Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trộn

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển giám sát quá trình trộn thức ăn gia súc tại công ty cổ phần dinh dưỡng việt tín yên bái (Trang 36 - 37)

Hiện nay, các quy trình công nghệ chế biến hỗn hợp thức ăn chăn nuôi

đều dùng cách trộn cơ khí với nguyên lý chung là khuấy trộn các thành phần thức ăn bằng các công cụ trộn có cơ cấu quay. Trong thực tế, với nguyên lý trộn kiểu cơ khí không thểđạt đến trạng thái lý tưởng được, vì đó là một trạng thái ngẫu nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Một số tác giảđã phân tích như sau: Trong máy trộn khi làm việc đều diễn ra hai quá trình thuận nghịch, quá trình thuận làm tăng độ trộn đều, quá trình nghịch gây lên hiện tượng phân lớp làm giảm độ trộn đều. Hai quá trình đó diễn biến theo thời gian trộn, tới lúc hỗn hợp đạt trạng thái “cân bằng động lực” thì tỉ lệ thành phần trong mẫu đo sẽ

không thay đổi nữa nếu tiếp tục trộn thêm. Nhưng sau trạng thái cân bằng động lực học này, nếu tiếp tục trộn nữa thì độ trộn đều có thể bị giảm đi (hình 1.16). 0 97 90 60 40 20 θ % 5 10 15 20 25 t,ph 1,0 M 0,5 t,ph θ0 1 2 a, b,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 26

Hình 1.15. Đồ thịđộng học của quá trình trộn

a) Độ trộn đều phụ thuộc thời gian trộn

b) Quá trình thuận nghịch (M: trạng thái cân bằng) Căn cứ vào yêu cầu vềđộđồng đều cho sản phẩm thức ăn gia súc phải

đạt ≥ 90%. Từ đồ thị thấy, thời gian tính cho một mẻ trộn đối với máy trộn thông thường là 6 đến 10 phút. Nếu thời gian trộn ít hơn sẽảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm. Nếu thời gian trộn lớn hơn thì chất lượng cũng không tăng nhiều.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển giám sát quá trình trộn thức ăn gia súc tại công ty cổ phần dinh dưỡng việt tín yên bái (Trang 36 - 37)