Kiến thức và kỹ năng trong giám sát đánh giá

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHANH THỰC TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TRONG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÌ SỰ SỐNG CÒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TẠI 3 TỈNH pdf (Trang 34 - 35)

V. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.3.Kiến thức và kỹ năng trong giám sát đánh giá

3. Năng lực thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe trong đó có CSD

3.3.Kiến thức và kỹ năng trong giám sát đánh giá

9 Các khóa tập huấn đã được tham dự:

Qua khảo sát có thể nhận thấy ở cả các cơ quan TƯ cũng nhưđịa phương, hầu hết các cán bộ truyền thông GDSK trong đó có CSD đều chưa được tham dự các khóa tập huấn về kỹ năng giám sát, đánh giá. Trong số 102 cán bộ được phỏng vấn chỉ có 4 người đã được tham dự tập huấn về giám sát và 5 người được tham dự tập huấn vềđánh giá kết quả truyền thông.

9 Kiến thức về giám sát, đánh giá:

Hầu hết số cán bộ quản lý và điều hành hoạt động truyền thông GDSK trong

đó có CSD tại các địa bàn khảo sát đều đã nhận thức được tầm quan trọng của giám sát và đánh giá: 100% số cán bộ của các cơ quan TƯ và của 2 tỉnh Ninh Thuận, Đồng Tháp được phỏng vấn. Tỷ lệ này ở Điện Biên thấp hơn song vẫn đạt tới 88,9%. Phần

đông những người được phỏng vấn đã nắm được các yêu cầu khi thực hiện giám sát như: giám sát để hỗ trợ thúc đẩy hoạt động (87,5%); giám sát theo các chỉ số

(80,2%); phải phản hồi tích cực các kết quả giám sát (85,4%)....

9 Kỹ năng thực hiện:

Trong số 102 cán bộ được phỏng vấn có 69 người chiếm 67,6% cho biết đã tham gia giám sát các hoạt động truyền thông GDSK trong đó có CSD. Định kỳ giám sát chủ yếu được thực hiện 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần. 21.70% 42% 13% 37.70% 5.80% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0% 1 năm/lần 1 quý/lần 1 tháng/lần Giám sát không định kỳ Khác (đột xuất, kết hợp…)

Kết quả khảo sát tại các đơn vị ở các tuyến cho thấy định kỳ giám sát truyền thông GDSK chưa được thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ. Có địa phương việc giám sát do chính cơ quan trực tiếp quản lý điều hành đảm nhận. Có địa phương lại do Sở Kế hoạch đầu tư là cơ quan chủ quản của Dự án CSD đảm nhận. Việc giám sát hoạt động truyền thông thường được thực hiện riêng lẻ theo từng lĩnh vực và lồng ghép cùng nhiều hoạt động khác. Định kỳ giám sát cũng có sự khác nhau giữa các lĩnh vực. Chương trình PC SDD giám sát 6 tháng 1 lần. Các chương trình khác thường giám sát 1 năm 1 lần. Hình thức giám sát chủ yếu vẫn theo những cách làm truyền thống như: dựa vào thông tin thu được qua các cuộc họp thường kỳ, số liệu báo cáo của các tuyến. Riêng chỉ có Trung tâm TT GDSK TƯ, chương trình PC HIV/AIDS và chương trình NS&VSMTNT đã xây dựng được công cụ giám sát hoạt

động truyền thông thông qua các chỉ số song vẫn chưa chi tiết và thiếu cụ thể. Kết quả giám sát mới chỉ được phản hồi với cơ quan quản lý cấp trên, chưa có sự chia sẻ, rút kinh nghiệm với chính đơn vị được giám sát. Đáng chú ý việc đánh giá hiệu quả

truyền thông hiện vẫn chưa được quan tâm thực hiện tại hầu hết các đơn vị được khảo sát do thiếu nguồn lực cũng như năng lực tiến hành.

*) “... Giám sát và đánh giá hiệu quả truyền thông là khâu xưa nay vẫn bỏ ngỏ, Unicef nên quan tâm hỗ trợ kinh phí và kỹ năng để các đối tác thực hiện được trong thời gian tới vì đây cũng là hoạt động quan trọng quyết định hiệu quả của chương trình...”

(Ý kiến của cán bộ Trung tâm Truyền thông giáo dục Dinh dưỡng) **)“... Đánh giá hiệu quả truyền thông là rất cần thiết để biết xem những sản phẩm truyền thông mà mình tung ra cộng đồng đã đem lại kết quả như thế nào, gây ảnh hưởng ra sao và làm thế nào cho tốt hơn nữa nhưng nhiều năm qua chúng tôi chưa làm được một cách tổng thể do không có kinh phí và không có cả kỹ năng đánh giá cũng như nhân lực thực hiện. Chúng tôi mới chỉ đánh giá được hiệu quả của một số dự án cụ thể theo yêu cầu của nhà tài trợ... Đây là cái yếu chung của cả ngành truyền thông”

(Ý kiến của cán bộ phòng Truyền thông, Cục PC HIV/AIDS)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NHANH THỰC TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TRONG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÌ SỰ SỐNG CÒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TẠI 3 TỈNH pdf (Trang 34 - 35)