IV. TÍNH CÂN ĐỐI GIỮA HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN
4. Thực trạng hoạt động huy động vốnvà cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Thanh
VỚI MỤC ĐÍCH THANH TOÁN, HƯỞNG LỜI CÒN HẠN CHẾ.
CHẾ.
Năm 1999, tiền gửi của các tổ chức kinh tế có tốc đọ tăng rất lớn (từ11 triệu đồng lên 2.000 triệu đồng ), và điều này đã duy trì được qua năm 2001(98.000 triệu đồng ), điều này cho thấy khách hàng đã tìm được lòng tin ở Ngân hàng đồng thời cũng thể hiện được sự nỗ lực của cán bộ, công nhân viên trong chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận Thanh Xuân .
Mặc dù vậy để có thể huy động vốn hiệu quả thì Ngân hàng Nông nghiệp quận Thanh Xuân cần phải thường xuyên nắm bắt được các nhu cầu của khách hàng , các thông tin về khách hàng ,nâng cao chất lượg phục vụ khách hàng , tạo ưu thế cạnh tranh cho Ngân hàng .
c. Tình hình huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá.
Đây là hình thức huy động tương đối phổ biến tại các Ngân hàng thương mại mà nguồn vốn tại Ngân hàng khong có khả năng đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ khách hàng khi đáo hạn .Chủ yếu là phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng .
Bảng 06: Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá.
Đơn vị: triệu đồng
Năm Nguồn huy động bằng giấy tờ có giá Tổng nguồn vốn huy động Tỷ trọng (%) 1999 14.989 29.000 51,69 2000 24.000 47.800 50,21 2001 30.000 159.720 18,78
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 1999-2001) Nhìn vào bảng trên, ta thấy:
Năm 1999, huy động bằng hình thức này đạt 14.000triệu đồng (chiếm 48,28%) so tổng nguồn huy động. Năm 2000, đạt 24.000, (chiếm 50,21%) so tổng nguồn huy động , nhưng đến năm 2001 chi nhánh chỉ huy động được 30.000triệu đồng trong tổng số 159.720 triệu đồng (chiếm 18,78%) tổng nguồn vốn huy động.
Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã khắc phục được tình trạng thiếu vốn của các năm trước và đã có được sự chủ động trong quản lí cũng như trong điều hành vốn của Ngân hàng .
4.3. Mối tương quan giữa hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận Thanh Xuân .
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ chủ yếu, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ xung cho nhau trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại. Tạo được nguồn vốn mới có cơ sở để sử dụng vốn và ngược lại, có sử dụng vốn tốt, hiệu quả mới tạo điều kiện phát triển nguồn vốn và mở rộg các hoạt động kinh doanh khác. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chỉ có thể phát huy hiệu quả trên cơ sở biết kết hợp hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
Trước đây, khi chưa chuyển sang hạch toán kinh doanh, hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn bị tách rời, sử dụng vốn chưa thực sự dựa trên nền tảng nguồn vốn huy động mà do Ngân hàng cấp trên điều hoà vốn theo một định mức không sát thực tế nhu cầu của nên kinh tế .
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phải că cứ vào hiệu quả sử dụng vốn để huy động vốn hoặc cho vay trong phạm vi nguồn vốn mà Ngân hàng có thể huy động được . Hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận Thanh Xuân đang ngày càng đổi mới và hoàn thiện hơn. Hiện nay, ngoài việc điều chuyể vốn lên Ngân hàng cấp trên, chi nhánh còn sử dụng vốn để cho vay đáp ứng các nhu cầu tín dụng của khách hàng.
Bảng 07: Mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn .
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1999 2000 2001
Tổn nguồn vốn huy động 29.000 47.800 159.720
Dư nợ cho vay 7.000 26.000 40.000
Tỷ lệ( cho vay/tổng nguồn)
24,14% 54,39% 25,04%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 1999-2001) Qua bảng trên cho ta thấy:
Dư nợ cho vay năm : 1999 là 7.000 triệu đồng . 2000 là 26.000 triệu đồng 2001 là 40.000 triệu đồng .
Tiến hành đồng thời với việc huy động vốn, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận Thanh Xuân cũng đã đẩy mạnh cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, sự biến động của doanh số cho vay cũng tương ứng với sự tăng giảm nguồn vốn. Tuy nhiên, khi phân tích đánh giá về tỷ lệ giữa doanh số cho vay/ tổng nguồn huy động qua các năm 1999, 2000, 2001 lần lượt là 24,14%, 54,39%, 25,04%, các tỷ lệ trên đã phản ánh một cách rõ nét về hiệu quả sử dụng vốn của
chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận Thanh Xuân . Năm 2001, tỷ lệ này là 25,04% và tỷ lệ Nợ quá hạn là 0,3%, chứng tỏ chi nhánh đã dần nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, tạo điều kiện cho việc duy trì hoạt động của Ngân hàng .
5. Những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp quận Thanh Xuân .
5.1. Kết quả đạt được:
+ Chi nhánh đã thành công trong việc mở rộng khách hàng .
Những ngày đầu hoạt động kinh doanh với khách hàng còn hạn chế và bị bó hẹp trong một số lĩnh vực thì ngày nay, phạm vi hoạt động của chi nhánh rất đa dạng và phong phú như: nông, lâm, diêm nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ với các thành phần kinh tế như : doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần…
+ Hoạt động huy động vốn của chi nhánh ngày càng được nâng cao. Thời gian qua, chi nhánh không những mở rộng hoạt động huy động vốn trên địa bàn quận Thanh Xuân mà còn tiếp cận và mở rộng phạm vi hoạt động với các hình thức vô cùng phong phú và đa dạng . Năm 2001 vừa qua, chi nhánh đã huy động được 159.720 triệu đồng , đây là một kết quả đáng khích lệ.
Những tồn tại trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp quận Thanh Xuân .
Hiện nay, tại chi nhánh phổ biến vẫn là huy động vốn ngắn hạn, còn đối với các nguồn vốn trung – dài hạn thì hầu như chưa có các công cụ thích hợp để huy động tối đa nguồn vốn có nhiều lợi thế này.
+ Công tác Marketing Ngân hàng, mở rộng thị trường còn hạn chế, chưa phong phú, chưa có hình thức hấp dẫn, phù hợp với tình hình hiện nay.
+ Hoạt động tiếp thị trong công tác huy động vốn chưa được tổ chức và thực hiện một cách bài bản.
+ Chi nhánh chưa huy động được số lượng vốn lớn bằng ngoại tệ. + Chi nhánh chưa có màng lưới quỹ tiết kiệm đến với các tầng lớp dân cư.
+ Chi nhánh chưa mở rộng các loại hình dịch vụ đến với khách hàng .
+ Cơ sở vật chất của chi nhánh còn nghèo nàn, lạc hậu.
+ Đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh ….
CHƯƠNG III: