Hướng nghiệp như thế nào để giã từ dĩ vãng cơ cực?

Một phần của tài liệu Cẩm nang tư vấn thi THPT Quốc gia năm 2015 (Trang 174 - 177)

C. Ngành nghề:

36. Hướng nghiệp như thế nào để giã từ dĩ vãng cơ cực?

hóc…Hiện tại cũng không hơn gì : ngày bán báo dạo, đêm ngủ công viên. Vậy có thể ngóc đầu lên mà hướng nghiệp được không? Đời em kể như mạt vận, không còn ai thân

thích để nương nhờ.

Nhưng em biết tựa vào kiến thức trên chồng báo để học hỏi, mà sao thấy niềm h y vọng mong manh quá, vì kiến thức đâu có ăn được? Liệu có cách gì (dù không là phép

tiên) để vực mình dậy với một nghề nghiệp vững chắc, khi chỗ đứng của em đang là

bóng tối?

Trả lời: Bạn có lối nói bóng bẩy, với nhiều ngôn từ hình tượng, chứng tỏ trí tuệ của bạn không đến nỗi tối tăm như chỗ bạn đang đứng. Nếu bạn cố thắp thêm một nguồn sáng từ trong tim, bạn nhìn đời và số phận sẽ khác hơn. Lúc rảnh rỗi hoặc lúc dừng chân khi bán báo dạo, nếu bạn lướt trên các mục báo sẽ thấy rất nhiều gương sáng lập nghiệp từ vận xui. Có người còn lầm lũi hơn bạn mà họ giã từ được dĩ vãng tối tăm. Bạn cực khổ, nhưng chưa bị người ta hạ nhục như cậu bé Võ Phi Hùng cách đây hơn 30 năm sống bơ vơ, dật dờ, trôi dạt trên đường phố Sài Gòn với những người ở tận đáy xã hội.

Có lần, Võ Phi Hùng đi bán báo dạo, bị bọn côn đồ hà hiếp, phải chui xuống ống cống thối tha để mò tìm đồng xu cho kẻ ác. Với anh, chịu nhẫn nhục để được yên thân mà kiếm sống, rồi lo mày mò tự học để vượt qua nghịch cảnh. Ngày nay, nhiều người biết đến một tác giả của nhiều kịch bản nổi tiếng đã chuyển thành phim, nói lên vẻ đẹp ẩn giấu trong tâm hồn của lớp người cùng cực. Đó là nhà văn và nhà biên kịch Võ Phi Hùng đang thành danh. Nhưng ít ai biết được thưở hàn vi của ông là một tuổi thơ dữ dội. Chính những năm tháng lang bạt không chỉ bán dạo, còn hát dạo cùng với một hành khất thất thểu quanh các đám cưới, đám ma…đã hun đúc nơi ông nhiều vốn sống với đủ vị cay đắng trong đời. Ông gọi đó là một thời dĩ vãng đớn đau, nhưng phải biết từ giã nó. Ý tưởng đó đã trở thành tên gọi của kịch bản phim nổi tiếng “Giã từ dĩ vãng”, và tiếp theo là những kịch bản khác :”Cầu thang tối”, “Chim phóng sinh”….

Nếu không tự thắp sáng tim mình để thêm lửa cho trí tuệ, chắc chắn nghiệp dĩ vãng của chàng trai Võ Phi Hùng vẫn cứ quanh quẩn trong những cầu thang tối, không được phóng sinh để trở thành một nhà văn có tay nghề sắc sảo như ông bây giờ. Trưởng thành theo một hướng khác, có nhà doanh nghiệp Thái Tuấn Chí cũng đi lên từ một cậu bé bán dạo và làm đủ nghề lam lũ. Nhờ nuôi chí khí và lo học hỏi, quyết lập thân cùng với lập nghiệp mà thời “mạt vận” của anh đã qua. Hiện nay, anh là một trong 10 doanh nhân trẻ xuất sắc toàn quốc, vừa nhận giải thưởng Sao Đỏ năm 2001, với thương hiệu dệt Thái Tuấn.

Những tấm gương tương tự như nhà văn Võ Phi Hùng, doanh nhân Thái Tuấn Chí không nhiều, nhưng cũng không ít, vẫn đủ để ta chiêm nghiệm về cách “cải tổ” cuộc đời khi được coi là đang… mạt vận. Tự rèn cho mình thật vững một tay nghề sở đắc, đó vẫn là phương thức hướng nghiệp tích cực nhất, và do đó dễ thành công nhất. Phương thức ấy, cách thức ấy, có dạng căn bản như sau:

+ Nung nấu và tích lũy nội lực là chính, không đợi chờ vận may. Nội lực không chỉ gồm nghị lực và chí khí, tâm lực và bản lĩnh, còn có trí lực và kinh nghiệm được nuôi dưỡng từ thái độ cầu học dù chưa có điều kiện đi học.

