Phương pháp complexon:

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa phân tích phần 2 đh đà lạt (Trang 41 - 43)

Complexon là tên gọi chung của các dẫn xuất của các acid aminopolycarbocylic, cĩ nhiều loại complexon, nhưng trong phân tích thường dùng complexon III (cịn gọi là EDTA) là acid EtylenDiaminTetraAcetic viết tắt H4Y

Nhưng do H4Y ít tan trong nước nên trong thực tế người ta hay dùng muối dinatri của nĩ gọi là complexon III (cịn gọi là Trilon B) viết tắt Na2H2Y

Các complexon tạo phức bền với hàng chục ion kim loại. Các phản ứng này thỏa mãn các điều kiện của phản ứng dùng trong phân tích thể tích. Vì vậy phương pháp này rất phổ biến.

HOOC HOOC COOH COOH CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 N N HOOC COOH CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 N N NaOOC COONa

1.Nguyên tắc của phương pháp:

Complexon III phân ly hồn tồn trong nước tạo thành: Na2H2Y 2Na+ + H2Y2-

Vì vậy nĩi đến dung dịch complexon III là nĩi đến H2Y2-

Trong phương pháp này cần phải sử dụng những chất chỉ thị màu kim loại để nhận ra điểm tương đương. Như vậy khi cho chỉ thị vào dung dịch cần phải phân tích thì ion kim loại cần xác định sẽ phản ứng với chỉ thị tạo thành một phức cĩ màu. Khi chuẩn bằng H2Y2- thì thuốc thử này sẽ đẩy chỉ thị ra khỏi phức màu vừa tạo thành để tạo thành phức MeY2- khơng màu bền hơn. Như vậy ở điểm cuối của phép chuẩn độ, chất chỉ thị màu kim loại ở dạng tự do sẽ được giải phĩng ra. Vì vậy khi dung dịch chuyển từ màu của phức giữa chỉ thị với kim loại sang hẳn màu của chỉ thị tự do thì đĩ là thời điểm kết thúc chuẩn độ. Do đĩ điều kiện cần thiết cho việc chuẩn complexon trực tiếp là hằng số bền của phức giữa kim loại với H2Y2- phải lớn hơn độ bền của phức giữa kim loại với chỉ thị.

Khi dùng phương pháp này để chuẩn các kim loại hĩa trị 3, 4 thì nên tiến hành trong mơi trường acid vì các complexonnat của kim loại hĩa trị 3, 4 chỉ bền trong mơi trường acid cịn trong mơi trường kiềm chúng dễ dàng thủy phân tạo ra các phức hydroxo. Cịn ngược lại các complexon nat của kim loại hĩa trị 2 chỉ bền trong mơi trường kiềm . Do đĩ đối với mỗi ion kim loại cần phải tiến hành chuẩn độ trong mơi trường cĩ pH thích hợp. Dù các ion kim loại cĩ hĩa trị khác nhau

nhưng 1 ion gam kim loại luơn luơn tương tác với 1 ion gam complexon III đồng thời giải phĩng ra 2H+.

Me2+ + H2Y2- MeY2- + 2H+ Me3+ + H2Y2- MeY- + 2H+ Me4+ + H2Y2- MeY + 2H+

Cho nên đương lượng gam của kim loại và complexon đều bằng phân tử

lượng của chúng chia cho 2.

2.Các chỉ thị thường dùng trong chuẩn độ complexon:

Để nhận ra điểm tương đương trong phương pháp complexon người ta hay dùng nhất là các chỉ thị màu kim loại, đĩ là những chất màu hữu cơ cĩ khả năng tạo với ion kim loại phức (càng cua) cĩ màu, và trong những điều kiện xác định màu của phức đĩ khác với màu của chất chỉ thị tự do.

