Tại châu Âu, sự xáo trộn và thay đổi môi trường sống và chỗ ngủ do sự phát triển và đô thị hóa được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với các quần thể Dơi. Chín trong số mười hai mối đe dọa đến loài Dơi nêu ở Anh báo cáo năm 2010 cho Ban EUROBATS có liên quan đến đô thị hóa và phát triển tức là xây dựng phá dỡ, xây dựng thay đổi, chuồng chuyển đổi, mất sinh cảnh trong đề xuất quy hoạch, mất cảnh quan đất canh tác, thiếu kiến thức về các phương pháp giảm thiểu tác động của tua bin gió, chia cắt sinh cảnh,…
Đô thị hóa – hiện đại hóa đất nước đã ảnh hưởng đến môi trường sống của Dơi thông qua việc xáo trộn ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn và các hoạt động khác của con người. Những thay đổi trong môi trường sống ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng và khả năng tìm kiếm thức ăn, nước uống của con Dơi. Các khu vực cảnh quan như hàng rào, bờ sông, kênh rạch, vườn trái cây,… là những nơi quan trọng để tìm đàn Dơi tìm
kiếm thức ăn và đi lại (Limpens & Kapteyn 1991; Verboom và cộng sự năm 1999). Phát triển đô thị hóa dẫn đến tình trạng ô nhiễm ánh sáng ngày càng cao hơn. Ô nhiễm ánh sáng là một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến tất cả các sinh vật trên Trái Đất trong đó có con người (Cinzano et al. 2001). Một số lĩnh vực điện chiếu sáng đã tăng lên về đêm bầu trời sáng 20% (Hendry 1984). Ánh sáng nhân tạo trên toàn thế giới đang tăng lên khoảng 6% một năm (Hölker 2010b et al.), tại Vương quốc Anh từ năm 1993 đến năm 2000 ô nhiễm ánh sáng tăng lên 24%. (Anon. 2003)
Môi trường sống và chỗ ngủ của Dơi đang chịu áp lực ngày càng tăng do sự xáo trộn từ ánh sáng nhân tạo. Các khu vực môi trường sống, chỗ ngủ và tìm kiếm thức ăn là nền tảng cho sự tồn tại của nhiều quần thể Dơi (Verboom & Huitema 1997). Ánh sáng nhân tạo cũng có thể gây tổn hại môi trường sống, khả năng kiếm ăn của Dơi trực tiếp do độ chiếu sáng cao, hoặc gián tiếp bằng cách cắt đứt các tuyến đường bay đi lại của Dơi qua ánh sáng từ hàng rào, hàng cây, tuyến đường và kênh rạch,… (Racey
2006).
Dơi không mù nhưng đã phát triển một hệ thống định hướng rất tinh vi cho phép chúng tránh chướng ngại vật và tìm kiếm nguồn thức ăn. Trong chuyến bay Dơi tạo ra một dòng của các cuộc gọi có âm vực cao và lắng nghe lặp lại để tạo ra một hình ảnh âm thanh của môi trường xung quanh. Điều này được biết đến như vị bằng tiếng vang.
Dựa theo Nghiên cứu sơ bộ về ảnh hưởng của ánh sáng nhân tạo và tiếng ồn đối với hành vi của loài Dơi. Dơi có xu hướng tránh các khu vực có nhiều tiếng ồn và ánh sáng. Nghiên cứu được thực tại 4 địa điểm Tilgate Park (sáng/ồn), North Lewes (sáng/yên tĩnh), Plashett Lakes (tối/ồn) và Barcombe Mills (tối/yên tĩnh), cho thấy rõ rằng tại khu vực tối và yên tĩnh là nơi lý tưởng nhất cho Dơi sinh sống và hoạt động. Barcombe Mills có số lượng lớn Dơi và các hoạt động của chúng mỗi đêm. Trong khi đó tại Tilgate Park nơi có độ sáng lớn và độ ồn cao, số lượng dơi và hoạt động của chúng là thấp nhất.
Giá trị tiếng ồn đo đạc tại các khu vực “yên tĩnh” có giá trị từ 41,9 – 58 dB, và giá trị tiếng ồn tại các khu vực “ồn ào” có giá trị từ 58,6 – 65,5 dB.
Giá trị ánh sáng đo đạc tại khác khu vực “tối” là 0,5 lux, và giá trị ánh sáng tại các khu vực “sáng” là từ 3,5 – 5,3 lux. Ánh sáng tại các khu vực “sáng” có giá trị cao hơn nhiều các khu vực “tối”.
Sắp xếp môi trường lý tưởng đối với loài Dơi từ cao đến thấp là: môi trường tối/yên tĩnh > môi trường tối/ồn > môi trường sáng/yên tĩnh > môi trường sáng/ồn.
Nguyên do là Dơi thích làm tổ nơi tối và yên tĩnh. Chúng săn mồi dựa vào khả năng định vị bằng sóng âm, nên với môi trường càng ồn, khả năng định vị của Dơi càng kém hiệu quả.
Hình 2.7 Các vị trí khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng và tiếng ồn đến Dơi
(nguồn: Pilot study of a technique for investigatingthe effects of artificial light and noise on bat activity, 2009)
Ánh sáng mạnh làm thay đổi nhịp điệu sinh học của các loài vật nói chung và Dơi nói riêng. Các loài sinh vật vốn thích nghi với ánh sáng và bóng tối tự nhiên, khi có sự thay đổi về thời gian chiếu sáng sẽ ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt và có thể khiến cơ thể chúng bị rối loạn.
Theo báo cáo Dơi tránh né ồn ào trong quá trình săn mồi. Thí nghiệm với 4 loại âm thanh là: yên lặng (cho loa hoạt động và phát một file rỗng), giao thông (thu lại cách đường cao tốc 7,5m), gió (tiếng các cây sậy dao động mạnh do gió dọc theo các con sông) và tiếng ồn (tiếng ồn kĩ thuật số); xem xét ảnh hưởng của nó đến khả năng săn mồi của dơi Tai chuột (Myotis myotis).6
Nghiên cứu cho thấy với cường độ âm thanh và tần số của âm thanh đó càng cao thì càng ảnh hưởng đến hoạt động của loài Dơi.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU