3.1.Vài nét chung về xã Đông minh.
a. Đặc điểm tự nhiên.
Xã Đông Minh là 1 trong 8 xã ven biển của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. - Phía Đông: Giáp Biển Đông.
- Phía Tây: Giáp xã Đông Lâm và xã Đông Cơ. - Phía Nam: Giáp sông Lân.
- Phía Bắc: Giáp xã Đông Hoàng.
Địa hình của xã nằm dọc theo chiều dài của giải đất dài 7,2 km cũng là đường đê biển. Cách trung tâm huyện lỵ Tiền Hải 10 km về phía Đông nằm trên trục đường 39b. Vị trí của xã vừa giáp biển vừa giáp sông lên thuận lợi cho khai thác thuỷ sản ven bờ và xã bờ đồng thời diện tích bãi triều ngập mặn cùng chế độ thuỷ triều đã tạo cho địa phương nhiều diện tích đầm hồ ngập mặn rất thuận lợi cho việc quy hoạch đầu tư nuôi trồng thuỷ hải sản nước mặn.
Đông minh có tổng diện tích đất tự nhiên là 892,4 ha. + Đất sản xuất nông nghiệp: 321,7 ha
+ Đất Nuôi trồng thuỷ sản là: 400,2 ha
- Đất nuôi tôm sú, cua xanh, rong câu và cá là: 165,2 ha trong đó có 105,2 ha diện tích làm muối chuyển sang NTTS.
- Đất quy hoạch nuôi ngao: 235 ha. + Đất rừng: 17,6 ha
+ Đất bãi cho du lịch + đất bãi triều ven đê chưa sử dụng là: 89,7 ha. + Đất ở: 50,5 ha.
+ Đất chuyên dùng: 12,7 ha.
b. Tình hình lao động và dân số của xã.
- Tổng số hộ trong xã: 2.563 hộ - Tổng số khẩu: 8.567 khẩu.
Tổng số lao động: 5.329 người chiếm 62,2% dân số. Trong đó:
- Lao động nông nghiệp: 1.356 người = 25,5%
- Lao động nuôi trồng thuỷ sản: 2.357 người = 44,2%.
- Lao động kết hợp làm dịch vụ và khai thác hải sản ven bờ 1.616 người = 30,3%
c. Đặc điểm kinh tế xã hội.
+ Điều kiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng xã Đông Minh.
Là một xã ven biển có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng vì vây trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của các cấp cùng sự nỗ lực của địa phương Chính quyền Đông Minh đã quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
+ Tình hình kinh tế - Văn hoá – xã hội.
Đảng bộ Đông Minh gồm 395 đảng viên sinh hoạt ở 7 chi bộ. Năm 2006, 2007, 2008 Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh, chính quyền đạt vững mạnh, các đoàn thể quần chúng tổ chức chính trị xã hội đạt từ khá trở lên.
Đời sông nhân dân tương đối ổn đinh năm 2007 thu nhập bình quân nhân khẩu là 8,5 triệu đồng, Năm 2008 bình quân 11,2 triệu đồng, năm 2009 dự kiên thu nhập bình quân 12,0 triệu đồng.
Bảng 3: Phân bổ lao động Theo Ngành nghề xã Đông minh năm 2009 Ngành nghề Tổng số Trong đó Nông nghiệp Khai thác NTTS Du lịch + DV Kết hợp # Tổng số L.động 5.329 1.670 2.906 517 236 Tỉ lệ % 100% 31,3% 54,5% 9,7% 4,5% Tổng số hộ 2.563 854 1.409 186 114 Tỉ lệ% 100% 33,3% 55,0% 7,2% 4,5%
Nguồn số liệu: Ngành thống kê UBND xã báo cáo hàng năm
Nhận xét:
Bảng phân bổ nguồn lao động của xã cho ta thấy lực lượng lao động của Đông minh khá dồi dào và được phân bổ trên các thành phần kinh tế khác nhau như nông nghiệp, khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản, thương mại và du lịch dịch vụ.
Bảng 4: Phân bổ đất theo mục đích sử dụng
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
1 Đất nông nghiệp 321,7 36,0%
2 Đất nuôi tôm sú, cua xanh, rong câu 165,2 18,5%
3 Đất bãi nuôi ngao 235,0 26,3%
4 Đất ở 50,5 5,7%
5 Đất rừng phòng hộ 17,6 1,9%
6 Đất bãi tắm + chưa khai thác sử dụng 89,7 10,1%
7 Đất chuyên dùng 12,7 1,5%
Tổng số 892,4 100%
Với đặc điểm tự nhiên, khí hậu đã mang lại cho việc sử dụng đất đai của xã Đông Minh rất đa dạng và khác biệt. Với chiều dài hơn 7,2 km bờ biển mặc dù đã có hệ thống đê bao kiên cố vững chặc nhưng vẫn không tránh khỏi sự thẩm thấu rò rỉ của nước mặn làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Sau thập kỷ 90 chính sách của Đảng và Nhà nước thay đổi cùng chung sự vân động của cơ chế thị trường hàng hoá được thông thương trên thị trường quốc tế, giá trị sản phẩm của nông sản nhất là thuỷ hải sản được nâng cao đánh giá đúng thực chất của nó. Với chủ trương đổi mới của Đảng và chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước kết hợp sự cần cù chịu khó của người nông dân sau hơn 2 năm đã biến toàn bộ diện tích nhiễm chua măn, những bãi bồi ven sông, ven đê biển, những diện tích đầm hoang trở thành những ao hồ nuôi trồng thuỷ hải sản mang lại giá trị thu nhập cao cho người lao động.
Bảng 5: Thu nhập kinh tế của xã Đông Minh năm 2009
ĐVT: 1.000đ Cơ cấu kinh tế Tổng giá trị kinh tế đạt
Cơ cấu kinh tế nhập người nămBình quân thu
Nông nghiệp Kinh tế biển Du lịch, dịch vụ Năm 2006 Năm 2009 Tổng giá trị 102.659,3 30.797,8 51.329,9 20.531,6 7,2 11,9 Cơ cấu 100% 30% 50% 20% Nhận xét:
Với tốc độ phát triển kinh của địa phương năm 2009 bình quân đầu người so với năm 2006 tăng 4,7 triệu đồng/người/năm = 65,2% cho ta thấy kết quả của sự phát triển vướt bậc của nền kinh tế địa phương.
Với cơ cấu kinh tế 3-5-2 lấy nông nghiệp làm chủ đạo trong phát triển kinh tế mũi nhon kinh tế biển giải quyết công ăn việc làm dư thừa trong những lúc nông nhàn tăng thu nhập của nhân dân. Việc đầu tư mở rông kinh
tế theo hướng phát triển ra biển đã và đang là hướng đi đúng đắn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội theo định hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Đông Minh lần thứ 25 năm 2006 đến nay tỷ trong về phát triển kinh tế là giữ vững mức thu về nông nghiệp đồng thời nâng cao mức thu của kinh tế biển và du lịch dịch vụ phấn đấu đến 2010 mức thu nhập bình quân đầu người của xã là trên
e.Thực trạng kinh tế biển xã Đông Minh.
Kinh tế biển Đông minh được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn hệ thống phát triển kinh tế của các địa phương ven biển. Tiềm năng là rất lớn, nhưng thực chất để khai thác hết và hợp lý nguồn tài nguyên này thì đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ của các cấp các ngành cùng những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không làm mất đi những cân bằng sinh thái sẵn có.
- Nghề Nuôi trồng thuỷ hải sản.
Diện tích bãi triều ngập mặn ngoài đê được quy hoạch thành các Đầm ao nuôi Tôm sú, Cua xanh, cá và rong câu. Diện tích bãi triều nhập mặn theo chế độ thuỷ triều được quy hoạch thành diện tích nuôi ngao. Sản phẩm thuỷ sản trong những năm qua được chế biến tiêu thụ xuất khẩu sang các nước phát triển phần còn lại được xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
- Du lịch dịch vụ.
