứa con trai có tài cao, đức rộng, mai sau có thể rửa được thù nhà. Mong ước ấy bước đầu đã đạt được. Bà sinh Trần Nguyên Hãn vào lúc gia đình tan nát, sống trong cảnh thiếu thốn. Mặc dù là quý tộc nhưng bà không quản nắng mưa, tần tảo để nuôi con nên người.

Trần Nguyên Hãn từ bé đã thông minh xuất chúng, học đâu nhớ đấy và ngày càng tỏ rõ là người có chí lớn. Bà đã rau cháo nuôi con đi học, mua binh thư cho con nghiền ngẫm, bà thường kể cho con nghe về công lao to lớn của tổ tông và mối thù nhà, bà khuyên dạy Trần Nguyên Hãn phải chịu khó rèn văn, luyện võ.

Trần Nguyên Hãn lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, quân Minh đã chiếm được nước ta, chúng thi nhau cướp bóc, giết hại dân lành. Nhiều lúc Trần Nguyên Hãn đã bầm gan tím ruột, nhưng cố nuốt hận, ra sức học tập văn võ, binh thư để mong mai sau "đền nợ nước, trả thù nhà".

Thấy con đã trưởng thành và có chí lớn, bà Lê Thị Hoàn trao cho con "thanh kiếm gia truyền" của cụ tổ bảy đời là Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải.

Bà nghiêm nghị nhìn con, nói:

- Cha con quý thanh bảo kiếm này hơn cả tính mạng mình. Cụ tổ bảy đời đã dùng nó để đánh giặc Nguyên - Mông. Nay giặc Minh sang giày xéo đất nước, giết hại dân mình, con là người có chí, có tài, hãy biết giữ lấy nó, làm rạng danh cho tổ tông.

Trần Nguyên Hãn quỳ xuống đỡ lấy kiếm quý, giọng nghẹn ngào nói:

- Con hiểu lòng mẹ. Con sẽ không để danh tiếng của thanh bảo kiếm này mai một. Con sẽ mài cho nó thêm sắc và dùng vào việc đại nghĩa.

Trần Nguyên Hãn bí mật chiêu tập trai tráng trong vùng Sơn Đông, lấy Rừng Thần làm nơi luyện tập để chờ thời cơ đánh giặc cứu nước.

Năm 1415, Trần Nguyên Hãn dẫn đầu nghĩa quần Rừng Thần hạ được thành Tam Giang, làm cho quân Minh phải kinh hồn bạt vía. Nghĩa quân của Trần Nguyên Hãn làm chủ cả vùng Bạch Hạc (Vĩnh Phú).

Gần tết năm Mậu Tuất (1418), giữa lúc Lê Lợi, Nguyễn Trãi và trên ba chục võ tướng đang dốc sức cho ngày khởi nghĩa thì tin vui chợt đến: danh tướng Trần Nguyên Hãn - người đã từng làm cho quân Minh kinh hồn bạt vía - đem 200 quân cùng hàng trăm ngựa chiến từ vùng Bạch Hạc về tụ nghĩa với nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi cùng các tướng thân ra ngoài đón Trần Nguyên Hãn và nghĩa quân Rừng Thần.

Trần Nguyên Hãn đem quân theo về phò Lê Lợi và đã có nhiều đóng góp to lớn cho cuộc kháng chiến chống quân Minh.

Theo sáng kiến của Trần Nguyên Hãn, một mặt đánh chiếm Nghệ An, Thanh Hoá, mặt khác Trần Nguyên Hãn được Lê Lợi cử đem một nghìn quân đánh chiếm Tân Bình, Thuận Hoá để mở rộng địa bàn hoạt động và để nghĩa quân tránh thế bị đánh cả hai đầu. Dưới sự chỉ huy tài giỏi của Trần Nguyên Hãn, chỉ trong ít ngày, toàn bộ vùng Tân Bình, Thuận Hoá được khôi phục. Theo lệnh của Trần Nguyên Hãn, nghĩa quân lấy kho lương của giặc cấp phát cho dân đang bị nạn đói. Nhân dân trong vùng vô cùng cảm ơn cứu mệnh của nghĩa quân Lam Sơn, hâm mộ tài đức của Trần Nguyên Hãn, hai vạn trai tráng các nơi kéo đến xin theo nghĩa quân.

Trong đợt phản công đánh quân Minh, Trần Nguyên Hãn được cử thống lãnh các lực lượng thuỷ binh đánh mũi phía đông. Lê Lợi tự chỉ huy đại quân đánh mũi phía tây, cả hai cánh quân phối hợp đánh dốc vào Đông Quan giết được nhiều giặc, buộc Vương Thông phải rút vào thành cố thủ.

đạo sang cứu viện.

Lập tức Lê Lợi cho triệu các tướng đến bản doanh, rồi theo kế của quân sư Nguyễn Trãi, quyết định:

- Đánh thành Đông Quan lúc này là hạ sách, thành kiên cố vững chắc đánh hàng tháng, hàng năm không hạ nổi, quân ta sức mệt, chí nản. Nếu viện binh của giặc đến thì mặt trước mặt sau ta đều bị giặc đánh, đó là con đường nguy. Sao bằng nuôi lấy sức quân, giữ lấy nhuệ khí để đợi viện binh giặc. Viện binh giặc bị phá thì quân trong thành tất phải hàng. Làm một việc được cả hai, đó mới là toàn kế vậy.

