Xu hướng phát triển dịch vụ logistics trên thế giới

Một phần của tài liệu luận văn:Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam pptx (Trang 46 - 48)

II. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistic sở Việt Nam hiện nay

2. Xu hướng phát triển dịch vụ logistics trên thế giới

Một xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế

giới. Bất kỳ một quốc gia nào hay ngành nghề nào, không phân biệt lớn hay nhỏ, mới hay cũ, muốn tồn tại và phát triển thì cần phải chấp nhận và tích cực tham gia vào xu thế mới này. Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về dịch vụ vận tải, kho bãi, các dịch vụ logistics khác. Xu thế mới của thời đại sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của ngành dịch vụ

logistics- logistics toàn cầu.

Vì các tập đoàn, công ty đặt trụ sở và phục vụ cho nhiều thị trường ở các nước khác nhau, nên phải thiết lập hệ thống logistics toàn cầu để cung cấp sản

phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Các hệ thống logistics ở các khu vực khác nhau, các quốc gia khác nhau có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng tất cả các hệ thống logistics đều có điểm chung là sự kết hợp khéo léo, khoa học, chuyên nghiệp chuỗi các hoạt động như: marketing, sản xuất, tài chính, vận tải, thu mua, dự trữ, phân phối...đểđạt được mục đích phục vụ khách hàng tối đa với chi phí tối thiểu.

Toàn cầu hoá nền kinh tế càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong lĩnh vực logistics cũng như vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thì ngày càng nhiều nhà cung cấp dịch vụ logistics ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Để đáp ứng nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm người ta luôn phải cân nhắc: Tự làm hay đi mua dịch vụ? mua của ai? Do đó, bên cạnh những hãng sản xuất có uy tín đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh nhờ khai thác tốt hệ thống logistics của mình, như: Procter&Gamble, Spokane Company...thì tất cả các công ty vận tải, giao nhận cũng nhanh chóng chớp thời cơ phát triển và trở thành những nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế

giới với hệ thống logistics toàn cầu như: Maersk Logistics, NYK Logistics, APL Logistics...

Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ logistics là một xu hướng khá thịnh hành vì họ không chỉđơn thuần là người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức mà còn là người tổ chức các dịch vụ khác như: quản lý kho hàng, bảo quản hàng trong kho, thực hiện các đơn đặt hàng, tạo thêm giá trị gia tăng cho hàng hoá bằng cách lắp đặt, kiểm tra chất lượng trước khi gửi đi, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, dán nhãn, phân phối cho các điểm tiêu thụ, làm thủ tục xuất nhập khẩu...

Cách mạng trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi sâu sắc bộ

mặt của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực( trong đó có dịch vụ logistics) và toàn thể

xã hội. Chính nhờ những tiến bộ của công nghệ thông tin mà logistics đã phát triển lên một nấc thang mới. Giờ đây chỉ cần ngồi tại một trung tâm logistics, nhờ mạng máy tính bạn có thể biết được hàng của mình đang ởđâu? Trong tình trạng thế nào? Và nhờ những công nghệ thông tin bạn có thể tiết kiệm một tài khoản chi phí đáng kể trong hoạt động logistics. Trong bối cảnh nêu trên, các

nhà cung cấp dịch vụ logistics trên thế giới đang tích cực phấn đấu phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của riêng mình để nắm bắt cơ

hội, vượt qua thử thách. Mỗi công ty logistics sẽ có những chiến lược phát triển cho riêng mình, nhưng tựu chung lại theo những hướng chính sau:

- Phát triển các dịch vụ làm tăng giá trị gia tăng. - Đẩy mạnh hoạt động marketing Logistics. - Không ngừng làm mới các hoạt động logistics.

- Thiết kế mạng lưới phân phối ngược, thực hiện quản lý việc trả lại hàng cho nhà phân phối, nhà sản xuất hoặc người bán hàng.

- Phát triển mạnh thương mại điện tử, coi đây là một bộ phận quan trọng của logistics.

- Ứng dụng những thành tựu mới của công nghệ thông tin.

- Không ngừng cải tiến bộ máy quản lý, tích cực đào tạo nhân viên trong công ty logistics.

Một phần của tài liệu luận văn:Biện pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam pptx (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)