Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động thu nhập của lao động khu vực kinh tế phi chính thức tại TPHCM năm 2014 (Trang 44)

Bảng 4.4: Mô hình tóm tắt

Mô hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R

2

hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng (Std. Error of

the Estimate)

Durbin- Watson

1 0,585a 0,342 0,336 0,32237 1,328

Hệ số R2 đạt mức 0,342 và hệ số R2 hiệu chỉnh đạt 0,336 nghĩa là các biến trong mô hình có thể giải thích được 33,6% chênh lệch giữa thu nhập thực tế và thu nhập giả định của người lao động (xem bảng 4.4).

Tất cả các nhóm biến có ý nghĩa thống kê đều có hệ số hồi quy (B) thể hiện đúng theo giả thuyết đã kỳ vọng. Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai (Anova) dùng để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính.

4.3.2. Kiểm định phần dƣ

Giá trị F = 57,719 và Sig = 0,000 cho thấy kết quả hồi quy có thể chấp nhận được, nghĩa là mô hình hồi quy xây dựng phù hợp với tổng thể. Như vậy, kết quả hồi quy trên có thể tin cậy được, giải thích đúng thực tế.

Bảng 4.5: phân tích phương sai (Anova) Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương Giá trị F Giá trị Sig. Hồi quy 83,978 14 5,998 57,719 0,000b Phần dư 161,810 1.557 0,104 Tổng 245,788 1.571 Biến phụ thuộc: Ln_TNLD

4.3.3. Kiểm định phân phối chuẩn của phần dƣ

Phương pháp kiểm định phân phối chuẩn của phần dư là xây dựng biểu đồ tần số (histogram) của các phần dư, với giả định rằng phần dư có phân phối chuẩn, nghĩa là trung bình (mean) = 0 và độ lệch chuẩn (Std.Dev) = 1. Theo biểu đồ histogram (hình 1, phụ lục 5), phân phối phần dư của mô hình giữa biến phụ thuộc – số tiền vay với các biến độc lập xấp xỉ chuẩn (trung bình mean = - 1,79E-13, gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0,996 tiến đến gần bằng 1), ta có thể kết luận rằng: giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm. Kết quả này khẳng định mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế.

Hình 4.12: Biểu đồ phân dư

4.3.4. Phƣơng sai đồng nhất

Theo kết quả, ta thấy giá trị Skewness là 0,062 nằm trong khoảng chấp nhận được (từ -0,5 đến 0,5), như vậy điều kiện phương sai đồng nhất đã thỏa. Ta cũng có thể nhìn vào giá trị Kurtosis để kết luận. Giá trị Kurtosis là 0,123 nằm trong khoảng chấp nhận được (từ -1 đến 1), như vậy điều kiện phương sai đồng nhất đã thỏa.

4.4. Phân tích kết quả hồi quy

Mô hình được viết lại:

Ln Y (thu nhập hằng tháng của người lao động) = 7,180 + 0,303 giới tính của người lao động + 0,016 trình độ học vấn của người lao động + 0,253 kinh nghiệm của người lao động + 0,061 tình trạng hôn nhân của người lao động + 0,207 tình trạng di cư của người lao động + 0,064 tình trạng cư trú (thành thị - nông thôn) của người lao động + 0,008 số giờ làm việc người lao động + 0,130 ngành kinh doanh của người lao động + 0,110 việc làm trước đây của người lao động – 0,008 quy mô hộ - 0,091 địa điểm kinh doanh của người lao động – 0,375 có làm thêm việc.

4.4.1. Các biến có ý nghĩa thống kê

Biến “Giới tính của người lao động” có hệ số β = 0,303. Kết quả hồi quy đúng theo kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2014), Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008), Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự (2007), Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011). Với mức ý nghĩa 1% (α = 0,000), giả định các yếu tố khác không đổi, lao động nam làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức có thu nhập cao hơn lao động nữ là 35,33%. Kết quả này thể hiện đúng thực tế, nam giới có khả năng làm nhiều việc khác nhau, có khả năng thay đổi công việc nhiều hơn do đặc tính khu vực kinh tế phi chính thức không ổn định.

