Kiểm định giả thiết thống kê

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của nông hộ tại agribank chi nhánh huyện khánh vĩnh khánh hòa (Trang 60 - 62)

- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ( Kiểm định Omnibus) B ảng 4.18 Kiểm định Omnibus 4 biến

4.5.3Kiểm định giả thiết thống kê

Giả thiết 1 : Trình độ học vấn của chủ hộ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhu cầu vay vốn của nông hộ.

Biến TRINHDO có βRR= 1,89 có nghĩa là trình độ học vấn của chủ nông hộ tỷ lệ thuận với nhu cầu vay vốn, kết quả hồi quy cho thấy giả thiết này được chấp nhận với mức ý nghĩa dưới 1%.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Guangwen và Lili (2005),Nunung Nuryartono, Manfred Zeller and Stefan Schwarze (2005), Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Trần Ái Kết, Nguyễn Trung Thời (2013). Bùi Phước Thịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010)

Những người có trình độ học vấn cao hơn khả năng tiếp cận thông tin tốt hơn, hạch toán sử dụng vốn hiệu quả và am hiểu các quy tắc và thủ tục vay vốn tốt hơn những người có trình độ thấp hơn.

Giả thiết 2: Kinh nghiệm sản suất của chủ hộ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhu cầu vay vốn của nông hộ.

Biến KNSX có βRR= 0.843 có nghĩa là kinh nghiệm sản xuất của chủ nông hộ tỷ lệ thuận với nhu cầu vay vốn, kết quả hồi quy cho thấy giả thiết này được chấp nhận với mức ý nghĩa dưới 5%.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Bùi Phước Thịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010), Bùi Phước Thịnh và Trương Thị Thu Thảo (2014).

Việc am hiểu về thời tiết, thổ dưỡng của địa phương, kinh nghiệm trong sàn xuất là yếu tố rất quan trọng trong nông nghiệp. Kinh nghiệm thực tế kết hợp với những thành quả khoa học mang lợi ích to lớn cho họ gia đình , góp phần tăng năng suất giảm thiểu rủi ro.

Giả thiết 3: Tham gia tổ chức xã hội đoàn thể có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhu cầu vay vốn của nông hộ.

51

Biến TGTCXH có βRR= 1.718có nghĩa là việc tham gia tổ chức xã hội của chủ nông hộ tỷ lệ thuận với nhu cầu vay vốn, kết quả hồi quy cho thấy giả thiết này có sig. = 0.284 nên không có ý nghĩa thống kê.

Trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, việc phối hợp giữa các tổ chức xã hội với Ngân hàng hầu như không tồn tại, cụ thể Agribank Khánh Vĩnh không tổ chức cho vay qua tổ. Việc tham gia vào tổ hội tại địa phương chủ yếu tiếp cận vốn nguồn vốn từ Ngân hàng Chính Sách Xã Hội, nguồn vốn này rất hạn chế không đápứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của nông hộ nên biến TGTCXH không có ý nghĩa thống kê.

Giả thiết 4: Tổng diện tích sản xuất có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhu cầu vay vốn của nông hộ.

Biến DTSX có βRR= 0.565 có nghĩa là diện tích đấtt sản xuất của chủ nông hộ tỷ lệ thuận với nhu cầu vay vốn, kết quả hồi quy cho thấy giả thiết này được chấp nhận với mức ý nghĩa dưới 1%.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Nunung Nuryartono, Manfred Zeller and Stefan Schwarze (2005), Bùi Phước Thịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010), Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010), Bùi Phước Thịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010).

Diện tích đất sản suất là yếu tố quan trọng của nông hộ, hộ dân có nhiều diện tích đất nhu cầu vay vốn càng cao đểđápứng nhu cầu sản xuất.

Giả thiết 5: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhu cầu vay vốn của nông hộ

Biến UDTBKT có βRR= 3,422 có nghĩa là việc ứng dụng tiến kỹ thuật của chủ nông hộ tỷ lệ thuận với nhu cầu vay vốn, kết quả hồi quy cho thấy giả thiết này được chấp nhận với mức ý nghĩa dưới 1%.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Bùi Phước Thịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010).

52

Việc ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao giá trị sản lượng, rút ngắn thời gian thu hoạch, tạo ra nhiều chủng loại con giống , cây trồng mang tính ưu việc.... , giúp nông hộ nâng cao năng suất lao động. Việc ứng dụng KHCN đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn ban đầu.

Giả thiết 6: Vay vốn phi chính thức, có mối quan hệ tỷ lệ thuận hoặc nghịch với nhu cầu vay vốn của nông hộ

Biến VVPCT có βRR= -1.45 có nghĩa là việc vay mượn từ nguồn vốn phi chính thức của chủ nông hộ tỷ lệ nghịch với nhu cầu vay vốn, kết quả hồi quy cho thấy giả thiết này có sig. = 0.272 nên không có ý nghĩa thống kê.

Khánh Vĩnh là huyện miền núi của Tỉnh Khánh Hoà, đặc điểm kinh tế xã hội chưa phát triển cao, các hình thức tín dụng phi chính thức không phát triển như ở những nơi khác. Nông hộ chỉ tham gia dưới hình thức là huê (hụi), nhưng đây là đặc thù mang tính tập quán địa phương nên biến VVPCT không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của nông hộ tại agribank chi nhánh huyện khánh vĩnh khánh hòa (Trang 60 - 62)