+ Vận dụng và khai thác nội lực là chính, để tạo việc tạo nghề. Ban đầu không đủ tiền vốn nhưng có vốn sống, không đủ kiến thức nhưng biết học hỏi, chưa có kỹ năng nhưng biết tập tành, chưa gặp thời cơ nhưng biết tích cực chuẩn bị để sẵn sàng đón trước thời cơ.

…Phương thức căn bản trên đây sẽ dẫn bạn vào một “cuộc chiến” với chính bản thân, để tự vượt lên chính mình. Đừng nghĩ rằng đó chỉ là cách thức nỗ lực của những người được thành danh. Không, những tấm gương vô danh mà lập nghiệp từ tay trắng hoặc từ chỗ “mạt vận” cũng đã làm như thế mà có được một tọa độ trong cộng đồng, nên họ cũng giã từ được dĩ vãng cơ cực. Chỉ khác là họ không muốn được nêu danh. Số này rất nhiều, có ở quanh ta. Ngay cả những người đang nổi danh, khi khởi nghiệp từ trong bóng tối của sự bần hàn, họ không hề nghĩ đến danh tiếng. Thế rồi, theo luật “hữu xạ tự nhiên hương”, khi thành công của họ thực sự đã khởi sắc, dù họ không muốn nổi tiếng, danh thơm vẫn lan toả.

Đừng cho tâm nguyện của bạn bị “đứt bóng”, để ánh sáng trong tim vẫn tiếp tục soi đường. Khi hướng nghiệp, dù dưới chân bạn là một vùng tối, nhưng phía trước bạn là cả bầu trời với nhiều điểm sáng đang mời gọi. Vấn đề là bạn có chuẩn bị nội lực cho hành trang để lên đường hay không.

hiểu thế nào là chọn lầm nghề ?

Trả lời : Đặt vấn đề như vậy là cần thiết và tỏ ra bình tĩnh trước khi lựa chọn. Bởi vì, phải suy xét kỹ, nhằm "biết trước để tránh", hoặc "hiểu để không lầm". Khái niệm "chọn lầm nghề" tương ứng với thuật ngữ trong hướng nghiệp gọi là "không tương thích với nghề được chọn".

Nói vắn tắt: Chọn lầm nghề là chọn phải nghề không tương thích, nghĩa là về căn bản, không hợp với tính cách và năng lực của ta.

Nếu ta lỡ mua một đôi giày tuy đẹp mã nhưng bị chật, hay mua một chiếc áo rất model nhưng bị rộng, là ta đã chọn nhầm hàng. Chọn người yêu càng dễ bị nhầm nếu chỉ "hợp nhãn" mà không hợp tính. Chọn nghề còn phức tạp nhiều hơn thế và dễ bị lầm hơn thế, vì nhãn quan và cảm tính rất dễ đánh lừa nhiều người. Nghề thời thượng chẳng hạn, nó đang lôi cuốn số đông, có thể hợp với ai đó nhưng không hợp với chính ta. Lại có thể hợp với ta về mặt năng lực, nhưng rất không hợp về mặt tính cách. Nếu chưa cân nhắc kỹ mà đã vội chọn nó, vậy là ta đã lầm.

38.HỎI: Với HS, nguyên nhân nào dẫn đến việc chọn lầm nghề ?

Trả Lời : Việc chọn lầm thường do cảm tính, do "nổi hứng" nhất thời, do chạy theo phong trào hoặc do bị mất phương hướng nên "nhắm mắt đưa chân"... Nếu tránh được tối đa những cảm xúc vội vàng, biết suy xét và phân tích từ nhiều khía cạnh theo lý tính, thì việc lựa chọn ngành nghề ít bị lầm hơn.

Cũng có trường hợp do sức ép từ phía gia đình. Một nghịch lý thường gặp qua thực tế tư vấn hướng nghiệp ở nhiều nơi đã cho thấy, rất nhiều HS không trả lời được câu hỏi "Tại sao em quyết định chọn nghề này?" nhưng vị phụ huynh đi theo đã trả lời được câu đó! Như vậy, với những HS ấy, chọn nghề là do mong muốn của cha mẹ, thay vì của chính mình !

Để không chọn lầm nghề, hãy tham khảo ý kiến và ý muốn của cha mẹ (cần lắm, để tham khảo kinh nghiệm và hiểu biết của các bậc bề trên), nhưng nên xin phép cha mẹ cho mình được quyền quyết định cuối cùng.