Biến “Số năm đi học của người lao động” có hệ số β = 0,016 mang dấu dương. Kết quả hồi quy đúng kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2014), Hồ Đức Hùng và công sự (2008), Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự (2007), Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011). Với mức ý nghĩa 1% (α = 0,000), giả định các yếu tố khác không đổi, người lao động tăng 1 năm đi học thu nhập tăng là 1,66%. Kết quả này thể hiện đúng thực tế, khi số năm đi học của người lao động tăng lên trình độ cao hơn dễ tìm kiếm việc làm có thu nhập cao và khả năng thay đổi công việc sẽ cao hơn, thu nhập của người lao động sẽ được cải thiện.

Biến “Kinh nghiệm làm việc của người lao động” có hệ số β = 0,253 – hệ số hồi quy mang dấu dương. Kết quả hồi quy đúng kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2014), Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011). Với mức ý nghĩa 1% (α = 0,000), giả định các yếu tố khác không đổi, người lao động tăng 1 năm kinh nghiệm làm việc thì thu nhập tăng là 28,80%. Kết quả này thể hiện đúng thực tế, khi kinh nghiệm làm việc của người lao động tăng lên thì khả năng tìm một việc khác với mức thu nhập khác tốt hơn, thu nhập của người lao động sẽ được cải thiện.

Biến “Tình trạng hôn nhân của người lao động” có hệ số β = 0,061 – hệ số hồi quy cao thứ 9 trong 12 biến có ý nghĩa thống kê và mang dấu dương. Kết quả hồi quy đúng kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với mô hình nghiên cứu của Hồ Đức Hùng và công sự (2008), Nguyễn Thanh Bình (2014). Với mức ý nghĩa 1% (α = 0,001), giả định các yếu tố khác không đổi, người lao động có gia đình thì thu nhập tăng là 6,31%. Kết quả này thể hiện đúng thực tế, khi người lao động có gia đình thì đòi hỏi người lao động phải tìm kiếm thu nhập đủ nuôi sống gia đình, người lao động có thể làm nhiều việc, làm nhiều giờ để tìm thêm thu nhập cho gia đình.

Biến “Di cư” có hệ số β = - 0,045 – hệ số hồi quy mang dấu âm. Kết quả hồi quy đúng kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2014), nghiên cứu của Hồ Đức Hùng và công sự (2008). Với mức ý nghĩa 1% (α = 0,001), giả định các yếu tố khác không đổi, người lao động là người di cư trên 1 năm thì thu nhập giảm là 22,99%.

Biến “Thành thị - Nông thôn” có hệ số β = 0,064 – hệ số hồi quy mang dấu dương. Kết quả hồi quy đúng kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với mô hình nghiên cứu của Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011), Nguyễn Thanh Bình (2014), nhưng lại khác với nghiên cứu của Hồ Đức Hùng và công sự (2008). Với mức ý nghĩa 1% (α = 0,001), giả định các yếu tố khác không đổi, người lao động sống khu vực thành thị thu nhập tăng là 6,63%. Kết quả này thể hiện đúng thực tế, khi người lao động làm việc ở thành thị có khả năng tiếp cận với các ngành công nghiệp hoặc dịch vụ, thương mại thì thu nhập sẽ cao hơn so với lao động làm việc ở nông thôn.

Biến “Giờ làm việc của người lao động” có hệ số β = 0,008 – hệ số hồi quy mang dấu dương. Kết quả hồi quy đúng kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình (2014). Với mức ý nghĩa 1% (α = 0,001), giả định các

yếu tố khác không đổi, người lao động làm thêm 1 giờ thì thu nhập tăng là 0,77%. Kết quả này thể hiện đúng thực tế, khi người lao động làm thêm giờ thì thu nhập sẽ cao hơn.

