Các biến không đạt mức ý nghĩa thống kê

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động thu nhập của lao động khu vực kinh tế phi chính thức tại TPHCM năm 2014 (Trang 50 - 52)

Ngoài ra kết quả cũng cho thấy rằng có 2 biến không có ý nghĩa thống kê: Biến “Tuổi người lao động” có (sig = 0,826 > 0,05) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Theo Nguyễn Thanh Bình (2014), Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008), Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011) cho rằng tuổi của người lao động là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu sig = 0,826 > 0,05, hệ số B = 0,000 và β = 0,000 rất thấp. Trong trường hợp của nghiên cứu, tuổi của người lao động không có ý nghĩa trong tập dữ liệu nghiên cứu này; điều này chưa phù hợp với các nghiên cứu trước. Điều này cho thấy rằng tuổi của người lao động không bị ảnh hưởng trong khu vực kinh tế phi chính thức, bởi vì trong khu vực kinh tế phi chính thức chấp nhận mọi độ tuổi để tìm thu nhập.

Biến “Dân tộc” có giá trị sig. = 0,431 > 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Theo Nguyễn Thanh Bình (2014), Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008), cho rằng dân tộc của người lao động cũng ảnh hưởng đến thu nhập của

người lao động, tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu sig = 0,431 > 0,05, hệ số B = 0,037 và β = 0,0339 thấp. Trong trường hợp của nghiên cứu, dân tộc của người lao động không có ý nghĩa trong tập nghiên cứu này; điều này chưa phù hợp với các nghiên cứu trước. Điều này cho thấy rằng dân tộc của người lao động không bị ảnh hưởng trong khu vực kinh tế phi chính thức, bởi vì trong khu vực kinh tế phi chính thức chấp nhận mọi dân tộc để tìm thu nhập.

Tóm tắt chƣơng 4

Trong chương 4, phương pháp phân tích thống kê mô tả và suy diễn với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% đã nêu bật một số đặc điểm về thu nhập của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức như: tỷ lệ người lao động nam có thu nhập cao hơn so với lao động nữ, trình độ học vấn của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức thấp đa phần học hết cấp tiểu học, còn tồn tại tình trạng chưa biết đọc chưa biết viết; người có gia đình sẽ cố gắng tìm thêm thu nhập để chăm lo cho gia đình; khi gia đình có thêm thành viên thì gánh nặng của việc tìm thêm thu nhập sẽ đè nặng trên vai người lao động nên thu nhập sẽ giảm; khi địa điểm kinh doanh của người lao động là cố định thì người lao động thu nhập của người lao động bị giảm vì theo thực tế thì đa phần người lao động mưu sinh trong khu vực kinh tế phi chính thức là người mua gánh, bán bưng và kinh doanh vỉa hè, buôn bán nhỏ lẻ nên địa điểm kinh doanh lưu động sẽ thuận tiện hơn cho người lao động; thu nhập của lao động khu vực kinh tế phi chính thức là thấp nên đa phần người lao động đều có từ 2 nghề trở lên để mưu sinh, nhưng do tính chất mức thu nhập của người lao động trong khu vực này là thấp nên cho dù người lao động có cố gắng làm thêm rất nhiều việc thì thu nhập của người lao động trong khu vực này vẫn không cao. Những biến trên đều có ảnh hưởng đến thu nhập của lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Còn lại những biến như Biến “tuổi người lao động”, “dân tộc” là các biến không có ý nghĩa thống kê trong kết quả hồi quy của mô hình.

Có thể nói khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực tồn tại khá đa dạng và phức tạp, không đăng ký kinh doanh và chủ yếu hoạt động tự phát, quy mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên, trong thực tế, Tp. Hồ Chí Minh đã xuất hiện những mô hình, nhóm kinh doanh hoạt động khá hiệu quả. Cùng với sự phát triển của thành phố trong thời điểm hiện tại, những mô hình này có vai trò to lớn trong việc tiến dần đến vấn đề chính thức thoát những hoạt động phi chính thức.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, chương 5 đưa ra một số kết luận và những hạn chế của nghiên cứu. Qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao thu nhập, đảm bảo quyền lợi của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tại TPHCM

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động thu nhập của lao động khu vực kinh tế phi chính thức tại TPHCM năm 2014 (Trang 50 - 52)