Vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu luận văn:Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam pptx (Trang 63 - 65)

II. Phương hướng phát triển

5. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics

Nhân lực cho ngành dịch vụ logistics là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển của dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay.

Với thực trạng nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics vừa thiếu vừa yếu như phân tích ở trên thì phát triển nguồn nhân lực là vấn đề bức thiết. Để có nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của dịch vụ logistics thì cần triển khai các biện pháp sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics. Chiến lược này nằm trong chiến lược phát triển ngành dịch vụ logistics nói chung.

- Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương… phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đưa dịch vụ logistics vào chương trình giảng dạy tại các khoa quản trị kinh doanh của các trường đại học, hoặc thành lập các trường đào tạo nghề kinh doanh dịch vụ logistics.

- Nội dung đào tạo cần tập trung vào nội dung logistics, tổ chức vận hành chuỗi dịch vụ logistics và quản lý sự vận động của chuỗi logistics cũng

như các quy định pháp lý lien quan tới hoạt động logistics. Trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics thì không thể thiếu kiến thức về tin học. Việc truyền, nhận, xử lý thông tin để ra được những quyết định đúng đắn sẽđơn giản hoá thủ tục giấy tờ, xử lý kịp thời tình huống nâng cao được hiệu quả hoạt

động.

- Hình thức đào tạo có thể áp dụng nhiều hình thức như đào tạo trong nước hoặc hợp tác với nước ngoài trong đào tạo, tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm của các nước ngoài hay khảo sát thực tế. Ngoài ra có thể thông qua hỗ trợ của các dự án đào tạo logistics của ASEAN, FIATA hay ESCAP và sự hỗ trợ kĩ thuật của các tập đoàn logistics quốc tế để

phát triển nguồn nhân lực logistics của Việt Nam.

- Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước.

Nguồn nhân lực cho phát triển dịch vụ logistics là rất quan trọng. Vì vậy, cần phát triển nguồn nhân lực này theo hướng chính quy, chuyên nghiệp. Đào tạo và tái đào tạo, chương trình đào tạo phải được cập nhật, đổi mới. Có được nguồn nhân lực phục vụ ngành dịch vụ logistics chuyên nghiệp thì ngành dịch vụ này sẽ nhanh chóng phát triển và đạt hiệu quả cao.

6. Vấn đề liên kết và phát huy vai trò của các hiệp hội Logistics ở

Việt Nam.

Trước thực trạng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam như hiện nay thì vấn đề liên kết các doanh nghiệp đó lại với nhau là một vấn đề cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thế giới mà đặc biệt là các doanh nghiệp logistics nước ngoài hiện đang và sẽ kinh doanh dịch vụ này Việt Nam.

Chính phủ cần có các chính sách và biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy sự

liên kết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để có những doanh nghiệp có đủ quy mô, điều kiện cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới.

Ở Việt Nam hiện nay, liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ

logistics có rất nhiều hiệp hội: Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội cảng biển Việt Nam, Hiệp hội đại lý và môi giới hàng hải, Hiệp hội bảo hiểm, Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam. Thời gian qua, các hiệp hội đã hoạt động tích bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong kinh doanh.

Để phát huy vai trò của mình trong việc phát triển ngành dịch vụ

logistics, các hiệp hội cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thiết lập các thủ tục và các tiêu chuẩn kinh doanh của các hội viên, trên cơ sởđó đảm bảo chất lượng của người kinh doanh dịch vụ logistics.

- Đại diện lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp trong các quan hệ

kinh doanh trong và ngoài nước. Làm cầu nối giữa nhà nước và doanh nghiệp trong việc đề ra các chính sách trong việc quy hoạch và phát triển ngành nghề.

- Tư vấn cho các doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, thông tin thị trường, mở rộng khách hàng và bảo vệ lợi ích của hội viên khi gặp rào cản hay tranh chấp thương mại quốc tế.

- Xử lí tốt việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các hội viên, điều hoà quyền lợi giữa các hội viên, trên cơ sở đó đề xuất với chính phủ thoả thuận ban hành giá cả dịch vụđể tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- Tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của các doanh nghiệp từ khi soạn thảo đểđảm bảo tính khả thi của pháp luật.

- Tư vấn cho các cơ quan nhà nước về biện pháp và chính sách quản lý và phát triển dịch vụ logistics.

Các hiệp hội ngành nghề nếu thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đây sẽ hỗ

trợ đắc lực cho nhà nước trong việc đào tạo và phát triển dịch vụ logistics cũng như việc xây dựng và ban hành luật lệ, chính sách liên quan đến dịch vụ

logistics. Nếu liên kết chặt chẽ và phát huy tốt vai trò của hiệp hội ngành nghề

trong cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

logistics sẽ thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong việc cung ứng dịch vụ logistics và từđó phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn:Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam pptx (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)