Dơi tại chùa Mahatup
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm đến suy giảm số lượng cá thể Dơi tại chùa Mahatup của người dân phụ cận (n=374)
Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm đến suy giảm số lượng cá thể Dơi tại chùa Mahatup của cán bộ lãnh đạo tỉnh SócTrăng (n=30)
Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm đến suy giảm số lượng cá thể Dơi tại chùa Mahatup của khách du lịch (n=50)
Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm đến suy giảm số lượng cá thể Dơi tại chùa Mahatup của người dân lân cận (n=52)
Từ kết quả biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của người dân, cán bộ, khách du lịch đến sự suy giảm số lượng cá thể đàn Dơi tại Chùa xếp theo 5 cấp độ quan trọng: quan trọng thứ 1, quan trọng thứ 2, quan trọng thứ 3, quan trọng thứ 4 và mức quan trọng thứ 5.
Bảng 4.4 Bảng thể hiện mức độ quan tâm về nguyên nhân suy giảm số lượng cá thể Dơi tại chùa của người dân vùng phụ cận
Từ biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của người dân vùng phụ cận (Hình 4.7 và Bảng 4.4) ta thấy 198 ý kiến cho rằng việc săn bắt là mức quan trọng nhất, 103 ý kiến cho rằng thiếu nguồn thức ăn là mức quan trọng thứ 2, 106 ý kiên xếp việc đàn Dơi đi chỗ khác sinh sống vào mức quan trọng thứ 3, 99 ý kiến cho rằng việc ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đàn Dơi vào mức quan trọng thứ 4, 206 ý kiến cho rằng dịch bệnh làm suy giảm số lượng cá thể đàn Dơi nghiêm trọng.
Bảng 4.5 Bảng thể hiện mức độ quan tâm về nguyên nhân suy giảm số lượng cá thể Dơi tại chùa của cán bộ lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm của cán bộ lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng (Hình 4.8 và Bảng 4.5) ta thấy 18/30 ý kiến nhận định của các cán bộ tỉnh cho là việc săn bắt quá mức là mức quan trọng nhất dẫn đến suy giảm số lượng cá thể Dơi tại chùa; 10 ý kiến cho rằng việc đàn Dơi đi chỗ khác là nguyên nhân quan trọng thứ 2, 16 ý kiến nhận định thiếu nguồn thức ăn là nguyên nhân quan trọng thứ 3, 15 ý kiến cho rằng ô nhiễm môi trường là nguyên nhân quan trọng thứ 4, 18 ý kiến xếp dịch bệnh là nguyên nhân quan trọng thứ 5.
Săn bắt Thức ăn Ô nhiễm môi trường Dịch bệnh Đi chỗ khác
Quan trọng thứ 1 198 54 41 6 75
Quan trọng thứ 2 89 103 95 14 72
Quan trọng thứ 3 50 72 93 54 106
Quan trọng thứ 4 23 68 99 94 89
Quan trọng thứ 5 14 77 46 206 31
Săn bắt Thức ăn Ô nhiễm môi trường Dịch bệnh Đi chỗ khác
Quan trọng thứ 1 18 4 3 0 5
Quan trọng thứ 2 9 5 6 0 10
Quan trọng thứ 3 1 16 4 1 8
Quan trọng thứ 4 1 3 15 11 0
Bảng 4.6 Bảng thể hiện mức độ quan tâm về nguyên nhân suy giảm số lượng cá thể Dơi tại chùa của khách du lịch
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về nguyên nhân suy giảm số lượng cá thể Dơi tại chùa của khách du lịch (Hình 4.9 và Bảng 4.6) ta thấy 21 khách du lịch nhận định rằng việc săn bắt là nguyên nhân quan trọng nhất, 16 ý kiến cho rằng đi chỗ khác là nguyên nhân quan trọng thứ 2 , 18 ý kiến cho rằng thiếu nguồn thức ăn là nguyên nhân quan trọng thứ 3, 21 ý kiến cho rằng ô nhiễm môi trường là mức quan trọng thứ 4 gây nguyên nhân suy giảm cá thể Dơi, 32 người cho rằng có thể dịch bệnh cũng là nguyên nhân khiến đàn Dơi bị giảm xếp vào mức quan trọng thứ 5.
