Xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động đến tái sinh tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên trạng thái iia tại xã Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 60 - 64)

tự nhiên rừng phục hồi IIA tại xã Suối Giàng

Hệ thống kỹ thuật lâm sinh là các biện pháp tác động của con người vào quần xã thực vật rừng dựa trên cơ sở về mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành

nên hệ quần xã và giữa các bộ phận với môi trường sống. Hệ thống này muốn sử dụng có hiệu quả phải dựa trên những quy luật của tự nhiên và không được làm một cách tùy tiện, tuyệt đối hóa các biện pháp. Vì vậy giải pháp kỹ thuật lâm sinh được coi là khâu cốt lõi để điều chỉnh hệ sinh thái rừng theo hướng có lợi. Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên, đề tài đề xuất các giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên tại xã Suối Giàng như sau:

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ, kết hợp phát luống dây leo, giảm bớt cây bụi cạnh tranh và chèn ép cây gỗ để xúc tiến nhanh quá trình phục hồi rừng. Trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế cao, trong quá trình cải tạo rừng cần giữ lại các cây gỗ tầng cao cũng như các loài cây tái sinh có giá trị.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: Áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ có thể kết hợp trồng bổ sung một số loài cây đặc sản dưới tán rừng. Điều tiết tổ thành tầng cây cao để giảm bớt sự cạnh tranh, giảm bớt mật độ loài cây ít có giá trị kinh tế , tạo điều kiện cho các loài cây có giá trị sinh trưởng và tái sinh.

- Điều tiết tổ thành tầng cây cao theo xu hướng tăng sản lượng cây gỗ có giá trị kinh tế, tỉa thưa và khai thác những loài cây không đáp ứng nhu cầu về kinh tế, phòng hộ, tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy sợi và phục vụ chất đốt cho người dân. Làm giàu rừng bằng những loài cây có giá trị kinh tế như: Trám, Quế, Hồi, Lát hoa…

- Chặt bỏ cây phi mục đích có hại cho tái sinh: Với đối tượng rừng phục hồi tồn tại rải rác hoặc theo đám cây mà có hại ch tái sinh như cây sâu bệnh, khống chế chèn ép cây mục đích tầng dưới đang tái sinh, nhất là cây tái sinh ưu sáng thì cần chặt bỏ. Việc loại bỏ các cây có hại này cần hạn chế gãy đổ làm hại cây tái sinh tầng dưới. Mặt khác nơi hoàn cảnh khắc nghiệt có thể tạm hoãn việc loại bỏ cây tầng trên tron mùa khô hạn.

- Xác định các loài cây có giá trị kinh tế đã xuất hiện trong khu vực nghiên cứu để đưa vào trồng nhằm điều chỉnh tổ thành theo mục đích sử dụng.

- Phòng và chống cháy rừng

+ Lập phương hướng phòng chống cháy rừng cho cả giai đoạn và từng năm.

+ Thành lập tổ, đội phòng chống cháy rừng đến từng thôn bản.

+ Thường xuyên tuần tra phát hiện lửa rừng (đặc biệt là vào mùa khô hanh),

Những nơi dễ xảy ra cháy cần làm chòi quan sát và ranh giới cản lửa. + Làm giảm vật liệu cháy bằng cách phát dọn thủ công, áp dụng chủ yếu với những diện tích rừng đã quy hoạch thiết kế đưa vào trồng rừng, diện tích trồng rừng mới, diện tích khoanh nuôi phục hồi tái sinh ở nơi có điều kiện. Đốt trước vật liệu cháy có điều khiển: Biện pháp này áp dụng đốt sớm trước mùa khô hanh để giảm cường độ đám cháy. Đốt trước có điều khiển đòi hỏi phải thiết kế cẩn thận nhằm giảm thiểu rủi ro đảm bảo mục đích đề ra, khi đốt phải lưu ý đến điều kiện thời tiết cho phép và có lực lược canh phòng, phải lập và duyệt phương án cụ thể trước khi tiến hành.

+ Ký kết hợp đồng với nhân dân bảo vệ phòng chống cháy rừng vào các tháng khô hanh.

+ Kết hợp với ngành Công an, Quân đội và các tổ chức đoàn thể trong công tác phòng chống cháy rừng. Bên cạnh công tác phòng chống cháy rừng, cần thành lập một lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tại cấp huyện và cấp xã, lực lượng này cần được trang bị các phương tiện chữa cháy chuyên nghiệp, tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng và diện tích khoanh nuôi phục hồi tái sinh.

- Về chính sách

+ Cần có chính sách hỗ trợ, đảm bảo điều kiện sống cho người dân sống ở vùng khoanh nuôi để họ yên tâm chăm lo bảo vệ khu vực khoanh nuôi nói riêng và phát triển nguồn tài nguyên rừng nói chung.

- Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục pháp luật quản lý bảo vệ rừng và xóa bỏ dần những tập quán không có lợi cho công tác quản lý bảo vệ khoanh nuôi.

Tập quán phát nương làm rẫy, sử dụng gỗ trái phép để làm nhà, dùng củi đun trong sinh hoạt, chăn thả gia xúc bừa bãi... ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng và công tác khoanh nuôi phục hồi rừng. Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng. Tuyên truyền bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau vì mỗi đối tượng trong cộng đồng dân cư có trình độ nhận thức, hiểu biết khác nhau. Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, lồng ghép các chương trình, công tác của ngành khác để phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật. Hiện nay, trên địa bàn xã đã sử dụng một số hình thức như: Thông qua đài phát thanh của xã, bản, phát tờ rơi, pa nô, áp phích... Khuyến khích một số gia đình có số lượng gia súc lớn xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng phát triển kinh tế, cấm chăn thả gia xúc bừa bãi.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên trạng thái iia tại xã Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)