Mật độ cây tái sinh và tỉ lệ cây tái sinh triển vọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên trạng thái iia tại xã Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 45 - 47)

Mật độ cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khi nghiên cứu về tái sinh tự nhiên. Mật độ cây tái sinh là kết quả của quá trình điều tiết tự nhiên trong các giai đoạn phát triển của lớp cây tái sinh từ khi cây mẹ gieo giống phát triển và phát tán hình thành hạt rơi dụng để cho đến khi thành cây tái sinh hoàn chỉnh đã thích nghi với hoàn cảnh sống và có kích thước nhất định. Cấu trúc mật độ biểu thị khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi của điều kẹn sống, khả năng cạnh tranh giữa các cây trong quần thể, mặt khác phản ánh độ dày của một lâm phần trong tương lai.

Bảng 4.5: Mật độ cây tái sinh, tỷ lệ cây triển vọng tại Suối Giàng

Vị trí OTC OTC

Mật độ cây tái sinh (cây/ha)

Mật độ cây triển vọng (cây/ha) Tỷ lệ cây triển vọng (%) Chân 01 4640 2560 55,17 04 5680 2680 47,18 07 6240 3640 58,33 Trung Bình 5520 2960 53,62 Sườn 02 6480 3760 58,02 05 7040 3560 50,57 08 5840 2320 39,73 Trung Bình 6454 3213 49,78 Đỉnh 03 6160 2720 44,16 06 5360 3600 67,16 09 5680 3720 65,49 Trung Bình 5733 3347 58,38 Trung Bình Chung 5902 3173 53,76

Cây triển vọng là những cây có chiều cao lớn hơn chiều cao của cây bụi thảm tươi, chúng phải có chiều cao vượt qua tầng cây bụi thảm tươi mới có thể phát triển được. Qua quá trình điều tra và xử lý số liệu ta thu được kết quả về mật độ cây tái sinh và tỉ lệ cây triển vọng trong.

Qua bảng 4.5 cho ta thấy mật độ cây tái sinh dao động từ 4640 cây/ha đến 7040 cây/ha. Mật độ tái sinh trung bình ở các vị trí chân, sườn, đỉnh khác nhau, tại vị trí chân là 5520 cây/ha tại vị trí sườn là 6454 cây/ha và tại vị trí đỉnh là 5733 cây/ha. Mật độ trung bình cây triển vọng tại vị trí chân là 2960 cây/ha chiếm 53,62%, tại vị trí sườn 3213 cây/ha chiếm 49,78% và tại vị trí đỉnh là 3347 cây/ha chiếm 58,38%.

Hình 4.2: Mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng

Nhìn chung tỷ lệ cây triển vọng đạt trên 50% tổng số cây tái sinh, tỷ lệ cây triển vọng giảm dần từ chân lên đỉnh. Mật độ cây tái sinh tại vị trí chân thấp hơn so với sườn và đỉnh nguyên nhân vì cây tái sinh là những cây ưa sáng mọc nhanh, có những loài muốn nẩy mầm được phải có đủ nhiệt độ thì

mới có khả năng nảy mầm… mà trong khi đó tại vị trí chân mật độ tầng cây gỗ cao lại nhiều nên che hết về ánh sáng, khả năng hút dinh dưỡng nhiều điều này làm cản trở đến khả năng tái sinh và chất lượng cây tái sinh, có những hạt thì do không gặp được điều kiện phù hợp nên không nảy mầm được, có những hạt thì nảy mầm nhưng không có khả năng cạnh tranh về ánh sáng và nguồn dinh dưỡng nên đã trở thành những cây tái sinh còi cọt và dẫn đến chết. Bên cạnh đó tại vị trí chân lại là nơi ở tập trung của các con gia súc nên đã bị gia súc làm dập gẫy hoặc làm thức ăn vì vậy những cây tái sinh sống được tại vị trí chân phải là những cây có khả năng cạnh tranh về ánh sáng, nguồn dinh dưỡng tốt và ở xa nơi ở của gia súc thì mới có khả năng sống được, tất cả những lí do đó làm cho mật độ cây tái sinh ở vị trí chân thấp hơn mật độ cây tái sinh ở vị trí sườn và đỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên trạng thái iia tại xã Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)