39. Hỏi : Nên hiểu kỹ như thế nào là chọn đúng, nghĩa là chắc chắn "chọn không lầm nghề"?

Trả lời: Chọn không lầm nghề là chọn được một nghề tương thích với mình. Ở đây có hai ý: nghề mình chọn phải là nghề mình thích, đương nhiên, nhưng còn phải xét đến yếu tố tương hợp. Yếu tố này quan trọng hơn cả. Nếu không tương hợp với yêu cầu của nghề, dù ta có thích đến đâu, sớm muộn cũng sẽ bị nghề đào thải. Hơn nữa, sở thích chưa phải là sở trường. Sở thích thiên về cảm tính, không ổn định. Sở trường mới là tố chất của năng lực, ổn định hơn, bền vững hơn, thường không đổi trước mọi sức ép.

Tương hợp chủ yếu về hai mặt: phẩm chất và năng lực. Ngoài ra, còn phải xét đến giới tính, sức khỏe, hoàn cảnh... và chí hướng của ta. Nếu ta thích nghề đó, lại còn được nghề "yêu", nghĩa là "nghề chọn ta" (vì tương hợp với ta) thì chắc chắn ta đã chọn đúng nghề. Do đó, các nhà giáo dục hướng nghiệp đã khẳng định: chủ yếu là nghề chọn ta chứ không phải ta chọn nghề. Có "giao duyên" như vậy mới không lầm lẫn. Trên thực tế, vì không được nghề "yêu" nên đã có rất nhiều người dù đã tốt nghiệp nhưng khi vào nghề mới thấy rằng không thể theo được nghề đã chọn (do chọn lầm).

40.Hỏi: Trong trường hợp chúng em chưa tiếp xúc và chưa hành nghề, làm sao để biết nghềấy có "yêu" mình hay không, có tương hợp với mình đến mức nào ?

Trả lời: Sự giao duyên giữa nghề với người (có duyên nợ hay không) qua trải nghiệm thực tế sẽ càng thấy rõ, tất nhiên. Nhưng bước đầu, qua trắc nghiệm khách quan cũng có thể giúp ta biết được về cơ bản, ta có hợp (hay không hợp) với nghề định chọn. Hiện nay, trên mạng lưới tư vấn giáo dục, có nhiều trung tâm tư vấn hướng nghiệp mà tại đó có cả trắc nghiệm hướng nghiệp.

Trắc nghiệm hướng nghiệp là một loại hình trắc nghiệm khách quan hướng về việc chẩn đoán và phát hiện những đặc điểm tư chất của cá nhân đối với nghề nghiệp. Kết quả trắc nghiệm này được coi là cơ sở khoa học để tư vấn hướng nghiệp, góp phần hỗ trợ cho HS tự hiểu mình một cách khách quan hơn. Từ đó biết chọn học ngành nghề nào cho phù hợp, đồng thời tránh được những nghề không phù hợp. Trên mạng internet tiếng Việt, bạn có thể tham khảo tại website www.tuvanhuongnghiep.vn

* HS: Chúng em thấy có nơi trắc nghiệm hướng nghiệp chỉ căn cứ vào chỉ số IQ mà chẩn đoán.Điều đó đã đủ chưa, chính xác chưa ?

- NTV: Chưa, chưa đủ. Để chẩn đoán được chính xác, ngoài IQ test, còn phải bổ sung nhiều loại hình trắc nghiệm khác nữa, như EQ test (đo chỉ số cảm xúc - Emotion Quotient), AQ test (đo chỉ số vượt khó - Adversity Quotient), CQ test (đo chỉ số sáng tạo - Creation Quotient)... Tối thiểu, ta nên chọn nơi nào, bài trắc nghiệm nào có ít nhất 2 loại test: IQ và EQ, vậy mới hy vọng có sự chẩn đoán gần chính xác.

Kết quả của IQ test chỉ cho ta biết về sức bật trí tuệ và khả năng nhận thức, chưa thể cho biết về tính cách cá nhân và năng lực tinh thần. Mà điều thứ hai (tính cách và tinh thần) đặc biệt quan trọng hơn điều thứ nhất (trí tuệ và nhận thức). Nó nói lên những phẩm chất đặc trưng của con người và những giá trị bản thân của người đó tương thích (hoặc không tương thích) với nghề nào. Nghề sẽ chọn và "yêu" người nào không chỉ thành thạo kỹ năng làm việc, nó còn kén chọn những ai có một tâm hồn và thái độ làm việc tương xứng với nghề.

Một phần của tài liệu Cẩm nang tư vấn thi THPT Quốc gia năm 2015 (Trang 174 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)