Khai thác dụ lịch dịch vụ ven biển là thế mạnh của địa phương với bãi tắm biến và các nhà nghỉ được xây dựng từ những năm 70. Trong những năm qua du lịch dịch vụ luôn mang lại một nguồn thu nhập cho địa phương và là nghề mang lại thu nhập lớn cho các hộ kinh doanh. Toàn xã có 120 hộ
tham gia kinh doanh khai thác du lịch dịch vụ dọc theo chiều dài bờ biển phục vụ khách thập phương về nghỉ mát và tắm biển.
Bảng 6: Bảng tổng hợp giá trị thu nhập từ kinh tế biển xã Đông minh giai đoạn 2006 – 2009 Năm Tổng giá trị (tr.đ) Trong đó Khai thác thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản Du lịch dịch vụ Tổng số (tr.đ) Chiếm tỷ lệ (%) Tổng số (tr.đ) Chiếm tỷ lệ (%) Tổng số (tr.đ) Chiếm tỷ lệ (%) 2006 41.600, 0 8.600 20,7 22.700 54,6 10.300 24,7 2007 46.200, 0 8.700 18,8 25.320 54,9 12.180 26,3 2008 50.562, 0 8.500 16,8 27.780 55,0 14.282 28,2 2009 51.329,0 8.850 17,2 27.479 53,5 15.000 29,3 2009 2006 123,4% 102,9% 121,05% 145,6% Nhận xét:
Qua số liệu thống kê ở bảng 4 cho ta thấy giá trị thu nhập từ kinh tế biển xã Đông Minh qua các năm. Với tốc độ phát triển vượt bậc của các ngành nhất là công tác nuôi trồng thuỷ hải sản và du lịch dịch vụ.
- Về khai thác thuỷ hải sản với số liệu 4 năm đã thể hiện mức độ giá trị tuy nhiên với tốc độ phát triển tăng lên không đáng kể là do việc khai thác không có sự đầu tư đúng mức về máy móc trang thiết bị kỹ thuật và cùng với sự thiếu ý thức của một số lao động dùng các phương tiện huỷ diệt hoặc khai thác bằng những phương tiện cấm đã làm dần mất đi các loại hải sản quý.
- Về du lịch dịch vụ: Cùng sự phát triển của Du lịch trong nước số lượng khách về tham quan tắm biển tại bãi biển ngày càng nhiều, tiềm năng là rất lớn nhưng ngành du lịch cũng chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết khí hậu và tác động của sự ô nhiễm môi trường nước biển do nước thải của các khu công nghiệp, do sản xuất nông nghiệp và đặc biệt do nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư cơ sở vật chất chưa tương xứng với tiềm năng.
Đánh giá chung về phát triển kinh tế biển xã Đông Minh.
Tiềm năng thế mạnh từ vùng biển của Đông Minh là rất lớn, rất đa dạng phong phú, nhưng thực trạng để phát huy thế mạnh khai thác hiệu quả những tiềm năng đó cần sự quan tâm đúng mức cả về chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước cũng như sự đầu tư về vốn trang thiết bị khoa học kỹ thuật của các cấp các ngành có liên quan. Quá trình khai thác còn gặp nhiều khó khăn cả chủ quan và khách quan mang lại vì vậy các giải pháp mang tính đồng bộ trực tiếp sẽ phát huy khơi dậy những tiềm năng sẵn có mà thiên nhiên ban tặng tạo ra sản phẩm có giá trị hàng cao mang lại thu nhập cho người lao động.
3.2.Đặc điểm chung của HTX DV Hải Châu. 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển HTX. a. Tình hình cơ bản.
HTX DV Hải châu là 1 trong 3 HTX của xã Đông Minh huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình.
- Số thôn trong HTX là 3 thôn. - Số khẩu tự nhiên là: 4.500 khẩu - Số lao động: 2.925 khẩu.
- Tổng số hộ trong HTX là: 1.118 hộ
Trong đó: có 927 hộ nuôi trồng thuỷ hải sản. - Diện tích đất canh tác của HTX là: 152,6 ha. Trong đó: có 105,7 ha diện tích nước mặn.