I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
b. Tranh “Đá gà”, sáp màu và bút dạ của Thanh Hữu.
VẼ CHIM VÀ HOA
---χχχ---
Tuần 26 Ngày soạn:06/03/2010
Ngày dạy: 09/03/2010
Bài 26:
VẼ CHIM VÀ HOA
α
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung đề tài vẽ chim và hoa. - Biết cách vẽ tranh đề tài về Chim và Hoa. - Vẽ được tranh có Chim và Hoa.
- Gd Hs một số biện pháp cơ bản BVMT thiên nhiên, yêu mến cảnh đẹp quê hương. Có ý thức giữ gìn môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Sưu tầm tranh, ảnh một số loài chim và hoa. - Hình minh hoạ về cách vẽ chim và hoa. - Một vài tranh của học sinh về đề tài này.
Học sinh:
- Vở tập vẽ 1.
- Bút chì, màu vẽ……
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 1’
2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: 6’
- Vẻ đẹp của các loài cây trong tự nhiên, thiên nhiên là môi trường sống để con người sống và làm việc.
- Giáo viên giới thiệu một số loài chim, hoa bằng tranh, ảnh và gợi ý để học sinh nhận ra:
+ Tên của hoa (hoa hồng, hoa sen…)? + Màu sắc của các loài hoa?
+ Các bộ phận của hoa (đài hoa, cành hoa, nhị hoa…)
+ Tên của các loài chim?
+ Các bộ phận của chim? (đầu, mình, cánh, đuôi, chân…)
+ Màu sắc của chim?
- Giáo viên tóm tắt: Có nhiều loài chim và hoa, mỗi loài có hình dáng, màu sắc riêng và đẹp.
- Giáo viên gọi 1 vài em mô tả hình dáng chim và hoa mà em biết.
2. Hoạt động 2: 6’
Gv hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh:
- Giáo viên gọi 1 vài em lên bảng thử vẽ bông hoa mà mình thích.
- Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
- Giáo viên gợi ý cho học sinh cách vẽ tranh.
+ Vẽ hình: hoa và chim, có thể vẽ nhiều hoa, nhiều chim, hoặc vẽ thêm các chi tiết nhà, người, cây, cỏ … cho sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ về chim và hoa ở vở tập vẽ 1.
- Học sinh xung phong - Học sinh xung phong - Học sinh lắng nghe - Học sinh xung phong - Học sinh xung phong - Học sinh chú ý
3. Hoạt động 3: 20’
Gv hướng dẫn học sinh thực hành:
- Giáo viên theo dõi và giúp đỡ học sinh làm bài: + Hướng dẫn học sinh vẽ chim và hoa vừa với phần giấy ở vở tập vẽ 1.
+ Gợi ý học sinh tìm thêm hình ảnh cho bài vẽ sinh động hơn.
+ Hướng dẫn học sinh vẽ màu tự do, có đậm, có nhạt.
- Học sinh làm bài.
3. Nhận xét, đánh giá:1’
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành về:
+ Cách thể hiện đề tài? (Có vẽ đúng đề tài là Chim và hoa không?) + Cách vẽ hình (Có hình ảnh sinh động, đẹp không?...)
+ Màu sắc ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh bài vẽ đẹp theo ý thích.
- Giáo viên nhận xét chung, khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
4. Dặn dò:1’
- Chuẩn bị đất nặn cho bài sau. - Biết giữ gìn cảnh quan môi trường
---χχχ---
Tuần 27 Ngày soạn:14/3/2010
Ngày dạy: 16/3/2010
Bài 27:
VẼ HOẶC NẶN CÁI Ô TÔ α
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu làm quen với nặn tạo dáng đồ vật. - Biết cách vẽ hoặc nặn tạo dáng cái ôtô.
- Nặn tạo dáng hoặc vẽ được cái ôtô the ý thích.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Sưu tầm tranh, ảnh một số kiểu dáng ôtô hoặc ôtô đồ chơi. - Bài vẽ ôtô của học sinh các năm trước.
Học sinh:
- Đất nặn hoặc bút chì, tẩy, màu…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 1’
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: 6’
Giáo viên giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh về các loại ôtô để học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc, các bộ phận của chúng như:
+ Buồng lái.
+ Thùng xe (để chở khách, chở hàng) + Màu sắc.
- Giáo viên hỏi học sinh: Em thích loại xe ôtô nào? - Giáo viên rút lại các ý của học sinh.
2. Hoạt động 2: 6’
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ, cách nặn: a. Cách vẽ ôtô:
- Giáo viên treo hình gợi ý cách vẽ để học sinh quan sát nhận biết các bước vẽ xe ôtô.
+ Vẽ thùng xe. + Vẽ buồng lái. + Vẽ bánh xe.
+ Vẽ cửa lên xuống, cửa kính. + Vẽ màu theo ý thích.
- Giáo viên vẽ vài chiếc ôtô lên bảng để học sinh thấy rõ hơn.
- Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ ôtô của các học sinh lớp trước.