II. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistic sở Việt Nam hiện nay
3. Cơ hội và thách thức đối với ngành kinh doanh dịch vụ logistics của
của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam mở cửa nhiều ngành cho các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư hoạt động tại Việt Nam, ngành dịch vụ logistics là một trong số các ngành đó. Với chính sách mở cửa nền kinh tế như vậy đã tạo nhiều cơ hội đồng thời cũng đem đến cho chúng ta nhiều thách thức đối với sự phát triển dịch vụ logistics ở nước ta.
3.1. Những cơ hội
Cơ hội để phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam khi hội nhập kinh tế
quốc tế biểu hiện qua các nội dung sau:
- Thứ nhất, chính sách hội nhập, Việt Nam đang đẩy tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Thứ hai, lợi thế về khu vực, Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, đặc biệt là vận tải biển ( bờ biển dài trên 3260Km, nơi giao nhau của nhiều tuyến hàng hải chiến lược trong khu vực và trên thế giới), nằm ở
bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên quốc gia và mạng lưới giao thông là tiền
đề khả quan cho phát triển dịch vụ logistics.
- Thứ ba, vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là nguồn vốn ODA nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho Việt Nam ngày càng tăng.
- Thứ tư, lĩnh vực dịch vụ đang được quan tâm phát triển, hoạt động logistis đã bắt đầu thu hút sự chú ý của các cấp quản lý nhà nước cũng như của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Thứ năm, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, biểu hiện rõ nhất là từ tháng 7-2005 chúng ta bắt đầu thực hiện thông quan điện tử thí điểm
ở một sốđịa phương.
- Thứ sáu, mở cửa hợp tác, liên kết với các bạn hàng nước ngoài một cách bình đẳng, đặc biệt là những bạn hàng thuộc các nước có nghề logistics phát triển cao để học hỏi kinh nghiệm về tổ chức, quản lý nghề nghiệp, chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận trực tiếp khách hàng nước ngoài ngay trên đất nước mình.
Đây chính là những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển ngành dịch vụ
logistics ở Việt Nam. Vì vậy cần nắm lấy những cơ hội này để dần đưa ngành dịch vụ này của nước ta phát triển hơn.
3.2. Những thách thức
Hạn định 2009, mở cửa lĩnh vực dịch vụ logistics không xa nữa, nước ta sẽ
cho phép các công ty dịch vụ logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. Điều này đặt các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam trước thách thức cạnh tranh gay gắt trên sân nhà. Các doanh nghiệp logistics nước ngoài đều là những doanh nghiệp, tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới
đại lý dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế
giới, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ quản lý cao và khả năng thắng thầu thuộc về họ là rất lớn. Các doanh nghiệp này đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường nội địa Việt Nam. Hiện ở Việt Nam đã có mặt của
25 công ty nước ngoài tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này với nhiều hình thức khác nhau. Trong thời gian tới, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam sẽ còn tăng cao, chắc chắn cạnh tranh sẽ rất gay gắt.
Tiếp đến là nhu cầu từ phía khách hàng ngày càng tăng mạnh và nhanh trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp còn hạn chế, qui mô doanh nghiệp nhỏ lẻ, manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại với nhau mà còn kinh doanh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụđể giành được hợp đồng.
Một thách thức lớn nữa đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
logistics của Việt Nam, đó là tình trạng nguồn nhân lực đang vừa thiếu lại vừa yếu, trình độ chuyên môn còn hạn chế mà đây lại là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động logistics nên một khi không đáp ứng được nguồn nhân lực cho ngành này thì không thể phát triển được các dịch vụ logistics.
Với thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistics nhưở trên cùng với những cơ hội và thách thức đối với ngành trong thời gian tới thì yêu cầu cấp thiết là phải xác định được phương hướng và đề ra những giải pháp để có thể nắm bắt những cơ hội và khắc phục những khó khăn, thách thức nhằm đưa ngành kinh doanh dịch vụ logistics của Việt Nam đứng vững và phát triển hơn nữa.
Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển các dịch vụ logistics ở Việt Nam trong thời gian tới.