Quy trình thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động thu nhập của lao động khu vực kinh tế phi chính thức tại TPHCM năm 2014 (Trang 25)

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan

Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng Kiểm định các giả thiết

đã đề ra

Phân tích tương quan, hồi quy

đa biến

Kết luận

3.2 Mô hình nghiên cứu và giải thích các biến, kỳ vọng dấu. 3.2.1. Mô hình nghiên cứu

Từ mô hình nghiên cứu sơ bộ đề xuất, có 14 biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động.

Mô hình nghiên cứu dạng tổng quát:

Ln Y = β0 + β1X1 + β2 X2 + ...+ β14X14 + e

Trong đó: Ln Y là biến phụ thuộc β 0: là hệ số gốc (hằng số) X1 …X14: là các biến độc lập

β 1… β 14: là các hệ số hồi quy của các biến số e là sai số ngẫu nhiên

Mô hình nghiên cứu chi tiết:

Ln Y (thu nhập hằng tháng của người lao động) = β0 + β1 giới tính của người lao động + β2 tuổi của người lao động + β3 trình độ học vấn của người lao động + β4 kinh nghiệm của người lao động + β5 tình trạng hôn nhân của người lao động+ β6 thành phần dân tộc của người lao động + β7 tình trạng di cư của người lao động + β8 tình trạng cư trú (thành thị - nông thôn) của người lao động + β9 số giờ làm việc người lao động + β10 ngành kinh doanh của người lao động + β11 việc làm trước đây của người lao động + β12 quy mô hộ + β13 địa điểm kinh doanh của người lao động + β14 có làm thêm việc + e.

3.2.2 Giải thích các biến, kỳ vọng dấu

Y (Thu nhập bình quân hằng tháng của người lao động): Đây là một biến định lượng (Đơn vị tính: Ngàn đồng/tháng). Biến này lấy Ln của thu nhập bình quân hằng tháng của người lao động.

 X1 (Giới tính): Đây là biến giả. Biến này nhận giá trị là 1 nếu người lao động là nam giới, nếu lao động là nữ giới sẽ nhận giá trị là 0. Biến này kỳ vọng mang dấu dương (+). Nghĩa là nam sẽ có xu hướng có thu nhập bình quân cao hơn nữ giới vì nam giới thường có mối quan hệ xã hội rộng rãi hơn so với nữ giới, dễ tìm việc làm có khoản thu nhập cao hơn nữ.

 X2 (Tuổi của lao động): Đây là biến định lượng, được đo bằng số năm sống của người lao động. Biến này kỳ vọng mang dấu dương, nghĩa là tuổi của người lao động có mối tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (Thu nhập bình quân). Thông thường, người lao động còn trong độ tuổi lao động có độ tuổi càng cao đồng nghĩa với kinh nghiệm trong công việc nhiều hơn và năng suất lao động cao hơn đồng thời những người này thích những nghề nghiệp mang tính tự do cao vì thế dễ dàng chọn việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức.

 X3 (Trình độ học vấn): Trình độ học vấn của lao động được đo bằng số năm đi học của lao động (số năm). Biến này được kỳ vọng dấu dương (tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc). Người lao động có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tìm kiếm những công việc có thu nhập cao càng lớn, cũng như năng suất lao động càng cao.

 X4 (Kinh nghiệm): Đây là biến giả, biến này được mã hóa như sau: có kinh nghiêm = 1, khác - 0. Biến này cũng kỳ vọng mang dấu dương, nghĩa là có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (Thu nhập bình quân). Thông thường, người lao động có kinh nghiệm làm việc dễ dàng tìm việc làm có thu nhập cao. Đồng thời, kinh nghiệm làm việc của người lao động giúp hiệu quả và năng suất lao động của họ cũng cao hơn những lao động không có kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm ít hơn.

 X5 (Tình trạng hôn nhân): Đây là biến giả. Trên thực tế tình trạng hôn nhân có nhiều dạng như: Đang có vợ/chồng, đang ly thân, đã ly hôn, độc thân,... Tuy nhiên, để đơn giản, biến này được mã hóa như sau: những lao động đang có vợ/chồng nhận giá trị bằng 1, còn lại những tình trạng khác nhận giá trị bằng 0. Biến này cũng kỳ vọng mang dấu dương, nghĩa là có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (Thu nhập bình quân). Thông thường, người lao động có gia đình thường phải chịu áp lực tài chính gia đình nhiều, phải nổ lực làm việc nơi nào có thu nhập cao, ổn định, chịu khó làm thêm việc, làm thêm giờ... để gia tăng thu nhập hay tiền lương của mình.  X6 (Thành phần dân tộc): Biến thành phần dân tộc là biến giả. Trên thực tế thành phần dân tộc của Việt Nam rất đa dạng như: dân tộc Kinh, Khơ Me, Chăm, ...Tuy nhiên, để đơn giản, biến này được mã hóa như sau: những lao động có nguồn gốc là dân tộc Kinh nhận giá trị bằng 1, còn lại những dân tộc khác nhận giá trị bằng 0. Biến này cũng kỳ vọng mang dấu dương, nghĩa là có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (Thu nhập bình quân). Thông thường, người lao động dân tộc

Kinh phổ biến ở Việt Nam, họ có điều kiện học tập, tìm việc,.. dễ hơn những dân tộc khác.

 X7 (Di cư): Biến di cư là biến giả. Biến này được mã hóa như sau: những lao động di cư từ nơi khác đến Thành phố HCM dưới 6 tháng nhận giá trị bằng 1, còn lại nhận giá trị bằng 0. Biến này kỳ vọng mang dấu âm, nghĩa là có mối quan hệ tương quan nghịch với biến phụ thuộc Y (Thu nhập bình quân). Trong phạm vi đề tài này, di cư được định nghĩa là những người 15 tuổi trở lên chuyển từ tỉnh khác đến TP HCM trong vòng 12 tháng trước thời điểm điều tra. Thông thường, người lao động di cư từ nơi khác đến có hạn chế về thông tin việc làm, nghề nghiệp,... do đó họ thường làm những công việc có thu nhập thấp.

 X8 (Thành thị - nông thôn): Biến thành thị - nông thôn là biến giả. Biến này nhận giá trị bằng 1 nếu người lao động đang cư trú tại khu vực là thành thị, nhận giá trị bằng 0 nếu người lao động đang cư trú tại khu vực nông thôn. Biến này kỳ vọng mang dấu dương (+), nghĩa là có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (Thu nhập bình quân). Thông thường, người lao động cư trú trong khu vực thành thị có nhiều cơ hội kiếm việc làm và làm những công việc có thu nhập cao hơn. Đồng thời, khu vực thành thị cũng có nhiều việc làm hơn khu vực nông thôn.

 X9 (Số giờ làm việc – giờ/tuần): Biến này là biến định lượng được đo bằng tổng số giờ làm việc bình quân của người lao động trong 1 tuần. Biến này được kỳ vọng mang dấu dương vì số giờ làm việc càng nhiều thì thu nhập càng cao, người lao động có thể nhận thêm tiền lương làm thêm giờ, ngoài giờ.

 X10 (Ngành kinh doanh): Đây là biến giả. Biến này nhận giá trị bằng 1 nếu người lao động đang làm việc trong các đơn vị thuộc lĩnh vực công nghiệp và nhận giá trị bằng 0 nếu người lao động đang làm việc trong các đơn vị dịch vụ. Biến này được kỳ vọng mang dấu dương vì lĩnh vực công nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh đang phát triển rất mạnh, tính ổn định khá cao nên người lao động làm việc trong khu vực này có tiền lương cao hơn.

 X11 (Việc làm trước đây): Biến này là biến giả. Biến này nhận giá trị bằng 1 nếu trước đây người lao động có việc làm và nhận giá trị bằng 0 nếu người lao động không có việc làm (sinh viên mới ra trường, thất nghiệp...). Biến này được kỳ vọng mang dấu dương có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (Thu nhập bình quân), vì nếu trước đây có việc làm nghĩa là họ có kinh nghiệm làm việc, có kinh

nghiệm tìm việc làm tốt và họ chỉ thay đổi công việc sang nơi khác nếu họ thấy rằng nơi làm việc mới có thu nhập cao hơn.

