Kết quả sản xuất NTTS của HT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giảipháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ của HTXDV hải châu xã đông minh huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 59 - 62)

Bảng 20: Bảng tổng hợp kết quả thu hoạch NTTS năm 2009 Diễn giải

Tổng

(tấn) tiền

(tr.đ) (tấn) tiền (tr.đ)

Tôm sú (105,2 ha) 28,0 0,56 29,4 58,9 3.096,0 150,4 Cua (85ha) 14,0 0,62 34,6 52,2 2.945,2 1.755,2 Rong câu (21,8 ha) 2,0 4,05 7,3 88,2 158,8 115,2 Thuỷ sản khác (30 ha) 0 0,5 1,5 15,0 45,0 45,0

Cộng xx xx xx 214,3 6.245,0 2.065,8

Năm 2009 là năm thất bại của việc nuôi tôm sú do điều kiện thời tiết khí hậu và môi trường đem lại. Lợi nhuận bình quân toàn đồng của việc nuôi tôm sú là thấp điều này phản ánh nên quá trình áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là chưa cao các hộ gia đình cũng như các cấp chính quyền ở địa phương chưa có giải pháp đồng bộ cho quá trình vận dụng và cải tạo thiên nhiên cho nuôi trồng thuỷ sản. Cần bố trí mùa vụ hợp lý, vận dụng điều kiện tự nhiên vào sản xuất đồng thời phát huy những thế mạnh về nuôi trồng các loại thuỷ sản khác thay thế tôm sú

3.3.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ của HTX. nước lợ của HTX.

Thực trạng nghề NTTS ở HTX Hải Châu xã Đông Minh nói riêng và kinh tế biển xã Đông Minh nói chung đang trên đà phát triển mang lại giá trị kinh tế cũng như thu nhập của hộ gia đình nông dân là to lớn. Điểm lại mức thu nhập của nhân dân Đông Minh trong những năm qua cho thấy nền kinh tế địa phương tăng nhanh nhờ việc đầu tư và thu nhập từ công tác NTTS đặc biệt là nhân dân vùng chuyển đổi HTX Hải Châu. Tuy nhiên quá trình nuôi trồng thuỷ hải sản còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khí hậu mang lại, do môi trường ngày càng ô nhiễm vì vậy đã làm giảm đi hiệu quả kinh tế của năng suất cũng như sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của HTX Hải Châu. Mặt khác việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn quá thiếu và yếu nên

giá trị mang lại cho sản phẩm chưa cao. Thế mạnh của vùng chuyển đổi từ làm muối sang nuôi trồng thuỷ sản là các loại các loại thuỷ sinh đều sống và sinh trưởng phát triển tốt tuy nhiên tôm sú và cua xanh là hai loại thuỷ sản mang lại giá trị cao nhất nhưng cũng là loại thuỷ sinh mang nhiều rủi ro nhất nên việc đầu tư cho nuôi thả rất quan trọng cả về vốn đầu tư nuôi thả, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế.

3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước nợ của HTX. sản nước mặn, nước nợ của HTX.

Tuy nhiên trong quá trình sản xuất NTTS với đặc trưng là vùng sản xuất muối chuyển sang đào ao nuôi thuỷ sản diện tích nằm kéo dài theo chiều dài bờ biển, khí hậu đặc trưng của Miền Bắc nước ta nên công tác nuôi trồng tại địa phương còn gặp những khó khặn như sau:

3.4.1. Các yếu tố tự nhiên.

a. Mực nước (Thuỷ triều). Chế độ thuỷ triều ở Miền Bắc đã làm ảnh

hưởng nhiều đến quá trình sản xuất kinh doanh của HTX. Mực nước biển lên xuống đã làm ảnh hưởng đến quá trình chỉ đạo tổ chức sản xuất. Thông thường mực nước để lấy vào đồng để sản xuất phải đàt từ 2,8m trở lên chính vì vậy trong tháng chỉ có được 20 ngày lấy nước vào đồng để sản xuất. Chính từ lý do này nên dịch bênh tôm sú cua xanh xảy ra trong thưòi kỳ kém nước ( mực nước thấp hơn 2,8 m) không thau được toàn bộ nên trong quá trình dịch bệnh lan rất nhanh không kiểm soát được. Quá trình không thau nước được thường xuyên nên hệ thống thuỷ lợi của HTX bị các loại rong rêu phát triển làm ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy.

Trong chu kỳ sản xuất nuôi trồng thuỷ hải sản kéo dài từ tháng 4 dến tháng 12 hàng năm vì vậy việc ảnh hưởng của điều kiện khí hậu là không tránh khỏi. Cửa biển Thái Bình luôn bị phụ thuộc dòng chuỷ của 2 con sông lớn đó là Sông Hồng và Sông Trà và vậy nước biển bị ảnh hưởng rất nhiều do hai con sông tạo lên. Mùa mưa nước từ thượng nguồn đổ ra cửa biển làm cho toàn bộ nước ven biển giảm độ mặn từ 20 – 30 %o. Nếu so sánh độ mặn của nước biển trong năm ta thấy:

- Từ tháng 01 đến tháng 7 hàng năm nước biển có độ mặn trung bình

là 25 - 30%o

- Từ tháng 7 đến tháng 9 nước biển có độ mặn trung bình là 5 – 15%o

- Từ tháng 10 đến tháng 12 nước biển có độ mặn trung bình là 25 - 35%o

Từ yếu tố độ mặn dao đông trong các tháng đã làm cho việc bố trí mùa vụ gặp rất nhiều khó khăn. Các tháng (Tháng 7 đến tháng 9) nước biển có độ mặn thấp hơn ngưỡng sinh sống và phát triển của các loại thuỷ sản rất dễ mắc bệnh và chết hàng loạt.

c. Nhiệt độ.

Yếu tố nhiệt độ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều do điều kiện khí hậu.

Nhiệt độ trong năm dao động từ 15 đến 20 oC. Nhiệt độ miền Bắc lạnh từ

tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau đã làm cho toàn bộ các lpại giống thuỷ sản không phát triển được và bị chết

3.4.2. Các yếu tố về tổ chức.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giảipháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ của HTXDV hải châu xã đông minh huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w