- Phương thức:
4. Tự nhiên và nông nghiệp
A. Diễn tả chung: Có thể nói, thế giới tự nhiên từ xa xưa đã gắn bó rất mật thiết với con người.
Cung cấp thực phẩm, môi trường sống. Nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực này có thể kể đến như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Đó là những ngành sản xuất cơ bản nuôi sống xã hội loài người.
Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những ngành trên đã phát triển ở trình độ rất cao, đã được cơ giới hóa, điện khí hóa. Ngoài ra công nghệ sinh học đã lai tạo ra nhiều giống mới giúp tăng năng xuất, chất lượng và khả năng chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên.
Ở Việt Nam, những nhóm ngành cơ bản này chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và tương đối phát triển. Trong thời kỳ hội nhập, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu.
B. Phẩm chất và năng lực:
• Yêu thiên nhiên, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường
• Thích xem các chương trình thế giới tự nhiên • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật
• Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý…
C. Ngành nghề:
• Kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành trồng trọt, nhà nông học, nhà thổ nhưỡng học, lâm nghiệp, thủy sản, bác sỹ thú y…
• Các ngành nghề liên quan: Nhà tự nhiên học, sinh vật học, sinh thái học, bảo tồn thiên nhiên, môi trường, nhà địa chất học, hải dương học, khí tượng học, nhà hàng hải, nhà động vật học, nhà thực vật học, nhà nhân loại học, người làm vườn, nhà thiết kế phong cảnh.
Trồng trọt: Kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành Trồng trọt (khoa học cây trồng) được đào tạo nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có kỹ năng nghiệp vụ giải quyết các vấn đề sản xuất trong ngành trồng trọt (kỹ thuật canh tác, giống, sâu bệnh…). Chuyên ngành trồng trọt trang bị cho học viên kiến thức đại cương và các kiến thức chuyên ngành như: Hình thái và giải phẫu thực vật; thổ nhưỡng và phì nhiêu đất; côn trùng nông nghiệp đại cương; nông học đại cương; di truyền - giống cây trồng; sinh lý thực vật; bệnh cây nông nghiệp đại cương…
Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông, chi cục Bảo vệ thực vật; các viện nghiên cứu: Viện Lúa, Viện Cây ăn quả, các trường đai học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; các công ty sản xuất kinh doanh nông dược, phân bón, giống cây trồng…
Nông học: Đào tạo kỹ sư có chuyên môn, kiến thức tốt về nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu có khả năng nắm bắt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, biết thao tác nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài hiện trường đồng ruộng để chỉ đạo được sản xuất nông nghiệp. Sinh viên có thể theo học chuyên ngành kỹ thuật cây trồng, di truyền - giống cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng...
Kỹ sư nông học có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)…
Khoa học đất: Khung chương trình đào tạo ngành Khoa học đất (thổ nhưỡng học) bao gồm những
kiến thức chung của khối khoa học tự nhiên như: Vi tích phân - Ma trận - Hóa vô cơ - Hóa hữu cơ - Hóa phân tích - Sinh học - Vật lý - Xác suất thống kê…và kiến thức cơ bản về ngành: Địa chất học - Thổ nhưỡng học - Hóa học đất - Vật lý đất - Hóa môi trường - Vi sinh vật - Khí tượng nông nghiệp - Sinh lý thực vật - Sinh hóa thực vật - Canh tác học - Cây trồng… cùng với các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành: Phân bón và cách bón phân - Phân tích đất, nước, phân, cây - Phân tích bằng công cụ - Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng - Thủy nông cải tạo đất…
Khi tốt nghiệp, Kỹ sư ngành Khoa học đất có khả năng thực hiện công tác khảo sát đất, mô tả và phân loại đất phục vụ cho việc thực hiện bản đồ ở cấp độ vùng, tỉnh, huyện cũng như khả năng phân tích và đánh giá các đặc tính của các chất dinh dưỡng trong đất… phục vụ nông nghiệp. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các viện nghiên cứu tài nguyên, các tổ chức nông nghiệp...
Ngành học tương tự: Khoa học đất, Nông hóa thổ nhưỡng.