 X12 (Qui mô hộ): Biến số thành viên trong hộ có ảnh hưởng đến mối quan hệ tương quan thuận chiều với biến phụ thuộc Y (Thu nhập bình quân) – Kỳ vọng dấu dương (+). Theo Okurut (2006), số thành viên trong hộ càng nhiều thì khả năng sản xuất càng tăng dẫn đến thu nhập của hộ càng cao.

 X13 (Địa điểm kinh doanh): Biến này là biến giả nhận giá trị là 1 nếu địa điểm đăng ký kinh doanh là cố định và nhận giá trị là 0 nếu địa điểm đăng ký kinh doanh không cố định. Biến này được kỳ vọng mang dấu dương (+) có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (Thu nhập bình quân). Vì nếu địa điểm kinh doanh cố định thì khả năng người lao động có nhiều người lao động quen sẽ khiến cho thu nhập của họ cố định hơn.

 X14 (Có thêm việc làm) biến này là biến giả, kỳ vọng mang dấu dương có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (Thu nhập bình quân), có thêm việc làm sẽ nhận giá trị là 1 và ngược lại nhận giá trị 0, vì khi có thêm việc làm kỳ vọng thu nhập của người lao động sẽ tăng lên.

Bảng 3.2: Tổng hợp các biến và kỳ vọng dấu

Biến Thang đo lƣờng Kỳ vọng

dấu Nghiên cứu trƣớc

Giới tính của người lao động

Giới tính của người lao động (biến giả) (Nam = 1; Nữ = 0) + Oaxaca (1973), Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự (2007), Mauruzio (2010), Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008), Nguyễn Thanh Bình (2014), Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011) Tuổi của người lao

động

Tuổi (năm)

+

Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008), Nguyễn Thanh Bình (2014), Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011)

Biến Thang đo lƣờng Kỳ vọng

dấu Nghiên cứu trƣớc

Trình độ học vấn của người lao động

số năm đi học (năm)

+

Mincer (1974), Phạm Lê Thông (2010), Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008), Nguyễn Thanh Bình (2014), Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011)

Kinh nghiệm của người lao động

Có kinh nghiệm =1,

khác = 0 +

Mincer (1974), Nguyễn Thanh Bình (2014), Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011)

Tình trạng hôn nhân của người lao động Đang có vợ/chồng = 1; khác = 0 + Mincer (1974), Nguyễn Thanh Bình (2014), Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011)

Thành phần dân tộc của người lao động Dân tộc kinh = 1; dân tộc khác = 0 + Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008), Nguyễn Thanh Bình (2014) Di cư Tình trạng di cư của người lao động (di cư dưới 6 tháng = 1, khác = 0) - Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008), Nguyễn Thanh Bình (2014) Thành thị - nông thôn Thành thị = 1; nông thôn = 0 + Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008), Nguyễn Thanh Bình (2014)

Số giờ làm việc Tính bằng giờ

+

Nguyễn Thanh Bình (2014)

Ngành kinh doanh Ngành công nghiệp

= 1, ngành khác = 0 +

Biến Thang đo lƣờng Kỳ vọng

dấu Nghiên cứu trƣớc

Việc làm trước đây Có làm việc làm trước đây = 1, trước đây không làm việc = 0

+

Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008)

Quy mô hô Số người trong gia

đình +

Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011), Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008) Địa điểm kinh

doanh Địa điểm cố định = 1, địa điểm di động = 0 + Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008)

Làm thêm việc Có làm thêm viêc = 1, không làm thêm việc = 0

+

Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008)

3.3 Mẫu nghiên cứu và phƣơng pháp xử lý d liệu nghiên cứu 3.3.1. Mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu điều tra lao động việc làm năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ số liệu được thu thập từ cuộc điều tra gồm 11.340 hộ gia đình với tổng cộng 41.424 nhân khẩu. Các hộ có từ 1 đến 15 thành viên.

Vì đối tượng của nghiên cứu này là lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức nhằm đo lường thu nhập của người lao động trong khu vực phi chính thức nên có một số tiêu chí được đặt ra như sau:

- Cơ sở nơi người lao động làm việc là hộ/cá nhân (Câu 23 mã 1).

- Ngành nghề làm việc không phải là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (Câu 25 có mã từ “0111” đến mã “0323”).

- Các cá nhân phải có mức thu nhập lớn hơn 0 (câu 38 + câu 40 + câu 59 + câu 60 >0).

