NÊN CHỌN NGÀNH, CHỌN TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Một phần của tài liệu Cẩm nang tư vấn thi THPT Quốc gia năm 2015 (Trang 98 - 100)

- Phương thức:

1. NÊN CHỌN NGÀNH, CHỌN TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Trước mỗi kì tuyển sinh băn khoăn của các thí sinh là sẽ chọn ngành gì? trường nào để đăng kí dự thi. Thực tế cũng đã chỉ ra rằng việc chọn ngành, chọn nghề có vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu lựa chọn sai lầm sẽ là một sự lãng phí rất lớn cho bản thân, gia đình và xã hội.

Là những người làm trong ngành giáo dục, chúng tôi cho rằng “Hướng nghiệp và tuyển sinh tuy hai mà là một”. Thi vào ngành nghề nào? Trường nào? Có thể nói có nhiều tiêu chí lựa chọn. Chúng tôi cho rằng xuất phát điểm của thí sinh khi cân nhắc chọn nghề là phải dựa vào sở thích, sở trường, năng khiếu. Đây là điều quan trọng và cốt lõi nhất, nếu lựa chọn xuất phát từ sở trường, năng khiếu thì sẽ bền vững và có khả năng phát huy tốt nhất năng lực của bản thân và thường có sự thành đạt cao. Tiếp đến là các thí sinh cần cân nhắc nhu cầu việc

làm của ngành này, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội tìm kiếm công việc của mình. Hiện tại ở nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá do vậy đa phần các lĩnh vực đều sẽ cần đến một nguồn nhân lực lớn đang trong tương lai, tuy nhiên nếu thí sinh chọn lựa lĩnh vực công nghệ, lĩnh vực mới, lĩnh vực chuyên môn thì khả năng tìm kiếm việc làm sau này sẽ dễ dàng hơn.

Sau khi đã chọn ngành, nghề mình thích, thí sinh cần quan tâm đến việc tiếp theo là những trường nào đào tạo ngành đó, thi khối nào? Tuy nhiên, cùng một ngành nhưng điểm chính của các trường có thể khác nhau, do đó thí sinh lại căn cứ vào kết quả học tập của mình (thông qua các lần thi thử) để lựa chọn trường mà mình có khả năng đỗ cao nhất.

Tránh việc trèo cao ngã đau (thí sinh cần dựa vào điểm chuẩn các năm trước, chỉ tiêu tuyển của năm nay, vị trí trường đó đặt cơ sở …)

Nếu các thí sinh cân nhắc cẩn thận, có tham khảo ý kiến của gia đình (bố, mẹ, anh, chị…) thầy cô và bạn bè, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ chọn lựa cho mình một ngành nghề phù hợp nhất và khả năng đỗ cao nhất. Chúng tôi xin trích nguồn thông tin tham khảo giúp các em có phân tích và lựa chọn tốt nhất sau:

Trên thực tế, tại một số trường THPT trên cả nuớc nói chung, có tới 57,78% HS lựa chọn dựa trên sở thích và nguyện vọng của cá nhân, 35% là do sự rủ rê của bạn bè, trong khi chỉ 15,6% lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở hiểu biết về khoa học hướng nghiệp.Khoảng 58% HS chưa thực sự hiểu về bản thân mình (tính cách, năng lực), và tới 62,67% chưa hiểu về đặc điểm, tính chất của nghề mình lựa chọn. Khoảng 45% HS chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của việc chọn nghề phù hợp cho tương lai của chính mình.

Như vậy, nguyên nhân HS chọn nghề chưa đúng là do46,2% HS thiếu kiến thức và điều kiện để hiểu rõ bản thân và nghề nghiệp, gần 37% HS chỉ quan tâm tới việc thi đỗ ĐH bất kể ngành đó có phù hợp với mình hay không, và một số lượng không nhỏ (23,1%) chưa quan tâm và có kế hoạch cụ thể cho tương lai. Hơn thế là, trong xã hội lâu nay vẫn tồn tại cách nghĩ, chỉ vào đại học mới có danh tiếng, dẫn đến nạn "bằng cấp" khi tuyển dụng ở các cơ quan, doanh nghiệp; trong khi nhu cầu nguồn nhân lực không chỉ cần đến "thầy" mà cần cả "thợ". Thực tế còn cho thấy, phần lớn học sinh tốt nghiệp THPT nhất thiết phải dự thi đại học, cao đẳng; không đỗ mới chuyển sang học TCCN hoặc học nghề. Số còn lại có thể ở nhà ôn tập và chờ năm sau thi tiếp hoặc tìm kiếm việc làm khác. Trên thực tế, theo con số thống kê, quy mô tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng năm học hàng năm chiếm khoảng 43,8% học sinh tốt nghiệp THPT. Trong khi đó, học sinh tốt nghiệp THPT vào học TCCN chiếm 30,3% và một số ít học nghề. Mỗi năm cả nước vẫn còn khoảng 156.000 học sinh tốt nghiệp THPT không học nghề nào? Mặt khác, số học sinh bỏ học và trượt tốt nghiệp THPT còn khá nhiều. Ðiều này gây lãng phí lớn vì nếu những học sinh này được học nghề từ sớm thì hiệu quả kinh tế, xã hội sẽ cao hơn nhiều. Vấn đề đặt ra là tìm những giải pháp thiết thực cho việc Hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh THPT.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, nguyên nhân khiến việc Hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh sau khi thi THPT hạn chế là do nhận thức của học sinh và phụ huynh về việc chọn nghề còn rất phiến diện, tâm lý chọn nghề chung của học sinh mang tính may rủi, thiếu thông tin. Chọn nghề theo áp đặt của người lớn, theo thời thượng, chọn nghề ở bậc đại học, chọn nghề theo “mác” theo “nhãn”, chọn nghề nổi tiếng dễ kiếm tiền… mà quên mất một điều là không biết có phù hợp với năng lực, khả năng, điều kiện của bản thân hay của con mình hay không. Theo số lượng được khảo sát trình độ đào tạo nghề mà học sinh hướng nghiệp sau khi tốt nghiệp phổ thông là: Đại học 95.9% chỉ có 3.7% số học sinh định hướng vào cao đẳng, 0.4% học sinh định hướng vào trung cấp chuyên nghiệp. Những ngành nghề học sinh muốn chọn là khối ngành kinh tế với 48.6% , ngành có tỷ lệ chọn thấp là ngành ngư nghiệp với 0.3%. Những số liệu trên cho thấy tình trạng mất cân đối

trong việc lựa chọn bậc học, ngành nghề của học sinh trung học phổ thông. “Thừa thầy thiếu thợ” lâu nay là bài toán hóc búa đối với việc phát triển nguồn nhân lực của xã hội.Theo thống kê Việt Nam xếp thứ 53/59 quốc gia mất cân đối nghiêm trọng. Cụ thể: cứ một cán bộ tốt nghiệp ĐH có 1.16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp, có 0.02 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 1/4/10. Cũng tại nước ta cứ một vạn dân thì có 181 sinh viên đại học, con số này của thế giới là 100.

Một phần của tài liệu Cẩm nang tư vấn thi THPT Quốc gia năm 2015 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)