Kết quả đo tiếng ồn

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá chất lượng không khí xung quanh ảnh hưởng đến sự suy giảm số lượng đàn dơi ở chùa mahatup thành phố sóc trăng (Trang 53 - 58)

Quá trình đo tiếng ồn được thực hiện vào những ngày thường và các ngày lễ dân tộc (Chol Chnam Thmay, lễ Sel Dolta, lễ Ok Om Bok) trong điều kiện thời tiết tương đối ổn định, không có sự thay đổi đột ngột về nhiệt, trời ít gió hoặc đứng gió nên không ảnh hưởng nhiều đến các giá trị đo.

Bảng 4.10 Kết quả đo tiếng ồn (dB) Điểm Lần thu A1 A2 A3 A4 A5 Lần 1 90,5 - - - - Lần 2 60 59,5 57,6 60,1 55,5 Lần 3 91 - - - - Lần 4 87,6 58,9 55,5 52 57,1

Nhìn chung, tiếng ồn tại các vị trí quan trắc có sự khác biệt rõ rệt giữa các vị trí thu mẫu (Hình 4.15). So sánh giữa các vị trí quan trắc trong 2 đợt thì mức ồn vị trí A1 cao nhất dao động từ 60 – 87,6 dB, các vị trí A2, A3, A4, A5 dao động trong khoảng 52 – 60,1 dB.

Hình 4.15 Biểu đồ so sánh độ ồn giữa các lần đo

So sánh với quy chuẩn thì nhìn chung mức ồn tại các vị trí quan trắc với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT ở khu vực đặc biệt (khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác) đối với điểm A1 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT ở khu vực thông thường đối với điểm A2, A3, A4, A5.

- Vào thời điểm khảo sát lần 2 (ngày 14 - 15/7/2014) nhằm vào ngày thứ 2 và thứ 3 đầu tuần, lượng du khách đến chùa chủ yếu là các phật tử từ các khu vực xung quanh đến cúng bái, lượng du khách đến theo các tour du lịch và tham quan không nhiều tại vị trí A1. Các vị trí A2, A3, A4 và A5 thuộc các vùng phụ cận nên mức ồn tương đối thấp chủ yếu do giao thông và các hoạt động sinh hoạt.

- Vào thời điểm khảo sát lần 4 (ngày 6 - 7/11/2014) nhằm lễ hội Ok Om Bok, một trong những ngày lễ lớn của đồng bào dân tộc Khmer nên thu hút đông đảo khách hành hương, du lịch từ các tỉnh lân cận. Mức ồn tại vị trí khảo sát A1 trong lần 4 cao hơn lần 2. Các vị trí A2, A3, A4 và A5 thuộc các vùng phụ cận nên mức ồn tương đối thấp và không chênh lệch nhiều với lần đo đợt 2. Nguồn phát ra tiếng ồn chủ yếu do giao thông và các hoạt động sinh hoạt.

Hình 4.16 Diễn biến mức ồn tại các giá trị đo

Dựa vào biểu đồ hình 4.16, ta thấy mức ồn tại các vị trí quan trắc lần 2 (14 - 15/7/2014) và lần 4 (6 - 7/11/2014) như sau:

Tại vị trí A1 cho thấy mức ồn dao động từ 60 – 87,6 dB đã vượt qua QCVN 26:2010/BTNMT đối với khu vực đặc biệt. Đây là khu vực ngay lối đi dành cho khách du lịch, nằm bên phải chánh điện chùa Dơi, gần với ban nhạc lễ phục vụ khách du lịch của chùa. Đặc biệt, trong lần khảo sát 4 nhằm ngày diễn ra lễ hội Ok Om Bok nên lượng du khách đến tham quan và cúng bái tại hùa nhiều hơn thời điểm khảo sát trước. Vì đây là lễ hội lớn trong năm của người Khmer, là thời điểm diễn ra sự kiện Đua ghe Ngo trên sông Maspéro tại thành phố Sóc Trăng nên thu hút một lượng lớn khách du lịch từ các tỉnh lân cận đến tham gia, cổ vũ. Nên độ ồn tại lần khảo sát 4 (87,9 dB) cao hơn lần khảo 2 (60 dB), đã vượt quá mức giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT.

Tại vị trí A2 mức ồn dao động từ 58,9 – 59,5 dB không vượt qua QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn đối với khu vực thông thường. Đây là khu vực thuộc thị trấn Mỹ Xuyên, xung quanh cây cối um tùm, nguồn phát ra tiếng ồn chủ yếu là xe cộ qua lại nhưng với mật độ thấp nên mức ồn nằm trong giới hạn cho phép.

Tại vị trí A3 mức ồn dao động từ 55,5 – 57,6 dB không vượt qua QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn đối với khu vực thông

thường. Đây là khu vực thuộc xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, vị trí này gần sông, nằm trên tuyến đường nông thôn,… nên rất ít xe cộ qua lại. Tiếng ồn do giao tiếp, xe máy, thuyền tàu qua lại nhưng không quá lớn để vượt mức quy chuẩn về tiếng ồn.

Tại vị trí A4 mức ồn dao động từ 52 – 60,1 dB không vượt qua QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn đối với khu vực thông thường. Đây là khu vực hạt kiểm lâm An Thạnh Nam, nằm trên đường đê ven rừng, vị trí này khá yên tĩnh do bốn bề xung quanh là cây cối, ít nhà của của người dân chủ yếu là các túp lều tạm bợ của người dân nuôi tôm xung quanh. Tiếng ồn chủ yếu là do chim muông trong rừng vọng ra hoặc do các máy tạo oxy từ các cánh đồng nuôi tôm nên không đủ lớn để vượt quy chuẩn về tiếng ồn.

Tại vị trí A5 mức ồn dao động từ 55,5 – 57,1 dB không vượt qua QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn đối với khu vực thông thường. Đây là khu vực thuộc xã Song Phụng huyện Long Phú, vị trí đo nằm trong vườn nhãn của hộ ông Đặng Văn Lượm, do nằm trong vườn nên bốn bề đều là cây cối tiếng ồn chủ yếu do các hoạt động sinh hoạt của người dân nên mức ồn nằm trong giới hạn cho phép.

Nhìn chung, các điểm A2, A3, A4, A5 mức ồn đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT. Tuy nhiên, riêng điểm A1 có xu hướng bị ô nhiễm ô nhiễm tiếng ồn.

Hình 4.17 Diễn biến mức ồn giữa các lần đo tại chùa

Từ biểu đồ thể hiện mức ồn giữa các lần đo tại chùa Mahatup (Hình 4.17) ta thấy qua các lần đo mức ồn tại chùa khá cao vượt mức giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Trong các lần khảo sát ta thấy rằng mức ồn tại chùa có sự chênh lệch rất rõ giữa các ngày, cụ thể là các ngày thường và các ngày lễ trong năm. Mức ồn tại lần khảo sát 2 (ngày thường) dao động trong khoảng 60 dB đã vượt giới hạn cho phép. Đặc biệt, vào ngày lễ mức ồn dao động từ 87,6 - 91 dB vượt quá mức giới hạn cho phép về quy

chuẩn tiếng ồn tại các khu vực đặc biệt. Điều này cho thấy lượng du khách đến hành hương, viếng chùa cao hơn vào ngày thường, mặt khác lễ tết Chol Chnam Thmay và lễ hội Ok Om Bok là 2 ngày lễ rước nước và đưa nước lớn trong năm đối với đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ nên đặc biệt được nhiều du khách quan tâm.

So sánh giữa các lần đo tại vị trí A1 tất cả đều cao hơn mức cho phép là 55 dB, tính từ 6 giờ sáng đến 21 giờ tối so với QCVN 26: 2010/BTNMT. Điều này cho thấy tại khu vực Dơi đậu trong chùa có dấu hiệu bị ô nhiễm tiếng ồn, tuy nhiên vào các ngày lễ tiếng ồn bị ô nhiễm ở mức báo động, mức ồn khá cao so với quy chuẩn, còn vào những ngày thường thì ô nhiễm tiếng ồn ở mức nhẹ. Cũng cần lưu ý là trong quá trình đo, ngoài các âm thanh do tiếng người, tiếng nhạc cụ phát ra, còn có tiếng của Dơi phát ra trong quá trình tranh giành chỗ đậu hoặc chuyền cành.

Dựa vào các nghiên cứu trước đây về độ ồn được đo tại chùa Mahatup năm 2013.7

Bảng 4.11 Kết quả đo độ ồn vào ngày lễ Ok Om Bok

Năm

Vị Trí 2013 2014

A1 72,2 87,6

Hình 4.18 So sánh mức ồn vào ngày lễ Ok Om Bok năm 2013 và 2014

Từ biểu đồ hình 4.18 so sánh mức ồn vào ngày lễ Ok Om Bok năm 2013 và năm 2014 tại Chùa ta thấy so với năm 2013 thì mức ồn vào ngày lễ Ok Om Bok năm nay (87,6 dB) cao hơn năm rồi (72,2 dB). Độ ồn đo được vào ngày này khá cao, cao hơn giới hạn cho phép QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn là 55 dB đối với khu vực đặc biệt. Lễ hội Ok Om Bok là một trong các ngày lễ chính của đồng bào dân tộc Khmer, lượng du khách về Chùa hành hương đông hơn so

7Nguồn: Nguyễn Mai Hoàng Tùng, 2013.Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm k hông k hí và tiếng ồn đến tập tính và đời sống của loài dơi khu vực Chùa Dơi (Mahatup), thành phố Sóc Trăng

với ngày thường nên độ ồn vào ngày này thường khá cao. Bên cạnh đó, lễ Ok Om Bok vào năm 2013 cũng là thời điểm diễn ra Festival Đua ghe Ngo lần 1 nên thu hút một lượng lớn khách du lịch từ các tỉnh lân cận. Năm nay lễ hội Đua ghe Ngo diễn ra trên sông Maspéro (thành phố Sóc Trăng) đã thu hút hàng ngàn người dân tham gia cỗ vũ tại hai bên bờ sông. Mặt khác, năm nay Đua ghe Ngo trở thành một trong những sự kiện nằm trong Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long (MDEC Sóc Trăng 2014), thu hút hàng ngàn đồng bào dân tộc trong tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh lân cận tham dự. Sự kiện MDEC thu hút nhiều người dân, khách du lịch không chỉ đến tham quan triển lãm mà du khách còn đến Chùa Dơi thắp hương, viếng bái. Do đó mức ồn tại Chùa năm 2014 cao hơn năm 2013, do sau sự kiện Đua ghe Ngo người dân thường đổ về Chùa viếng bái, thắp hương.

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá chất lượng không khí xung quanh ảnh hưởng đến sự suy giảm số lượng đàn dơi ở chùa mahatup thành phố sóc trăng (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)