Sau khi lọc dữ liệu với những tiêu chí như trên, kết quả còn lại 1.575 nhân khẩu phù hợp với tiêu chí đã đề ra.

3.3.2. Cách lọc số liệu

Dựa vào phiếu điều tra lao động việc làm 2014, tác giả lọc số liệu như sau:

 Giới tính của người lao động: câu 3 trang 2

 Tuổi của người lao động: câu 5 trang 2

 Trình độ (số năm đi học) của người lao động: câu 15 trang 4

 Kinh nghiệm làm việc của người lao động: câu 34 trang 9

 Tình trạng hôn nhân của người lao động: câu 8 trang 3

 Dân tộc của người lao động: câu 6 trang 2

 Tình trạng di cư của người lao động: câu 9 trang 3

 Thành thị - nông thôn: định danh trang 1

 Giờ làm việc của người lao động: câu 41 trang 10

 Ngành kinh doanh: câu 25 kết hợp câu 22 trang 6

 Việc làm trước đây: câu 35 trang 9

 Quy mô hộ: định danh trang 1

 Địa điểm kinh doanh: câu 26 trang 7

 Có làm thêm việc: câu 45 trang 11

3.3.3. Phƣơng pháp xử lý d liệu nghiên cứu

Sau khi tiến hành khảo sát thu thập thông tin, các phiếu thu thập sẽ được kiểm tra về mức độ hoàn chỉnh thông tin. Những phiếu không đầy đủ thông tin sẽ bị loại bỏ. Bước tiếp theo là mã hoá dữ liệu, nhập và hiệu chỉnh dữ liệu trước khi tiến hành phân tích. Sau khi nhập hoàn tất dữ liệu, tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên một số mẫu để đảm bảo việc nhập số liệu chính xác. Luận văn sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích dữ liệu.

Luận văn áp dụng các kỹ thuật thống kê mô tả như: tần suất, tỉ lệ, trung bình cộng, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, các biểu đồ thống kê. Phân tích thống kê mô tả sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về các mẫu nghiên cứu.

Phương pháp hồi quy tuyến tính bội sẽ được sử dụng trong việc nhận diện những yếu tố độc lập thực sự có ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng và khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố độc lập đến yếu tố phụ thuộc. Luận văn sử dụng phương pháp hồi quy Enter. Đây là phương pháp được lựa chọn phổ biến trong phân tích hồi quy tuyến tính.

3.4. Cách đánh giá độ phù hợp của mô hình

Đánh giá sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu thu thập nghiên cứu: Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), để đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu mẫu, sử dụng hệ số R Square hiệu chỉnh, hệ số này càng tiến đến giá trị gần 1.00 càng chứng tỏ sự phù hợp của mô hình.

 Hệ số R2 cho biết mức độ phù hợp của phương trình hồi quy, R2 có giá trị từ 0 đến 1, R2

càng lớn thì mô hình có khả năng giải thích càng mạnh.

 Ý nghĩa của R2 thể hiện đặc trưng cho % biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích do sự biến thiên của biến độc lập. Khi hệ số biến độc lập đưa vào mô hình tăng lên thì hệ số R2 cũngtăng lên. Hệ số R2 điều chỉnh là hệ số đã hiệu chỉnh có kể đến số lượng các biến độc lập đưa vào mô hình. Như vậy R2 điều chỉnh phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy. R2 điều chỉnh không nhất thiết tăng lên khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình, sử dụng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không làm gia tăng mức độ phù hợp của mô hình. Mức ý nghĩa của R2 hiệu chỉnh được kiểm định bằng phương pháp F-test.

Thực hiện các kiểm định xem mức độ phù hợp của mô hình:

 Kiểm định F – test: là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Mục đích của kiểm định này là về mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Đặt giả thuyết H0: R2=0 có nghĩa là β1 =β2 =...=βk =...=βp=0 và khi giả thuyết H0 bị bác bỏ, điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây dựng phù hợp với dữ liệu.

 Kiểm định T- test: để kiểm định mức ý nghĩa của hệ số β đây là thông số Sig

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động thu nhập của lao động khu vực kinh tế phi chính thức tại TPHCM năm 2014 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)