Nguyễn Trãi bàn thêm:

- Trong hai đạo viện binh thì đạo của An viễn hầu Liễu Thăng cậy có quân lắm ngựa nhiều cần phải dốc sức đánh trước. Muốn diệt được đạo quân này, trước hết phải hạ được thành Xương Giang đã. Bởi vì thành này nằm trên lộ Lạng Sơn đến Đông Quan. Đánh Xương Giang là đánh thông đường để đại binh ta lên Lạng Sơn chặn giặc.

Lê Lợi nóng nảy:

- Ta đã phái các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú phối hợp với quân dân Lạng Sơn, Khoái Châu vây đánh thành Xương Giang cùng với các tướng Trần Lựu, Lê Bôi đi đánh Khâu Ôn từ mấy tháng nay rồi. Thành Khâu Ôn đã hạ được mà thành Xương Giang thì chưa. Các tướng ấy sao nỡ phụ lòng ta đến thế!

Trần Nguyên Hãn nói:

- Tâu vương thượng, Xương Giang là một thành kiên cố. Tường thành cao và dày. Ngoài thành có hào sâu bốn bề bao bọc, địa thế lại hiểm trở.

- Quân giặc ở đấy có bao nhiêu? Lê Lợi dịu giọng hỏi Trần Nguyên Hãn.

- Giặc không đông lắm. Nhưng tướng giặc gồm bọn Kim Dận, Lý Nhậm, Cố Phúc, Phùng Trí là bọn am hiểu binh thư, lại cố chết chống lại. Bọn giặc ấy cũng đã bắt hàng vạn sĩ dân vào thành làm bia đỡ đạn nên việc đánh thành thật là khó.

- Quan Tư đồ lại phải ra tay mọt phen mới được - Lê Lợi nói, dáng quả quyết - phải hạ được thành Xương Giang trước khi viện binh của Liễu Thăng đến. Tình thế gấp lắm rồi. Quan Tư đồ hãy sửa soạn đi ngay.

Lại một lần nữa, Trần Nguyên Hãn vâng mệnh Lê Lợi đem quân đến một mặt trận khó khăn và quan trọng. Vừa đến Xương Giang, Trần Nguyên Hãn đã ra sức khích lệ quân dân quyết hạ thành bằng được. Là người tinh thông binh pháp và có tài dụng binh, sau khi đi xem xét địa thế. Trần Nguyên Hãn đã có một kế sách đánh thành rất táo bạo.

Ngày 8 tháng 9 năm Đinh Mùi (1427), kế đánh thành thần diệu đặt dưới quyền thống lĩnh của Trần Nguyên Hãn đã diễn ra nhanh chóng và quyết liệt. Kế đánh kỳ diệu của Trần Nguyên Hãn, lòng dũng cảm vô song của dân chúng và nghĩa quân Lam Sơn, đã buộc giặc phải quỳ gối đầu hàng. Chiến trận diễn ra chưa đầy 1 giờ. Các tướng giặc đều bị bắt sống và bị giết trong đám loạn quân.

Tin thắng trận nhanh chóng bay về Đông Quan ngoài dự đoán của Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Lê Lợi phấn khởi nói: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đại Tư đồ Trần Nguyên Hãn không phụ lòng ta. Tài cầm quân của quan Đại Tư đồ quả là bản triều không ai sánh được. Ta không ngờ thắng nhanh đến thế. Ta lại phải phái quan Tư đồ lên Chi Lăng chặn Liễu Thăng một

phen mới xong.

Theo lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn lại một lần nữa thể hiện tài năng cầm quân xuất chúng của mình. Ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi, Liễu Thăng kiêu ngạo tự đốc xuất quân tiên phong từ ải Pha Luỹ tràn xuống Chi lăng. Lập tức Trần Nguyên Hãn, Lê Sát tung quân ra phục đánh, chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên. Các trận đánh diệt viện binh diễn ra suốt tuyến đường từ Chi Lăng về Xương Giang. Nghĩa quân Lam Sơn dưới sự chỉ huy của viên dũng tướng tài giỏi, dày dạn kinh nghiệm, chỉ trong 25 ngày đã đánh bại 10 vạn viện binh hùng tướng mạnh của nhà Minh. Trong chiến công vang dội ấy, Trần Nguyên Hãn nổi lên như ngôi sao sáng chói.

Cuộc kháng chiến chống quân Minh hoàn toàn thắng lợi sau 10 năm gian khổ, vào sinh ra tử có công lao to lớn của Trần Nguyên Hãn. Tháng 11 năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi mở đại hội các quan văn võ luận ban công thưởng đã phong cho Trần Nguyên Hãn chức Tả tướng quốc (chức quan võ cao nhất lúc đó).

Một phần của tài liệu Tóm tắt niên biểu Lịch sử Việt Nam (Trang 54 - 57)