Biến “Ngành kinh doanh” có hệ số β = 0,13 – hệ số hồi quy mang dấu dương. Kết quả hồi quy đúng kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với mô hình nghiên cứu của Maurizio (2010), Nguyễn Thị Nguyện và cộng sự (2007), Nguyễn Thanh Bình (2014). Với mức ý nghĩa 1% (α = 0,000), giả định các yếu tố khác không đổi, người lao động làm việc ngành công nghiệp thì thu nhập tăng là 13,83%. Kết quả này thể hiện đúng thực tế, khi người lao động làm việc ở ngành công nghiệp thì thu nhập sẽ cao hơn so với các ngành khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến “Việc làm trước” có hệ số β = 0,110 – hệ số hồi quy mang dấu dương. Kết quả hồi quy đúng kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với mô hình nghiên cứu của Hồ Đức Hùng và công sự (2008). Với mức ý nghĩa 1% (α = 0,001), giả định các yếu tố khác không đổi, người lao động có việc làm trước thì thu nhập tăng là 11,59%. Kết quả này thể hiện đúng thực tế, khi người lao động có việc làm trước đồng nghĩa họ từng có kinh nghiêm nên thu nhập sẽ cao hơn so với lao động trước đây chưa có việc làm.

Biến “Quy mô hộ” có hệ số β = -0,008 – hệ số hồi quy mang dấu âm. Kết quả hồi quy trái kỳ vọng dấu ban đầu và trái với mô hình nghiên cứu của của Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011). Với mức ý nghĩa 1% (α = 0,001), giả định các yếu tố khác không đổi, nếu gia đình người lao động tăng thêm 1 người thì thu nhập giảm là 0,80%. Kết quả này thể hiện đúng thực tế, khi số thành viên trong hộ tăng sẽ làm chi phí tăng lên dẫn đến thu nhập sẽ giảm.

Biến “Địa điểm kinh doanh” có hệ số β = -0,091 – hệ số hồi quy mang dấu âm. Kết quả hồi quy không đúng kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với mô hình nghiên cứu của của Hồ Đức Hùng và công sự (2008). Với mức ý nghĩa 1% (α = 0,001), giả định các yếu tố khác không đổi, người lao động mưu sinh khu vực kinh tế phi chính thức thì khi địa điểm kinh doanh cố định thu nhập của người lao động giảm là 8,67%. Kết quả này thể hiện đúng thực tế, người lao động mưu sinh khu vực kinh tế phi chính thức chủ yếu là những người mua gánh bán bưng, hàng rong và kinh doanh vỉa hè nên khi địa điểm kinh doanh cố định sẽ làm giảm thị phần khách hàng của người lao động nên khả năng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Theo nghiên cứu của tác giả, với

đặc điểm của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay, việc kinh doanh hàng rong được xem điều kiện cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của những người có thu nhập thấp. Những đối tượng khó có khả năng tiếp cận những hàng hóa, dịch vụ tại các cửa hàng, siêu thị vì lý do thu nhập hay vì lý do khác như phương tiện đi lại, giao thông thì hoạt động bán hàng rong là phù hợp.

Biến “Làm thêm việc” có hệ số β = -0,375 – hệ số hồi quy mang dấu âm. Kết quả hồi quy không đúng kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với mô hình nghiên cứu của của Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008). Với mức ý nghĩa 1% (α = 0,000), giả định các yếu tố khác không đổi, cho dù người lao động làm thêm rất nhiều công việc thì thu nhập của người lao động giảm là 31,27%. Kết quả này thể hiện một cách nhìn khác hơn về khu vực kinh tế phi chính thức, khi mức thu nhập của người lao động thấp, người lao động sẽ cố tìm thêm việc để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Theo tác giả, việc làm thêm nhiều nên người lao động không đủ sức khỏe và thời gian cho công việc chính của mình do đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất của công việc chính dẫn đến thu nhập của công việc chính bị giảm. Nguồn thu nhập chính của người lao động là từ công việc thứ nhất nên khi thu nhập này bị giảm sẽ kéo theo tổng thu nhập của người lao động sẽ giảm. Vì vậy, việc làm thêm sẽ khiến cho thu nhập của họ bị giảm.

4.4.2. Các biến không đạt mức ý nghĩa thống kê

Ngoài ra kết quả cũng cho thấy rằng có 2 biến không có ý nghĩa thống kê: Biến “Tuổi người lao động” có (sig = 0,826 > 0,05) không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Theo Nguyễn Thanh Bình (2014), Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008), Huỳnh Thanh Phương và Nguyễn Văn Phúc (2011) cho rằng tuổi của người lao động là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu sig = 0,826 > 0,05, hệ số B = 0,000 và β = 0,000 rất thấp. Trong trường hợp của nghiên cứu, tuổi của người lao động không có ý nghĩa trong tập dữ liệu nghiên cứu này; điều này chưa phù hợp với các nghiên cứu trước. Điều này cho thấy rằng tuổi của người lao động không bị ảnh hưởng trong khu vực kinh tế phi chính thức, bởi vì trong khu vực kinh tế phi chính thức chấp nhận mọi độ tuổi để tìm thu nhập.

