Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHANH THỰC TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TRONG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÌ SỰ SỐNG CÒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TẠI 3 TỈNH pdf (Trang 42 - 46)

V. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4. Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực

4.1.Các nhóm đối tượng cn được tp hun:

Có thể thấy năng lực thực hiện truyền thông GDSK trong đó có CSD của các

đơn vị và cá nhân trong toàn mạng lưới còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu đề

ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do đa số cán bộ tham gia truyền thông GDSK trong đó có CSD của các đơn vịđều làm kiêm nhiệm, ít có cơ hội được đào tạo nâng cao năng lực. Chỉ có 57,4% số cán bộ được phỏng vấn cho biết đã được tập huấn về

nghiệp vụ. Trong số này chỉ có 38,9% nhận thấy các kiến thức đã được học giúp họ đáp ứng tốt được công việc, phần đông nhận thấy mới chỉ đáp ứng được một phần hoặc chưa đáp ứng được. Bởi vậy đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ trực tiếp tham gia vào truyền thông GDSK đang là một nhu cầu bức thiết đối với mọi lĩnh vực,

ở tất cả các tuyến từ TƯ đến thôn bản. 100% số cán bộ được phỏng vấn tại các địa bàn khảo sát đều có nguyện vọng được tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ.

Từ kết quả thu được qua khảo sát có thể phân loại về các nhóm đối tượng cần phải đào tạo nâng cao năng lực trong truyền thông GDSK trong đó có CSD như sau: + Nhóm quản lý, điều hành: Gồm án bộ của 3 ngành chức năng (Y tế, LĐ- TB-XH, NN&PTNT) ở tất cả các tuyến (TƯ, tỉnh, huyện, xã và thôn bản)

*) “... Mình làm quản lý nhà nước về lĩnh vực này trong toàn quốc mà thiếu những kiến thức chung về lập kế hoạch tổng thể cũng như kiến thức của tùng mảng chuyên biệt như truyền thông chẳng hạn thì sẽảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Chẳng hạn lập kế hoạch truyền thông mà không biết các kỹ năng truyền thông, các kỹ năng vận động sự tham gia, vận động lập chính sách thì làm sao mà xây dựng được các hoạt động chi tiết... Hiện tại sốđông cán bộđang phải làm kiêm nhiệm nên những kiến thức này hầu như chưa có, rất cần phải được trang bị...”

(Ý kiến của cán bộ Cục BVCSTE, Bộ LĐTBXH) **) “.... Tuyến huyện và tuyến xã không có chuyên trách về truyền thông, chỉ có cán bộ kiêm nhiệm nên năng lực triển khai hoạt động truyền thông rất yếu. Ngay lập kế hoạch hoạt động cũng thường làm rất sơ sài giống như lịch hoạt động. Tôi thấy cần phải tập huấn cho cán bộ huyện xã lập kế hoạch truyền thông sao cho phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn chứ không phải là sao chụp nguyên mẫu kế hoạch của tuyến trên...”

(Ý kiến của cán bộ Trung tâm TT GDSK Ninh Thuận) ***) “... Cộng tác viên thôn, bản là lực lượng gần dân nhất và thường xuyên tiếp cận truyên truyền cho các hộ gia đình nhiều nhất nhưng lại liên tục biến động do chế

44

độđãi ngộ không tương xứng. Vì vậy phải thường xuyên quan tâm tập huấn về các kỹ năng tiếp cận đối tượng cho nhóm này....”

(Ý kiến của cán bộ Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Tháp) + Nhóm tác nghiệp về kỹ thuật: Gồm cán bộ kỹ thuật của các đơn vị chuyên trách về truyền thông của 3 ngành chức năng và các phóng viên, biên tập viên, kỹ

thuật viên của các cơ quan thông tấn báo chí ở TƯ và các địa phương.

*) “... Bộ mình có Trung tâm TT GDSK với đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật về truyền thông nhưng các sản phẩm truyền thông do họ xây dựng cũng sẽ không đạt hiệu quả nếu họ thiếu kiến thức về các lĩnh vực chuyên ngành như: CSSKBM, PC SDD, Phòng chống HIV/AIDS cũng như không có sự chia sẻ tham khảo ý kiến với các đơn vị chức năng chuyên quản từng lĩnh vực cụ thể. Tôi thấy để truyền thông có hiệu quả cũng cần phải trang bị cho các cán bộ kỹ thuật về những kiến thức cơ bản của một số lĩnh vực chuyên môn trong CSD....”

