Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PT CÔNG NGHỆ SỐ TTC (Trang 55 - 57)

- Tại công ty không có phần hành kế toán này

2.2.2.2.3. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu:

A. Phân loại nguyên vật liệu:

Trong doanh nghiệp NVL gồm nhiều loại , chủng loại khác nhau thường xuyên có vai trò , công dụng khác nhau và biến động thường xuyên liên tục trong quá trình sản xuất. Để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán tất yếu là phân loại NVL. Thông thường NVL trong DN được phân loại gồm:

* Căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò của NVL được chi thành các loại sau: - Nguyên vật liệu chính: Bao gồm các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp quá trình sản xuất để cấu thành nên thực thể sản phẩm của đơn vị như: Các loại giấy như: Giấy Op 100, Giấy C 300, Giấy C200, Giấy OP 80, biển bạt, sắt, nhôm....

- Nguyên vật liệu phụ: gồm các loại vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm hay phục vụ nhu cầu công nghệ. Ví dụ như: các loại mực in...

- Nhiên liệu: Bao gồm các loại vật liệu được dùng tạo ra năng lượng phục vụ cho hoạt động của các máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất . Ví dụ: bao gồm xăng, dầu khí đốt,,,

- Phụ tùng that thế, sữa chữa: là những chi tiết, phụ tùng máy móc thiết bị mà doanh nghiệp mua sắm dự trữ phục vụ cho việc sữa chữa thay thế máy móc.

- Phế liệu: Là những thứ bị loại ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị nhưng còn có thể tận dụng được hoặc bán ra được. Đây là vật liệu mà phần lớn giá trị sử dung được sử dụng hết.

* Căn cứ vào nguồn gốc của nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:

- Nguyên vật liêu mua ngoài: là những nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp mua ngoài thị trường.

- Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến. - Nguyên vật liệu tự gia công chế biến.

* Căn cứ vào mục đích sử dụng NVL doanh ngiệp sản xuất được chi thành: - Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh.

- Nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng.

Nguyễn Thị Hồng Thắm-Lớp:LTCĐ-ĐHKT19-K5 Báo cáo thực tập

- Nguyên vật liệu dùng cho quản lý và khâu bán hàng.

B. Đánh giá nguyên vật liệu:

Để phục vụ cho công tác quản lý , hạch toán kế toán NVL phải thực hiện việc đánh giá NVL.

Đánh giá nguyên vật liệu là dùng tiền để biểu hiện giá trị NVL theo nguyên tắc nhất định. Kế toán nhập- xuất nguyên vật liệu, tồn kho NVL phải phản ánh theo giá thực tế. Tuy nhiên trong không it doanh nghiệp để đơn giản và làm bớt khối lượng ghi chép, tính toán hàng ngày có thể sử dụng giá hạch toán tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu. Song dù đánh giá theo giá hạch toán, kế toán vẫn phải đảm bảo việc phản ánh tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu trên các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo kế toán theo giá thực tế.

Đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế:

- Về nguyên tắc nguyên vật phải ghi sổ theo giá thực tế và nhập bằng giá nào thì xuất theo gái đó.

- Giá thực tế của nguyên vật liệu là toàn bộ chi phí thực tế mà DN phảo bỏ ra để có được nguyên vật liệu đó. Giá thực tế bao gồm giá bản thân của NVL, chi phí thu mua, chi phí gia công, chi phí chế biến,

*Giá thực tế của vật liệu mua ngoài:

- Tùy theo nguồn nhập mà giá thực tế của NVL bao gồm các khoản chi phí khác nhau.

- Giá mua thực tế nguyên vật liệu bao gồm:

Giá TT vật liệu = Giá mua ghi trên hóa đơn - Chiết khâu TM giảm giá hàng bán + Các khoản thuế không được hoàn lại + CP trực tiếp khác liên quan đến thu mua - i phí mua ngoài bao gồm: Chi phí vận chuyển bốc dỡ, săp xếp, bảo quản, phân loại đóng gói, chi phí bảo hiểm ( nếu có) từ nơi mua về đến DN, tiền thuê kho, thuê bãi đỗ NVL, tiền công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mau độc lập, hao hụt tự nhiên trong định mức của quá trình thu mua.

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa: Kế toán -Kiểm toán

Chú ý:

+ Trường hợp nguyên vật liệu mua về dùng vào sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ thuộc đối thượng chịu thế GTGT, DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì giá mua ghi trên hóa đơn là giá mua chưa có thuế GTGT.

+ Trường hợp NVL mua về dùng vào sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, DN nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc đối tượng không chịu thuế GTGT thì giá mua ghi trên hóa đơn là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT.

Giá TT của NVL thuê ngoài gia công , chế

biến = Giá NVL xuất kho + Chi phí chế biến + CP khác có liên quan Giá TT của NVL tự

chế biến = Giá trị NVL xuất kho + Chi phí chế biến

- Giá thực tế của NVL nhận góp liên doanh, vốn cổ phần hoặc thu hồi vốn góp là giá thực tế được các bên tham gia góp vốn thống nhất đánh giá.

- Giá thực tế của NVL thu nhặt được, phế liệu thu hồi là giá trị thực tế ước tính có thể sử dụng được hoặc so thể bán được trên thj trường.

- Giá thực tế của NVL được tặng,, thưởng, biếu, giá thực tế tính theo giá thị trường tương đương.

* Giá thực tế NVL xuất kho:

Hiện nay công ty TNHH Thương Mại và PT Công Nghệ Số TTC đã dùng phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp này dựa trên giả thiết NVL nhập trước được xuất hết xong mới xuất đến lần nhập sau. Giá thực tế của NVL xuất dùng được tính hết theo giá nhập kho lần trước, xong mới tính theo giá nhập lần sau.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PT CÔNG NGHỆ SỐ TTC (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w