Biến “Dân tộc” có giá trị sig. = 0,431 > 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Theo Nguyễn Thanh Bình (2014), Hồ Đức Hùng và cộng sự (2008), cho rằng dân tộc của người lao động cũng ảnh hưởng đến thu nhập của

người lao động, tuy nhiên trong kết quả nghiên cứu sig = 0,431 > 0,05, hệ số B = 0,037 và β = 0,0339 thấp. Trong trường hợp của nghiên cứu, dân tộc của người lao động không có ý nghĩa trong tập nghiên cứu này; điều này chưa phù hợp với các nghiên cứu trước. Điều này cho thấy rằng dân tộc của người lao động không bị ảnh hưởng trong khu vực kinh tế phi chính thức, bởi vì trong khu vực kinh tế phi chính thức chấp nhận mọi dân tộc để tìm thu nhập.

Tóm tắt chƣơng 4

Trong chương 4, phương pháp phân tích thống kê mô tả và suy diễn với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% đã nêu bật một số đặc điểm về thu nhập của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức như: tỷ lệ người lao động nam có thu nhập cao hơn so với lao động nữ, trình độ học vấn của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức thấp đa phần học hết cấp tiểu học, còn tồn tại tình trạng chưa biết đọc chưa biết viết; người có gia đình sẽ cố gắng tìm thêm thu nhập để chăm lo cho gia đình; khi gia đình có thêm thành viên thì gánh nặng của việc tìm thêm thu nhập sẽ đè nặng trên vai người lao động nên thu nhập sẽ giảm; khi địa điểm kinh doanh của người lao động là cố định thì người lao động thu nhập của người lao động bị giảm vì theo thực tế thì đa phần người lao động mưu sinh trong khu vực kinh tế phi chính thức là người mua gánh, bán bưng và kinh doanh vỉa hè, buôn bán nhỏ lẻ nên địa điểm kinh doanh lưu động sẽ thuận tiện hơn cho người lao động; thu nhập của lao động khu vực kinh tế phi chính thức là thấp nên đa phần người lao động đều có từ 2 nghề trở lên để mưu sinh, nhưng do tính chất mức thu nhập của người lao động trong khu vực này là thấp nên cho dù người lao động có cố gắng làm thêm rất nhiều việc thì thu nhập của người lao động trong khu vực này vẫn không cao. Những biến trên đều có ảnh hưởng đến thu nhập của lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Còn lại những biến như Biến “tuổi người lao động”, “dân tộc” là các biến không có ý nghĩa thống kê trong kết quả hồi quy của mô hình.

Có thể nói khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực tồn tại khá đa dạng và phức tạp, không đăng ký kinh doanh và chủ yếu hoạt động tự phát, quy mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên, trong thực tế, Tp. Hồ Chí Minh đã xuất hiện những mô hình, nhóm kinh doanh hoạt động khá hiệu quả. Cùng với sự phát triển của thành phố trong thời điểm hiện tại, những mô hình này có vai trò to lớn trong việc tiến dần đến vấn đề chính thức thoát những hoạt động phi chính thức.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, chương 5 đưa ra một số kết luận và những hạn chế của nghiên cứu. Qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao thu nhập, đảm bảo quyền lợi của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tại TPHCM

5.1. Kết luận

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động khu vực kinh tế phi chính thức, cụ thể trong các yếu tố giới tính, tuổi, trình độ, kinh nghiệm, tình trạng hôn nhân, giờ làm việc, thêm việc… và tìm ra các yếu tố có ý nghĩa tác động đến thu nhập của người lao động. Dựa vào mô hình hàm thu nhập của Mincer (1974), Nguyễn Thanh Bình (2014), cũng sử dụng mô hình

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động thu nhập của lao động khu vực kinh tế phi chính thức tại TPHCM năm 2014 (Trang 44)