(Ý kiến của cán bộ Cục PC HIV/AIDS) **) “... Các phóng viên báo, đài ở địa phương rất nhiệt tình tham gia đi thực tế lấy tin và đăng tải trên các kênh thông tin nhưng họ thường thiếu hiểu biết về lĩnh vực cần tuyên truyền vì vậy rất cần phải tập huấn cho họ....”

(Ý kiến của cán bộ TTYTDP Ninh Thuận)

4.2.Ni dung ca các khóa tp hun:

Kết quả thu được từ phỏng vấn 102 cán bộ thuộc các địa bàn nghiên cứu cho thấy nhu cầu về những nội dung cần được tập huấn của họ bao gồm: Lập kế hoạch truyền thông (74,5%); kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông (62,7%); giám sát (56,9%); đánh giá (58,8%); kỹ năng truyền thông trực tiếp (22,5%). 74.5 62.7 58.8 56.9 22.5 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% Lập KH truyền thông Tổ chức thực hiện hoạt động TT Kỹ năng đánh giá Kỹ năng giám sát Kỹ năng TT trực tiếp

Biu 6. Nhu cu v nhng ni dung cn được tp hun ca các cán b tham gia truyn thông GDSK trong đó có CSD được phng vn.

Có thể thấy,nhu cầu về những kiến thức, kỹ năng cần được trang bị của cán bộ

thuộc các cơ quan đối tác của chương trình GDSK trong đó có CSD khá phong phú. Tùy theo từng nhóm đối tượng mà nội dung cần được tập huấn có thể khác nhau; cụ

thể như sau:

+ Nội dung tập huấn dành cho nhóm quản lý điều hành: Tập trung vào những kiến thức, kỹ năng phục vụ cho nhiệm vụ quản lý và điều phối các hoạt động truyền thông CSD như:

ƒ Khái niệm “Truyền thông cho phát triển” của Unicef.

ƒ Giới thiệu về tổ chức mạng lưới và chức năng nhiệm vụ của các đối tác tham gia vào chương trình CSD.

ƒ Kiến thức và kỹ năng lập lập kế hoạch truyền thông cho cán bộ các tuyến. Với tuyến TƯ và tuyến tỉnh chú trọng trang bị phương pháp về lập kế hoạch chung mang tính tổng thể (lập kế hoạch dựa trên bằng chứng, SWOT, SMART...). Với tuyến huyện và tuyến xã, chú trọng nâng cao kỹ năng lập kế hoạch với sự

tham gia của cộng đồng...

ƒ Kỹ năng phân tích nhu cầu tiếp cận thông tin của các nhóm đối tượng đích.

ƒ Kiến thức vềđặc điểm và lợi thế của các kênh truyền thông.

ƒ Kỹ năng vận động sự tham gia của các lực lượng xã hội.

ƒ Kỹ năng vận động chính sách.

ƒ Phương pháp giám sát.

ƒ Phương pháp đánh giá...

+ Nội dung tập huấn dành cho nhóm tác nghiệp kỹ thuật: Cần trang bị các kiến thức cơ bản của từng lĩnh vực chuyên môn trong chương trình CSD cho các phóng viên báo đài, những người sản xuất các ấn phẩm truyền thông. Đồng thời trang bị kỹ năng truyền thông trực tiếp cho cán bộ Y tế và cán bộ các đoàn thể ở tuyến xã/phường, thôn/bản...

4.3.Hình thc đào to:

Về thời gian của các khóa tập huấn, qua khảo sát phần đông cán bộ mong muốn kéo dài trong 1 tuần. Tuy nhiên tùy theo nội dung tập huấn và điều kiện thực tế

mà có thể điều chỉnh rút ngắn hoặc kéo dài hơn. Về địa điểm tổ chức các khóa tập huấn, hầu hết số người được phỏng vấn đều cho biết nên tổ chức ngay tại địa phương với hình thức TOT.

46

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHANH THỰC TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TRONG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÌ SỰ SỐNG CÒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TẠI 3 TỈNH pdf (Trang 42 - 46)