Bảng 4.7 Bảng thể hiện mức độ quan tâm về nguyên nhân suy giảm số lượng cá thể Dơi tại chùa của người dân vùng lân cận
Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm về nguyên nhân suy giảm số lượng cá thể Dơi tại chùa của người dân vùng lân cận (Hình 4.10 và Bảng 4.7) ta thấy 23 ý kiến xếp việc đàn dơi đi chỗ khác vào nguyên nhân quan trọng nhất, 21 ý kiến của người dân cho rằng việc săn bắt quá mức vào nguyên nhân quan trọng thứ 2, 24 người cho rằng thiếu nguồn thức ăn vào nguyên nhân quan trọng thứ 3, 17 ý kiên cho rằng ô nhiễm môi trường là nguyên nhân quan trọng thứ 4, 25 ý kiến nhận định dịch bệnh là nguyên nhân khiến đàn Dơi bị suy giảm xếp vào nguyên nhân quan trọng thứ 5.
Dựa vào kết quả phân tích trên thì hầu hết các đối tượng được phỏng vấn đều nhận định rằng mức quan trọng nhất dẫn đến sự suy giảm cá thể Dơi tại chùa là săn bắt quá mức khi đàn Dơi đi kiếm ăn. Tuy nhiên, người dân lân cận sống xung quanh khu vực chùa lại cho rằng đàn Dơi di trú (đi chỗ khác) là yếu tố quan trọng nhất. Nguyên nhân có thể các hộ dân trong khu vực xung quanh chùa thường xuyên được phổ biến các văn bản, thông tin về việc cấm săn bắt Dơi nên có thể họ nghĩ việc săn bắt Dơi sẽ vi phạm pháp luật nên mức độ săn bắt Dơi không quan trọng.
Tuy nhiên ở mức độ 2 và 3 thì có sự khác biệt giữa các nhóm phỏng vấn. Đối với nhóm khách du lịch và cán bộ thành phố đều cùng ý kiến cho việc đàn Dơi di cư
Săn bắt Thức ăn Ô nhiễm môi trường Dịch bệnh Đi chỗ khác
Quan trọng thứ 1 21 14 2 0 13
Quan trọng thứ 2 16 9 7 3 16
Quan trọng thứ 3 7 18 16 4 5
Quan trọng thứ 4 6 8 21 11 9
Quan trọng thứ 5 5 1 4 32 7
Săn bắt Thức ăn Ô nhiễm môi trường Dịch bệnh Đi chỗ khác
Quan trọng thứ 1 6 11 7 5 23
Quan trọng thứ 2 21 10 6 3 12
Quan trọng thứ 3 13 24 6 4 5
Quan trọng thứ 4 7 6 17 15 7
sang nơi khác là mức quan trọng thứ 2, thiếu nguồn thức ăn là mức quan trọng thứ 3, còn người dân lân cận cho là săn bắt là mức quan trọng thứ 2, thiếu nguồn thức ăn là mức quan trọng thứ 3. Đối với vùng phụ cận, người dân cho rằng việc thiếu thức ăn làm suy giảm số lượng cá thể Dơi tại chùa là mức quan trọng thứ 2. Trong những năm gần đây, hiện trạng thay đổi đất canh tác của người dân trên địa bàn tỉnh làm suy giảm nghiêm trọng nguồn thức ăn của Dơi, do đàn Dơi sống tại chùa thường đi ăn tại các vùng phụ cận, nơi có nguồn trái cây hoang dã, tuy nhiên do thay đổi hiện trạng đất canh tác, nhiều vùng chuyển sang nuôi tôm, trồng mía,… làm cho lượng thức ăn cho đàn Dơi bị giảm, buộc chúng phải tìm thức ăn tại các vườn cây ăn trái của người dân và bị bắt.
Ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, các nhóm đối tượng đều lần lượt nhận định ở mức quan trọng thứ 4 và thứ 5.
Nguyên nhân săn bắt quá mức
Số lượng cá thể Dơi có xu hướng giảm nhiều theo thời gian, ngoài lý do giảm vùng kiếm ăn, mắc bẫy, còn do săn bắt để kinh doanh vì nhiều người còn tin là thịt dơi bổ dưỡng và có nhiều vị thuốc trị bệnh. Theo một số người được phỏng vấn đều cho rằng một con Dơi có thể bán được vài trăm ngàn nên một số người thấy lợi trước mắt mà cố săn bắt bán cho các nhà hàng, các quán nhậu trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, đàn Dơi thường đi kiếm ăn xa ở các vùng lân cận (di chuyển từ 60 – 100 km), nơi có nhiều trái cây, vườn nhãn, xoài, ổi,… của người dân địa phương nên bị bắt, mắc bẫy do người dân giăng lưới, làm bẫy bảo vệ lợi nhuận, kinh tế của họ. Cách săn bắt phổ biến hiện nay là dựng 3 cây tre (cao khoảng 10 m/cây) giăng lưới hình tam giác gần các vườn cây ăn trái.
Nguyên nhân khiến đàn Dơi bỏ chùa đi chỗ khác
Cháy chùa xảy ra vào khoảng hơn 3h sáng ngày 15/08/2007, phải hơn 2 giờ sau thì đám cháy mới được dập tắt. Lúc xảy ra cháy cũng là lúc đàn Dơi đi ăn trở về chùa, có thể đàn Dơi hoảng sợ trước đám cháy lớn cùng với khói bụi lớn đã khiến đàn Dơi di tản khá nhiều. Sau khi ngôi chánh điện được xây dựng, trùng tu lại, đàn Dơi lần lượt kéo về và vẫn chọn ngôi chùa là nơi cư ngụ của chúng, nhưng số lượng không thể nhiều bằng lúc Chùa chưa bị cháy.
Nguyên nhân dịch bệnh
Theo lời sư Thạch Sa Quanh thì thỉnh thoảng cũng có Dơi chết ở gốc cây sao, có thể do đường kiếm ăn xa gặp nắng gặp mưa, Dơi cũng như con người cũng có thể bệnh, khi nắng quá nóng cũng có thể tác động đến dơi đển hình như Dơi quạ ở Australia khi gặp nắng nóng sẽ khiến những con Dơi này chết hàng loạt. Việc thu hẹp đáng kể diện tích của nhóm cây lâu năm cũng như việc thay các cây hoang dã có tầng tán cao thành nhóm cây ăn trái có tầng tán thấp tạo ra các ảnh hưởng rất xấu đối với đàn dơi. Nguồn thức ăn tự nhiên bi giảm buộc chúng phải kiếm ăn trong các vườn cây
ăn trái của người dân địa phương nên tăng nguy cơ ngộ độc từ thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, các chất hóa học khác,... trên cây ăn trái. Tất cả các chất hóa học này sẽ ảnh hưởng xấu đối với Dơi, khiến chúng bị ngộ độc hoặc bị chết ngay tại chỗ.
Nguyên nhân ô nhi ễm môi trường
Đường xá được mở rộng để phục vụ khách hành hương, nhưng lại ảnh hưởng đến đàn dơi. Mặt khác, đối diện với cổng chùa chưa đến 100 m là một khu phục vụ du lịch với đầy đủ nhà hàng, cửa hàng bán quà lưu niệm, bãi đậu xe,… được xây dựng ngay trên phần đất của khu di tích. Các hoạt động đưa đón khách, vui chơi giải trí, không chỉ phục vụ khách du lịch mà còn thường xuyên tổ chức tiệc tùng, đám cưới, hát hò gây ảnh hưởng đến đàn Dơi đang sinh sống trong chùa bởi tiếng ồn, khói bụi,…
Chất lượng môi trường xung quanh chùa đã thay đổi không còn thích hợp cho đàn Dơi sinh sống, hàng năm chùa tiếp nhận hàng ngàn khách du lịch nên lượng bụi, tiếng ồn do du khách và các hoạt động du lịch đã tác động đến đàn Dơi. Đặc biệt vào những ngày rằm hoặc lễ hội trong năm, khách hành hương đổ về Chùa rất đông làm xáo trộn sinh cảnh khiến đàn Dơi bỏ đi tìm kiếm môi trường sống tốt hơn.
