Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên trạng thái iia tại xã Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 52 - 53)

Bảng 4.9: Kết quảđiều tra cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang

Vị trí OTC Utính Utính so với U0,5 Phân bố

01 3,28 >1,96 Đều 02 2,96 >1,96 Đều 03 1,46 -1,96 < Utính < 1,96 Ngẫu nhiên 04 3,76 >1,96 Đều 05 1,84 -1,96 < Utính < 1,96 Ngẫu nhiên 06 0,75 -1,96 < Utính < 1,96 Ngẫu nhiên 07 2,61 >1,96 Đều 08 0,75 -1,96 < Utính < 1,96 Ngẫu nhiên 09 0,70 -1,96 < Utính < 1,96 Ngẫu nhiên

Sự phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng ngang phụ thuộc vào đặc tính sinh học của cây, nguồn gieo giống tự nhiên và không gian dinh dưỡng. Do vậy, nghiên cứu cây tái sinh theo mặt phẳng ngang là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thúc đẩy tái sinh tự nhiên theo hướng có lợi cho mục đích sử dụng.

Qua bảng 4.9 cho ta thấy cây tái sinh phân bố theo mặt phẳng nằm ngang ở các vị trí nghiên cứu là phân bố ngẫu nhiên và phân bố đều. Quá trình tái sinh là một quá trình diễn ra liên tục theo thời gian. Vì trong quần xã một số loài cây thành thục ra hoa, kết trái đã bổ sung thêm nguồn hạt mới cho quá trình tái sinh. Những loài có tuổi thọ ngắn dần bị chết đi, các loài cây ưu sáng tầm vóc bị đào thải do sự che bóng của các loài có tầm vóc lớn hơn, trong cùng một loài những cá thể có sức sống yếu không cạnh tranh được với những cá thể có sức sống mạnh cũng bị loại trừ. Chính vì thế,luôn có sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần hệ để điều tiết không gian dinh dưỡng nên luôn có sự biến đổi về hình thức phân bố của cây từ phân bố cụm đến phân bố ngẫu nhiên và cuối cùng là phân bố đều. Thời gian tồn tại của mỗi loại hình trên tùy thuộc vào hoàn cảnh sinh thái và tác động (trực tiếp hay gián tiếp) của con người. Vì vậy khi tiến hành khoanh nuôi, phục hồi dựa trên tuổi phục hồi và sự phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang để điều chỉnh khoảng cách cây tái sinh cho phù hợp,với phân bố ngẫu nhiên hay phân bố đều bằng cách trồng bổ sung cây mục đích, tỉa thưa cây tái sinh từ nơi dày đến nơi thưa. Đây là hình thức tạo ra không gian dinh dưỡng hợp lí giúp các cá thể trong quần thể rút ngắn thời gian phục hồi, nâng cao chất lượng rừng phục hồi .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên trạng thái iia tại xã Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)