Các phương pháp chuẩn độ phức chất:

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa phân tích phần 2 đh đà lạt (Trang 40 - 41)

Các phương pháp chuẩn độ phức chất dựa trên phản ứng tạo phức của các chất. Trong phân tích thể tích người ta thường dùng các phương pháp tạo phức sau:

1.Phương pháp thủy ngân II:

Dựa vào phản ứng tạo phức giữa ion Hg2+ với các anion Cl-, Br-, I-, CN-. Ví dụ: Hg2+ + Cl- HgCl+

HgCl+ + Cl- HgCl2 Hg2+ + 4I- HgI42-

Để nhận ra điểm tương đương người ta thường dùng các chỉ thị: - Điphenylcarbazit ở mơi trường pH = 1,5 ÷ 2

- Điphenylcarbazon ở mơi trường pH = 2,0 ÷ 3,5

Vì ở những pH này Hg2+ mới tạo phức được với chỉ thị những phức cĩ màu xanh tím. Cho nên điểm tương đương là điểm bắt đầu xuất hiện màu xanh tím của phản ứng giữa thủy ngân với chỉ thị.

Phương pháp này rất ít được sử dụng nên trong phạm vi giáo trình này ta khơng xét đến.

2.Phương pháp Bạc:

Người ta chuẩn độ dung dịch cyanua (CN-) bằng dung dịch AgNO3:

- Trước diểm tương đương: trong dung dịch cĩ dư CN- nên xảy ra phản ứng tạo phức sau:

Ag+ + 2CN- Ag(CN)2-

- Sau khi CN- đã phản ứng hết với Ag+, nếu tiếp tục thêm Ag+ vào dung dịch thì sẽ xảy ra phản ứng tạo kết tủa trắng:

Ag+ + Ag(CN)2- Ag[Ag(CN)2] ↓ trắng

Sự xuất hiện kết tủa trắng làm đục dung dịch và đĩ là dấu hiệu chỉ thị cho việc kết thúc sự chuẩn độ. Phương pháp này cũng ít sử dụng nên khơng xét.

3.Phương pháp complexon:

Phương pháp này dựa trên khả năng tạo phức bền giữa ion kim loại cần xác định với các thuốc thử hữu cơ cĩ tên gọi chung là complexon, đây là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong phân tích nên chúng ta xét kỹ phương pháp này.

Một phần của tài liệu Giáo trình hóa phân tích phần 2 đh đà lạt (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)