KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giảipháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ của HTXDV hải châu xã đông minh huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 79 - 83)

f) Công tác chế biến tiêu thụ sản phẩm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận.

5.1. Kết luận.

Kinh tế biển là một ngành mũi nhọn không chỉ có ý nghĩa với xã Đông Minh nà còn là mục tiêu chung của huyện Tiền hải và tỉnh Thái Bình. Trong thực tế sự phát triển kinh tế biển là rất phong phú và đa dạng tiềm ẩn nhiều giá trị kinh tế nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro vì vậy trong thực tế quá trình khai thác những tiềm năng đó chưa thực sự hiệu quả làm lãng phí nhiều tài nguyên. NTTS nước mặn, nước lợ là một trong nhiều ngành của kinh tế biển , trong những năm qua việc phát triển kinh tế trong NTTS của địa phương đã gặt hái những thắng lợi to lớn cả về kinh tế - chính trị xã hội. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi theo tinh

làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như giá trị sản lượng sản phẩm, làm lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Bản thân được trực tiếp lao động sản xuất, được theo dõi quá trình chuyển đổi của người dân làm muối xã Đông Minh rất suy nghĩ và trăn trở làm như thế nào để khai thác có hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của địa phương, nhưng không làm mất đi những cảnh quan thiên nhiên của khu du lịch không làm ô nhiễm môi trường nước. Đồng thời góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương tạo nhiều công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân lao động cũng như góp phần vào công cuộc xây dựng làm giàu cho đất nước.

Quá trình điều tra thu thấp số liệu và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh cũng như tìm hiểu chung về diện tích sản xuất chúng tôi thấy:

Các hộ gia đình NTTS trên địa bàn HTX Hải châu hầu như là nuôi kết hợp cả 3 loại thuỷ sản chính như tôm sú, cua xanh và rong câu trên cùng diện tích mặt nước. Diện tích của HTX ổn định trong những năm qua nhờ công tác chỉ đạo và nuôi thả thành công về tôm sú, riêng diện tích nuôi cua có xu hướng giảm do hiệu quả mang lại đối với các diện tích không phù hợp và thay vào đó là việc chuyển nuôi các loại cá. Về năng suất nuôi tôm năm 2009 là thấp chỉ chiếm 57,2% so với năm 2008. Đánh giá nguyên nhân ban đầu của việc thất bại nuôi tôm sú là do yếu tố thời tiết không phù hợp, môi trường ngày càng bị ô nhiễm do ý thức bảo vệ môi trường của người sản xuất, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất còn thiếu, trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất còn thiếu và nhiều hộ gia đình không chú trọng quan tâm. Sản phẩm sản xuất không có thương hiệu không có hình thức tiêu thụ ổn định còn trôi nổi phụ thuộc nhiìu vào thị trường đã làm giảm đi giá trị đích thực của nó. Quy mô và hình thức nuôi theo mô hình nhỏ lẻ tận dụng khuân viên diện tích của làm muối tuy thuận lợi cho quá trình chăm sóc và bảo

quản nhưng lại không thuận lợi trong quá trình đầu tư trang thiết bị khoa học hiện đại và công tác đầu tư về vốn theo hình thức nuôi tôm công nghiệp.

Công tác chế biến tiêu thụ sản phẩm tại địa phương còn nhiều bất cập các tổ chức chính quyền chưa quản lý được các loại giống thuỷ sản đưa vào địa phương cũng như BQT HTX chưa làm đwocj nhiệm thu mua sản phẩm sau sản xuất còn trôi nổi theo thị trường và luôn bị ép giá.

Chính vì vậy với kiến thức thực tế tích luỹ, cũng như việc học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và kiến thức học tại Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, dựa vào kiến thức của các nhà chuyên môn, của các Thầy, các Cô, các đồng nghiệp để xây dựng chuyên đề. Điều mong muốn duy nhất là chuyên đề nhận được sự tham gia góp ý chân thành cởi mở để có thể trưở thành một đề án phát triển nghề nuôi trồng thuỷ hải sản ở HTX DV Hải Châu cũng như phát triển kinh tế biển xã Đông Minh huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình đạt hiệu quả kinh tế cao.

5.2. Kiến nghị.

* Với cấp trên

- Đề nghị cấp có thẩm quyền tổ chức hội đồng khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn để xây dựng đề án phát triển kinh tế biển ở tất cả các lĩnh vực. Hỗ trợ nông dân trong sản xuất bằng các dự án chuyển giao công nghệ và các mô hình điểm trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Cần có chủ trương định hướng quy hoạch một cách tổng thể, đảm bảo tính lâu dài, tính thống nhất đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển ở địa phương, bố trí phân bổ và quy hoạch nguồn lao động cho phù hợp giữa các ngành nghề ở địa phương.

- Đề nghị Nhà nước có cơ chế chính sách đầu tư về vốn cũng như chuyển giao khoa học kỹ thuật cho công tác nuôi trồng thuỷ sản. Ban hành

con giông thuỷ sản và thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản. Khuyến khích các dự án nuôi trồng sinh thái bảo vệ môi trường.

- Nhà nước cần có chính sách mở rộng thương mại, khuyến khích mở rộng các hình thức chế biến tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm kích thích tiêu thụ hàng hoá thuỷ sản.

- Nhà nước cần có chính sách, luật pháp bảo vệ tài nguyên biển: Cấm đánh bắt khai thác thuỷ sản băng các loại kích điện, mìn…. Làm huỷ diệt các loại thuỷ sản quý hiếm.

- Đề nghị các tổ chức tín dụng, Ngân hàng tạo nguồn vốn cho các hộ gia đình được tiếp cận nhiều hợn các nguyồn vốn của Nhà nước đàu tư nhằm hạn chế việc nông dân phải thuê vốn ở thị trường tự do với lãi suất cao.

- Đề nghị có chính sách chuyển giao mô hình, chuyển giao công nghệ bằng các dự án đầu tư bằng vốn của Nhà nước tại địa phương.

* Đối với chính quyền địa phương

Trước tình hình thực tế của vùng sản xuất NTTS của HTX đang gặp nhiều khó khăn trong công tác đầu tư nạo vét thuỷ lợi, nguồn kinh phí huy động xã viên có hạn vì vậy đề nghị UBND xã Đông Minh hỗ trợ kinh phí nạo vét các kênh tưới tiêu chính của HTX và giải toả nạo vét khơi dòng cống biển phục vụ lấy nước phục vụ sản xuất. Đồng thời hỗ trợ các hộ xã viên sản xuất những năm qua không có hiệu quả chuyển mô hình nuôi thả các loại thuỷ sản khác thay thê tôm sú.

* Đối với các hộ nông dân.

Cần mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đầu tư trang thiết bị cũng như tham gia các lớp tập huấn ngắn ngày về trình độ khoa học kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản. Huy động thêm nguồn vốn đầu tư và tuân

thủ theo đề án chỉ đạo sản xuất của BQT HTX cũng như UBND xã. Có ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường chung không xả rác bừa bãi làm giảm sự ô nhiễm môi trường và đặc biệt nguồn nước cho nuôi trồng thuỷ hải sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giảipháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ của HTXDV hải châu xã đông minh huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w