Các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KHÁCH SẠN XANH ASEAN ĐỐI VỚI KHÁCH SẠN AVANI HARBOUR VIEW, HẢI PHÒNG (Trang 39 - 41)

6. Bố cục của đề tài

2.2.1. Các yếu tố môi trường

Theo định nghĩa của UNESCO năm 1981 thì “Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra những cái hữu hình (tập quán, niềm tin…). Trong đó, con người sống và lao động, họ khaimình. Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”. Trong khuôn khổ đề tài này, thuật ngữ môi trường và các vấn đề có liên quan sẽ tập trung, xoay quanh các yếu tố môi trường tự nhiên là chủ yếu.

Con người đã bước đầu ý thức được vai trò và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ rất sớm, tuy nhiên, ban đầu, các tài nguyên đó mới chỉ được khai thác một cách thô sơ, đơn giản. Khi thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống thì việc khai thác tự nhiên càng trở nên mạnh mẽ hơn nhằm phục vụ những lợi ích không chỉ của cá nhân mà là lợi ích của toàn xã hội. Sự khai thác tối đa này dần dần đã dẫn tới sự vụ lợi của các cá nhân, các tổ chức dẫn đến việc không để ý tới môi trường tới tài nguyên, làm cho tài nguyên nhanh chóng sụt giảm và các thành tố của môi trường ngày càng đi xuống dẫn đến tình trạng mất cân bằng môi trường sinh thái.

Con người đã lợi dụng tự nhiên, lợi dụng tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá mà vô tình không biết rằng, tài nguyên là hữu hạn, một ngày nào đó, tài nguyên

sẽ cạn kiệt, sẽ mất đi và chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề do hoạt động khai thác đó để lại. Vấn đề đó ảnh hưởng tới cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta. Tận dụng thiên nhiên sẽ làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn, tuy nhiên tận dụng mà trở thành lợi dụng thì việc làm đó sẽ có tác động ngược lại.

Những vấn đề về môi trường hiện đang là mối quan tâm lớn của rất nhiều nước trên thế giới. Bởi sự thật là chúng ta đang phải đối diện với sự nóng lên của trái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm rác thải, ô nhiễm tiếng ổn, hiệu ứng nhà kính hay nạn chặt phá rừng bừa bãi khiến nhiều loài động, thực vật bị tuyệt chủng…Trước những thách thức mà thiên nhiên mang lại cho con người, chúng ta đã và đang ý thức được những gì con người sẽ phải gánh chịu nếu như không bắt đầu hành động vì môi trường. Đó là lý do cho ra đời hàng loạt các chương trình hay các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường như tiêu chuẩn “Nhãn Xanh”, tiêu chuẩn “Bông sen xanh” hay chương trình bảo vệ môi trường được cả thế giới hưởng ứng - chương trình “Giờ trái đất”. Đây là những bộ tiêu chuẩn, những chương trình rất thiết thực để bảo vệ môi trường trong tương lai.

Vào đầu thập kỷ 80, trong lĩnh vực môi trường xuất hiện một khái niệm mới về môi trường bền vững. Khái niệm đó được sử dụng bởi tổ chức môi trường thế giới của Liên Hợp Quốc: “Bền vững về môi trường là sử dụng các tài nguyên thiên nhiên mà không vượt quá khả năng tái tạo của môi trường. Bằng cách này đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới nhu cầu của những thế hệ tương lai”.

Khai thác du lịch đồng nghĩa với việc sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên. Nếu sự khai thác đó không gắn liền với hoạt động kiểm tra, kiểm soát thì việc tài nguyên đó bị phá hủy cũng đồng nghĩa với việc du lịch sẽ tự phá hủy mình trong tương lai.

Trên thực tế, hoạt động du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh lưu trú nói riêng không thể không tác động đến môi trường dù ít hay nhiều. Dù đó là hoạt động của đối tượng sử dụng các sản phẩm du lịch hay đối cung cấp sản phẩm đều có những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có các biện pháp như thế nào để bảo vệ môi trường, giảm đi tối đa những mặt tiêu cực mà hoạt động du lịch gây ra.

trường như vấn đề xả thải, kinh doanh lưu trú, ăn uống, tổ chức các sự kiện, hoạt động của du khách... Vì vậy mà mỗi thành viên, mỗi cá nhân trong khách sạn đều phải có các biện pháp, có ý thức, trách nhiệm để bảo vệ, duy trì cũng như đề xuất các sáng kiến để bảo vệ môi trường bên trong cũng như bên ngoài khách sạn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KHÁCH SẠN XANH ASEAN ĐỐI VỚI KHÁCH SẠN AVANI HARBOUR VIEW, HẢI PHÒNG (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w