Các chất chỉ thị màu kim loại thường là những acid yếu hoặc baz yếu, vì vậy màu của chỉ thị cũng phụ thuộc vào pH của dung dịch. Do đĩ khi chuẩn một ion

kim loại nào đĩ bằng phương pháp complexon cần chọn pH thích hợp để phản ứng tạo phức giữa ion kim loại và complexon III xảy ra hồn tồn và màu của chỉ thị tự do phải tương phản với màu của phức giữa nĩ với ion kim loại để dễ nhận ra diểm tương đương vì thế cần dùng những dung dịch đệm.

Những chỉ thị thường dùng gồm :

a) Eriocrom T đen (ETOO hoặc NET)

Là một đa acid yếu ký hiệu là H3Ind. Trong dung dịch nước nĩ phân ly và cĩ màu thay đổi theo pH

H3Ind H2Ind- HInd2- Ind3-

Đỏ Xanh biếc Da cam

Trong khoảng pH từ 7 ÷ 11 chỉ thị này tồn tại ở dạng HInd2- cĩ màu xanh cịn phức của các ion kim loại với chỉ thị cĩ màu đỏ (sự chuyển màu đỏ- xanh hoặc xanh - đỏ là tương phản) vì vậy khi dùng chỉ thị này người ta hay tiến hành ở mơi trường pH = 10. Ở pH này chỉ thị (HInd2- ) sẽ tạo với ion kim loại phức cĩ màu đỏ nho

Me2+ + HInd2- MeInd- + H+

Xanh Đỏ nho

Khi chuẩn bằng complexon III phức MeInd- bị phá vì ion kim loại kết hợp với complexon III tạo thành một phức bền hơn cịn HInd2- được giải phĩng ra và tích lũy lại trong dung dịch làm cho dung dịch cĩ màu xanh

MeInd- + H2Y2- MeY2- + HInd2- + H+ Đỏ nho Xanh

Vậy kết thúc chuẩn độ khi dung dịch chuyển từ màu đỏ nho sang xanh biếc, để duy trì pH từ 8 ÷ 10 người ta thường dùng hệ đệm NH4OH - NH4Cl

b) Murexit:

Thường viết tắt là H4Ind- trong nước nĩ phân ly như sau: H4Ind- H3Ind2- H2Ind3-

Tím hồng Tím Xanh tím pH < 9 : chỉ thị cĩ màu tím (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pH > 9 : chỉ thị cĩ màu xanh tím

Tùy theo những kim loại khác nhau mà phức tạo thành giữa chỉ thị này với ion kim loại sẽ cĩ màu khác nhau, chẳng hạn chỉ thị này sẽ tạo với Ca2+ một phức cĩ màu đỏ, với Co2+, Ni2+, Cu2+ phức cĩ màu vàng. Vì vậy để tạo sự chuyển màu tương phản thì khi chuẩn Ca2+ bằng complexon III với chỉ thị murexit nên tiến hành ở mơi trường pH > 9 thì sẽ kết thúc chuẩn độ khi dung dịch chuyển từ đỏ sang xanh tím ( rõ hơn sự chuyển từ đỏ sang tím hồng ) đơi khi tiến hành ở những pH = 9 sẽ chuyển từ màu đỏ sang tím. Khi chuẩn Co2+, Ni2+ , Cu2+ thì tiến hành ở mơi trường pH < 9 (cụ thể từ 7 ÷ 8) thì kết thúc chuẩn độ khi dung dịch chuyển từ vàng sang tím.

c) Acid Sulfosalicylic:

Viết tắt là H3Ind (đơi khi người ta viết H2Sal) dung dịch của nĩ khơng màu, chỉ thị này dùng trong quá trình chuẩn độ Fe3+ trong mơi trường acid, vì ở pH = 1 ÷ 3 chỉ thị này tạo với Fe3+ một phức cĩ màu tím đậm. Kết thúc chuẩn độ khi dung dịch chuyển từ màu tím sang vàng (rất nhạt).

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa phân tích phần 2 đh đà lạt (Trang 41 - 43)