Qua khảo sát thực tế ta thấy vào những ngày nắng thì khu nhà vệ sinh công cộng gần khu vực Dơi cư trú bốc mùi rất khó chịu. Bên cạnh đó tình trạng ẩm ướt, nước đọng vào mùa mưa cũng có mùi rất khó chịu, ảnh hưởng đến đàn Dơi rất nhiều vì bên trên là nơi đàn Dơi ngủ mỗi ngày. Sinh cảnh trong khuôn viên chùa chưa thật sự tạo được môi trường thiên nhiên thích hợp để đàn Dơi trú ẩn và phát triển.
Xung quanh chùa là ruộng lúa, việc đốt đồng sau khi thu hoạch tạo ra khói và nhiệt ít nhiều ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của đàn Dơi sống trong Chùa. Mặt khác, việc đốt lá cây, thắp hương trong Chùa cũng có thể tác động đến đàn Dơi sống bên trên.
Các chuyên gia cho biết, giống như khói thuốc lá, khói than, khói hương (nhang) có chứa các hoạt chất độc hại như benzen, toluene, xylenes,… Khói hương, vốn là thứ khói có mùi thơm quyến rũ, là nguyên nhân trực tiếp sẽ kích ứng đường hô hấp, có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong. Thành phần tạo mùi thơm trong khói nhang là những hợp chất benzene. Theo kết quả nghiên cứu của một nhà khoa học người Đan Mạch, khí butadiene và benzene chiếm từ 2,3 đến 7,84 phần triệu (trong không khí) sau khi đốt nhang hai phút trong phòng kín. Khí benzene có thể làm tổn thương mắt, da, hệ hô hấp, hệ thần kinh trung ương, gan, thận cũng như làm mất điều hòa cơ thể và trầm cảm. Đây là lý do vì sao nhiều người khi ở trong khu vực có mùi khói nhang đậm đặc có thể bị ho, chảy nước mắt hoặc cảm thấy choáng váng, nhức đầu và khó thở. Khi ra nơi không khí trong lành và thoáng đãng, những biểu hiện này tự dưng biến mất và thoải mái trở lại.
Kết quả nghiên cứu thực hiện tại Singapore từ năm 1993 – 2005 của tiến sĩ Jeppe T. Friborg trên 61.320 người Hoa khỏe mạnh cho thấy: có 325 trường hợp bị
ung thư đường hô hấp trên và 821 trường hợp bị ung thư phổi có liên quan chặt chẽ với việc hít khói nhang thường xuyên và lâu dài. Một người đốt nhang hằng ngày trong vòng 40 năm sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường hô hấp trên bao gồm ung thư lưỡi, vòm miệng và xoang cao hơn 70% so với người không tiếp xúc với khói nhang. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi bác sĩ Manoon Leechawengwon ở Thái Lan kéo dài 2 năm với sự tham gia của các nhà tu hành được giao nhiệm vụ dọn những que nhang đang cháy âm ỉ còn đưa ra kết luận: “Một cây nhang sẽ tạo ra lượng hóa chất gây ung thư tương tự một điếu thuốc lá”. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên động vật đã cho thấy việc tiếp xúc dài ngày với khói hương có thể gây những thay đổi về chuyển hóa, làm tăng nguy cơ viêm ở mạch máu và ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Từ các nghiên cứu khói hương đối với người và động vật, ta thấy khói hương đốt tại Chùa hằng ngày sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của đàn Dơi đang sinh sống bên trên. Khói từ việc đốt lá cây, thắp hương bay lên có thể làm cho Dơi bị cay mắt hoặc gây khó chịu, đặc biệt vào các ngày lễ hội với số du khách hành hương trong và ngoài tỉnh về Chùa lớn, việc thắp hương, đốt nhang vào các ngày này sẽ tạo ra một lượng lớn khói chứa chất độc hại gây ảnh hưởng không chỉ cho con người mà ngay cả đàn Dơi đang sinh sống bên trên. Tuy nhiên từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào cho thấy ảnh hưởng của khói nhang đến đàn Dơi nhưng có thể sẽ tác động ít nhiều đến đàn Dơi do khói hương sẽ bay lên trên, nơi cá thể Dơi đang sinh sống.
Hình 4.11 Khu vực nhà vệ sinh công cộng tại chùa