Khoa học nghề vườn: Kỹ sư ngành khoa học nghề vườn và sinh vật cảnh được trang bị kiến thức
chung thuộc lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh giống như sinh viên các ngành Bảo vệ thực vật, Công nghệ sinh học… ; những kiến thức cơ bản về ngành: Thực vật học - Chọn giống ngắn ngày - Bệnh cây nông nghiệp - Công nghệ sinh học trong nông nghiệp - Chọn tạo giống cây trồng… và các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Rau, hoa, quả và cây cảnh - Hoa và Cây cảnh - Cây rau - Cây thuốc - Cây ăn quả - Quản lý dịch hại tổng hợp… để sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành này có khả năng ứng dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất các loại cây, cỏ, hoa và sinh vật cảnh…
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các viên lương thực, các trung tâm nghiên cứu giống cây, các cơ sở phòng bệnh nông nghiệp....
Ngành học tương tự: Khoa học nghề vườn, Cảnh quan và Kĩ thuật hoa viên, Hoa viên và cây cảnh, Kỹ nghệ hoa viên, Thiết kế cảnh quan.
Bảo vệ thực vật: Đào tạo những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
Sinh viên ngành này được trang bị những kiến thức khá cơ bản và toàn diện về sinh học, bảo vệ thực vật, nông học và môi trường, kỹ sư bảo vệ thực vật thích ứng với công việc đa dạng tại các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ, chỉ đạo sản xuất và kinh doanh tại các tổ chức hay cơ sở nông lâm nghiệp, môi trường trong và ngoài nước…
Chăn nuôi: Chuyên ngành chăn nuôi trang bị cho học viên phẩm chất, kỹ năng cũng như khả năng:
tổ chức sản xuất; nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào sản xuất; hiểu biết về phòng bệnh gia súc, gia cầm; nghiên cứu cải tiến các giống gia súc bản địa; khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm, trâu bò sữa…); nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị kinh tế cao); nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi.
Nông nghiệp... các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng Công ty nông nghiệp, các Công ty chăn nuôi, các Trung tâm giống vật nuôi, các Trung tâm khuyến nông..., các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến thức ăn gia súc, các khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, thảo cầm viên… hay tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo.
Bác sỹ thú y: Ngành thú y trang bị cho sinh viên kiến thức chung dành cho khối khoa học tự nhiên, cung cấp những kiến thức chuyên ngành cơ bản như: Hóa lý thuyết - Hóa hữu cơ - Hóa phân tích - Sinh học - Sinh thái môi trường - Vật lý - Xác suất thống kê… cùng với những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Chẩn đoán - Nội khoa - Ngoại khoa - Bệnh lý - Bệnh ký sinh trùng - Bệnh truyền nhiễm - Kinh tế và quản trị kinh doanh chăn nuôi - Nuôi trồng thủy sản - Sản khoa thú y. Ngoài ra, sinh viên đi vào nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu như: Dược lý học thú y - Dịch tễ học thú y - Bệnh nội khoa thú y – Bệnh truyền nhiễm động vật - Ký sinh trùng thú y - Ngoại khoa thú y; có khả năng chẩn đoán, điều trị, phòng, trị và kiểm soát dịch bệnh động vật để phát triển chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trở thành những kỹ sư nông nghiệp ngành Thú y có khả năng chọn lọc, nhân giống, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và kinh doanh chăn nuôi nhằm tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có năng suất và chất lượng cao, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững, mặt khác có khả năng giảng dạy, nghiên cứu bộ môn này tại các cơ sở đào tạo, các Viện, Trung tâm…
Lâm nghiệp: Theo học chuyên ngành lâm nghiệp, học viên được trang bị kiến thức về sinh thái học,
lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng. Kỹ sư lâm nghiệp có khả năng nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt; nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng; phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp; nghiên cứu lâm nghiệp đô thị (quy hoạch thiết kế, phát triển hệ thống cây xanh, …); nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch).
