II. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ logistic sở Việt Nam hiện nay
1. Khái quát thực trạng ngành dịch vụ logistic sở Việt Nam trong thời gian
2.2. Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines
Vinalines là công ty điển hình của Việt Nam trong lĩnh vực vận tải biển, lĩnh vực quan trọng và phát triển nhất trong các dịch vụ logistics ở Việt Nam.
Các dịch vụ chính công ty cung cấp là:
- Vận tải container nội địa tuyến Bắc-Nam và ngược lại - Vận tải container tuyến nước ngoài
- Vận tải hàng khô bằng đường biển - Vận tải dầu sản phẩm bằng đường biển - Vận tải đa phương thức
- Cho thuê tàu định hạn - Dịch vụ kho bãi - Bốc xếp hàng hóa
- Dịch vụđại lý tàu biển, vận tải đường biển, môi giới hàng hải - Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa
- Dịch vụ vận tải đa phương thức
- Dịch vụ tư vấn cho khách hàng về việc vận chuyển giao nhận, lưu kho và các dịch vụ liên quan đến hàng hóa.
Loại vận tải Sản lượng vận tải biển Sản lượng vận tải nước ngoài Sản lượng vận tải nội địa Sản lượng vận chuyển container Năm Tr.tấn Tỉ TKm Tr.tấn Tỉ TKm Tr.tấn Tỉ TKm TEU 2004 20,3 51,9 2005 21,4 54,9 2006 23 59,8 17,9 55 3,4 4,7 578.743 2007 24,9 75,1 21 69,7 3,9 5,5 488.387
Hình 2: Sản lượng vận tải của công ty qua các năm
Như vậy sản lượng các loại vận tải đều tăng qua các năm. Chủ yếu là vận tải biển mà trong đó sản lượng vận tải nước ngoài chiếm phần lớn. Sản lượng vận tải của công ty chiếm khoảng 40%-50% sản lượng vận tải biển của Việt Nam.
Giai đoạn 1996-2000 Tổng công ty có 79 tàu ( tương ứng 884.521 DWT) gồm 9 tàu container với tổng trọng tải là 6.102 TEU, năng lực đội tàu đạt 14 tấn/DWT/năm. Giai đoạn nay doanh thu hàng năm của tổng công ty tăng 8-
21%/năm. Năm 2000, doanh thu tăng 2,16 lần so với năm 1995, đạt 4270 tỷ đồng và tổng lợi nhuận đạt khoảng 326 tỷđồng.
Giai đoạn 2001-2005, Tổng công ty có 103 tàu ( tương ứng 1,2 triệu DWT), trong đó 43 tàu mua lại và 10 tàu đóng mới. 3290 bến đã được cải tạo và xây dựng để tiếp nhận tàu từ 10.000 DWT đến 40.000 DWT, đưa tổng chiều dài bến của Vinalines lên tới 8603m, nâng năng suất cuối năm 2005 lên 3125 tấn/m bến. Năm 2005, tổng doanh thu toàn công ty đạt 10500 tỷđồng với tổng lợi nhuận khoảng 700 tỷ. Giai đoạn này, Vinalines cũng triển khai các dự án
đầu tư vào kho bãi, ICD, phương tiện và trang thiết bị phục vụ hoạt động hàng hải: Xây dựng tòa nhà Ocean Park cao 19 tầng, liên doanh với tập đoàn STC Hà Lan xây dựng trung tâm đào tạo thuyền viên tại Hải Phòng.
Năm 2006, toàn công ty đã vượt mục tiêu đề ra với tổng doanh thu đạt 11242 tỷđồng, lợi nhuận vào khoảng 551 tỷđồng.
Năm 2007, tổng công ty đã mua 30 tàu với tổng trọng tải 752.814 DWT, tổng mức đầu tư là 630 triệu USD,, đưa vào khai thác có hiệu quả 4 tàu đóng mới tại công ty đóng tàu Bạch Đằng với tổng trọng tải là 90.000 DWT. Tổng doanh thu của toàn công ty đạt 14.641 tỷđồng, lợi nhuận đạt 861 tỷđồng.
Như vậy đến cuối năm 2007, Vinalines có đội tàu gồm 134 chiếc với tổng trọng tải tại thời điểm 31/12/2007 đạt khoảng 2,1 triệu DWT. Trong đó, tàu hàng khô là 113 chiếc với tổng trọng tải 1.616.293 DWT; tàu dầu 8 chiếc với tổng trọng tải 298.188 DWT; tàu container 13 chiếc với tổng trọng tải là 140.914 DWT. Lượng tàu biển của toàn công ty là khá lớn và trong đó có tới 60% đội tàu tham gia vận tải quốc tế.
Năm 2008, công ty liên kết với MAERSK A/S (Đan Mạch) xây dựng bến cảng cho tàu từ 80.000-100.000 DWT.
Khách hàng của tổng công ty hầu hết là các doanh nghiệp nước ngoài: Anh, Pháp, Singapore, Nhật,…
Tổng công ty vẫn chưa có cảng trung chuyển quốc tế vì thế đều phải qua các cảng trung chuyển của nước ngoài như Singapore, Nhật Bản… Điều này đã làm tăng chi phí vận tải và giảm một lượng doanh thu lớn của toàn công ty.
Với thực trạng kinh doanh ngành dịch vụ logistics mà chủ yếu là dịch vụ
vận tải biển, tổng công ty hàng hải Việt Nam vẫn đứng đầu trong lĩnh vực vận tải biển, lĩnh vực quan trọng nhất trong chuỗi dịch vụ logistics
III. Một số kết luận rút ra từ thực trạng trên.
1. Điểm mạnh, điểm yếu của ngành dịch vụ logistics của Việt Nam. Qua phân tích thực trạng ngành kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam