Nhận xét đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị thoái hoá khóp gối bằng phương pháp rửa khớp và làm sạch khớp qua nội soi (Trang 49 - 50)

III. Những khó khăn khác

4.1Nhận xét đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu bao gồm 30 bệnh nhân, 12 bệnh nhân nam và 18 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 58 tuổi (dao động từ 39 đến 79) (biểu đồ 1).

Tuổi trung bình của bệnh nhân nữ 57 tuổi cao hơn so với bệnh nhân nam, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (bảng 1).

Bệnh nhân có tuổi cao nhất là 78 tuổi (1 bệnh nhân), thấp nhất là 40 tuổi (1 bệnh nhân).

Trong nghiên cứu bao gồm 30 khớp gối nội soi (24 khớp gối trái, 32 khớp phải), có 7 bệnh nhân bị mắc bệnh cả 2 khớp, tuy nhiên BN được soi tại bên khớp gối nặng hơn bên đối diện (bảng 3 ).

Thời gian mắc bệnh trung bình tính từ khi có triệu chứng khởi phát cho tới khi được soi khớp của bệnh nhân 39.20 ± 19.60 tháng. Thời gian mắc bệnh dài nhất là 8 năm (96 tháng), ngắn nhất là 1 năm (12 tháng) (bảng 4 ).

Hầu hết các BN đều được gây tê tại chỗ trong quá trình nội soi, việc gây tê tại chỗ mang lại là rất nhiều ưu điểm [84 ], có thể trao đổi dễ dàng và hợp tác cùng người bệnh. Một thuận lợi khác của việc gây tê cục bộ là làm giảm thời gian nằm viện, ít tốn kém. Sau cùng, nó làm giảm nguy cơ gây tụ máu hoặc tắc mạch do ga rô gây ra.

100% bệnh nhân trước điều trị đều có triệu chứng đau khớp. Có 1 bệnh nhân có điểm Lequesne ở mức độ nặng (chiếm tỷ lệ 3.3%, tính trên tổng số bệnh nhân nghiên cứu) còn lại bệnh nhân đều mức độ rất nặng và trầm trọng (chiếm tỷ lệ 43.3% và 53.3% tương ứng, tính trên tổng số bệnh nhân nghiên cứu) (bảng 5).

Trong số các bệnh nhân có biểu hiện tràn dịch khớp, số lần tràn dịch trung bình nhóm bệnh nhân nam (2 lần) ít hơn so với nhóm bệnh nhân nữ (4 lần), nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Bệnh nhân cổ số lần tràn dịch khớp nhiều nhất là 7 lần, ít nhất là 3 lần. Tính chung trên toàn bộ nhóm bệnh nhân nghiên cứu, số lần tràn dịch khớp trung binh là 3 lần tính từ lần tràn

dịch khớp đầu tiên dến khi bệnh nhân đến viện nội soi khớp.

Có 1 bệnh nhân không có biểu hiện tràn dịch khớp trong, quá trình diễn biến của bệnh, nhưng rất đau và hạn chế phạm vi cử động khớp (bảng 8 ).

Toàn bộ bệnh nhân nghiên cứu đều đã được sử dụng các thuốc chống viêm trước khi vào viện nội soi khớp, trong đó 96.67% số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID), và 93.33% bệnh nhân được tiêm corticoid tại khớp ít nhất 3 lần mà vẫn không đáp ứng với điều trị (bảng 9).

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị thoái hoá khóp gối bằng phương pháp rửa khớp và làm sạch khớp qua nội soi (Trang 49 - 50)