Kỹ sư ngành lâm nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực như sinh thái rừng, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng tại các Chi cục hay Hạt kiểm lâm, Viện Khoa học Lâm nghiệp, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương, các lâm trường hoặc tham gia các dự án của ngành lâm nghiệp quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
Lâm sinh:Sinh viên ngành Lâm sinh được trang bị kiến thức về sinh lý, sinh thái, phân loại thực, động vật và sự đa dạng sinh học vùng rừng ngập đồng bằng nói riêng. Hiểu biết diễn biến sinh thái của rừng cũng như cấu trúc và chức năng, sự tương tác qua lại giữa hệ sinh thái rừng và điều kiện môi trường tự nhiên. Đặc biệt là trong mối liên hệ qua lại giữa hệ sinh thái rừng ngập và sự biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến môi trường. Cung cấp cho sinh viên kiến thức về luật lâm nghiệp, phương pháp quản lý, bảo tồn và cải thiện hệ sinh thái rừng nói chung và hệ sinh thái lâm sinh đồng bằng nói riêng. Kết nối với hệ sinh thái ven biển từ đó giữ gìn môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành Lâm sinh còn được cung cấp thêm kiến thức các chuyên ngành có liên quan để phục vụ cho công tác nghiên cứu và quản lý hệ sinh thái rừng như kiến thức về đánh giá đất, quy hoạch sử dụng đất, GIS - Viễn thám, mô hình hoá… Trong quá trình học, sinh viên được tham gia các đợt thực tập môn học, cũng như thực tập chuyên ngành tại các cơ sở liên kết và tại các khu du lịch sinh thái… Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại viện khoa học lâm nghiệp, viện quy hoạch rừng, trung tâm môi trường và lâm sinh nhiệt đới, công ty lâm sản, các lâm trường....
Ngành học tương tự: Lâm sinh, Lâm sinh tổng hợp, Lâm sinh đồng bằng.
Công nghệ chế biến lâm sản: Ngành Chế biến lâm sản trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản dành cho ngành là: Sức bền vật liệu - Cơ học - Nhiệt kỹ thuật - Điện kỹ thuật - Hình họa và Vẽ kỹ thuật - Cơ lưu chất - Lâm nghiệp - Khoa học gỗ…đồng thời còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nguyên lý cắt gọt - Keo dán gỗ - Kinh tế chế biến lâm sản - Bảo quản gỗ - Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp - Lâm luật và dán gỗ - Kinh tế chế biến lâm sản - Bảo quản gỗ - Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp - Lâm luật và Chính sách lâm nghiệp - Sử dụng máy chế biến - Công nghệ xẻ - Hóa chất phủ - Công nghệ ván nhân tạo - Khai thác lâm sản - Công nghệ sợi giấy - Lâm sản ngoài gỗ …
Để khi ra trường sinh viên có được khả năng làm việc trong các lĩnh vực sử dụng, bảo quản, chế biến các mặt hàng lâm sản. Sinh viên học ngành Chế biến lâm sản khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam; Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản, Trung tâm Môi trường và Lâm sinh nhiệt đới; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam… và các công ty, đơn vị thành viên trên toàn quốc: Công ty Lâm sản, Cty Chế biến lâm sản xuất khẩu, Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu, Công ty Thương mại lâm sản, Công ty Xuất khẩu lâm sản mỹ nghệ….; Giảng dạy ở các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có đào tạo ngành Chế biến Lâm sản.
Thủy sản: Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, ngành Thủy sản cũng đang có dấu hiệu phát triển mạnh, sản phẩm làm ra không thuần túy chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu, đặc biệt kim ngạch xuất khuẩu cho những mặt hàng của nhóm ngành nghề này đã có những bước tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, mang lại nhiều ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Hiện nay, trên cả nước, những ngành nghề thuộc nhóm ngành này (nuôi cá nước mặn và cá nước ngọt) được mọi tầng lớp nhân dân tham gia đông đảo, họ thấy rõ việc nuôi cá cho năng suất sản lượng cao hơn hẳn tập quán thả cá. Mặt khác, nghề thủy sản có thể mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, giúp người dân làm giàu một cách nhanh chóng.
Việc đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành thủy sản ở nước ta đang có những bước phát triển tốt, nhất là trong các khâu sản xuất giống, lai tạo giống, sản xuất thức ăn, bảo quản cũng như chế biến sản phẩm sau thu hoạch.
Theo học chuyên ngành thủy sản tại các cơ sở đào tạo, học viên được trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn như: khả năng thiết lập cơ sở dữ liệu cho yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản và quản lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên; phát triển các mô hình quản lý tài nguyên thủy sản trong các thủy vực; phát triển kỹ thuật nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau; cải thiện chất lượng cá giống…
Kỹ sư ngành thủy sản có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông – lâm - ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố hay học sau đại học về nuôi trồng thủy sản.
Bệnh học thủy sản: Đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sinh viên có thể chọn lựa một trong