Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên trạng thái iia tại xã Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 29 - 31)

3.4.1. Phương pháp tổng quát

Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978) [12]: Thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung thực nhất, tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên, thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực vật. Thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến qúa trình phục hồi rừng thứ sinh. Vì diễn thế quá trình phục hồi rừng là từ đất trống, đồi trọc cho đến khi hình thành rừng tương đối ổn định, nó phải trải qua một thời gian lâu dài, phức tạp không thể theo dõi thường xuyên được. Do vậy vận dụng phương pháp dãy phát triển tự nhiên, lấy không gian thay thế thời gian để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng. Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp: kết hợp nghiên cứu những cái mới, kế thừa kết quả đã có và tổng kết thực tiễn sản xuất tại địa phương để đề xuất giải pháp kỹ thuật có hiệu quả và có tính khả thi.

Vận dụng quan điểm và phương pháp luận đã trình bày ở trên để xác định đối tượng nghiên cứu theo khu vực và mốc thời gian trước của hiện trạng, lịch sử canh tác nương rẫy của thôn, bản.

Phương pháp nghiên cứu khái quát theo sơ đồ sau:

Hình 2.1: Phương pháp nghiên cứu khái quát

THU THẬP THÔNG TIN CƠ BẢN - Điều kiện khí hậu - thổ nhưỡng

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Thông tin về diện tích đất đai, rừng phục hồi...

ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TỔNG THỂ KHU VỰC NGHIÊN CỨU CHỌN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC &TÁI SINH RỪNG PHỤC HỒI ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KTLS PHÂN CHIA THEO

HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên trạng thái iia tại xã Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)