V. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3. Năng lực thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe trong đó có CSD
3.2. Kỹ năng trong tổ chức thực hiện truyền thông
9 Các khóa tập huấn đã được tham dự:
Đa số cán bộ của những đơn vị được khảo sát ở cả tuyến TƯ và địa phương
đều đã gián tiếp hoặc trực tiếp tham gia triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông GDSK trong đó có CSD. Trong số 102 người trả lời phỏng vấn, có 81% cho biết họđã từng đảm nhận công việc này song chỉ có 5,6% đã được tham dự các khóa tập huấn về kỹ năng triển khai thực hiện hoạt động truyền thông. Mặc dù vậy với sự
nỗ lực của các đối tác trong những năm vừa qua nhiều hoạt động truyền thông GDSK trong đó có CSD đã được tiến hành với kết quảđáng ghi nhận.
9 Về phát triển tài liệu truyền thông.
Phát triển các tài liệu truyền thông trong những năm vừa qua bước đầu đã
32
tới đã được xác định khá rõ, bao gồm: các nhóm dân cư trong cộng đồng, đặc biệt là những nhóm đối tượng đích của từng lĩnh vực và nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.... Chẳng hạn như với truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong đó có phòng lây truyền từ mẹ sang con đã xác định có 7 nhóm đối tượng đích. Chương trình TCMR cũng đã xác định đối tượng đích để truyền thông là bà mẹ, trẻ em và nhân viên Y tế. Hoạt động truyền thông của chương trình PC SDD có đối tượng đích là học sinh trong nhà trường, học sinh ngoài nhà trường, giáo viên và các cặp vợ chồng trẻ. Đối tượng đích của truyền thông về Bảo vệ chăm sóc trẻ em là trẻ em và những người chăm sóc trẻ ….
Các tài liệu truyền thông được xây dựng đã ngày càng phong phú về nội dung, sinh động về hình thức thể hiện và phù hợp với thị hiếu của nhiều nhóm dân cư. Nội dung truyền thông GDSK trong đó có CSD trong những năm vừa qua khá đa dạng, từ trang bị kiến thức, kỹ năng cho người dân trong cộng đồng đến giới thiệu các dịch vụ sẵn có của chương trình tại địa phương, các chính sách có liên quan đến thu hút sự quan tâm và vận động sự tham gia của các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội ...
Tài liệu truyền thông của chương trình TCMR rất đa dạng (sách, tờ rơi, pano, áp phích, băng hình...) chủ yếu do Ban chỉ đạo chương trình quốc gia phối hợp với Trung tâm TT GDSK, Bộ Y tế xây dựng và cấp phát về các địa phương. Ngoài ra, bốn văn phòng khu vực, các TTYTDP tỉnh, TTYTDP huyện và xã cũng tiến hành xây dựng tài liệu truyền thông cho khu vực, địa phương mình để phù hợp với đặc thù về văn hoá cũng như bối cảnh kinh tế - xã hội... Tài liệu truyền thông về Phòng chống Tai nạn thương tích đã được xây dựng trong 2 năm vừa qua gồm có: tài liệu dành cho cộng tác viên cơ sở, các Poster về phòng chống ngộ độc, đuối nước... Tài liệu truyền thông của chương trình PC SDD gồm có các kịch bản phim và quảng cáo trên truyền hình, các băng truyền thanh, sách mỏng và tranh lật, tờ rơi... Tài liệu truyền thông của lĩnh vực Bảo vệ chăm sóc trẻ em cũng đã được xây dựng khá phong phú: chương trình phát trên sóng truyền hình, sách tham khảo, băng hướng dẫn thực hành, pa nô, áp phích, cẩm nang, tờ rơi.... Đặc biệt lĩnh vực Sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe vệ sinh môi trường… đã bước đầu quan tâm đến việc xây dựng các ấn phẩm truyền thông bằng chữ và bằng tiếng của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Đáng chú ý, việc phát triển tài liệu truyền thông GDSK trong đó có CDS trong thời gian vừa qua chủ yếu được phát triển bởi các cơ quan TƯ. Sự tham gia của
các địa phương vào hoạt động này còn mờ nhạt do vậy hiệu quả truyền thông của một sốấn phẩm còn hạn chế, chưa phù hợp với đặc điểm của nhóm hưởng lợi.
*) “… Trong thời gian gần đây, Chương trình Sức khỏe Vệ sinh môi trường của Cục YTDP&MT đã phối hợp với Trung tâm TT GDSK TƯ biên soạn các tài liệu truyền thông cho người H’Mông. Mặc dù trước khi xây dựng họđã đi thực tếở trong này song khi lưu hành phát cho người dân địa phương bà con vẫn không đọc được cho dù hình ảnh minh họa thì rất đẹp…”
(Ý kiến của cán bộ TT YTDP Điện Biên)
9 Về huy động sự tham gia của các nhóm xã hội trong truyền thông GDSK
Hoạt động truyền thông GDSK trong đó có CSD của từng lĩnh vực thường do các đơn vị chuyên môn của Ngành Y tế, Ngành Lao động Thương binh Xã hội, Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn là đầu mối phối hợp với các kênh thông tin đại chúng như: báo, tạp chí ở TƯ và địa phương; truyền hình (VTV1, VTV2, VTV3, O2TV,truyền hình địa phương); Đài Tiếng nói Việt Nam và đài địa phương... cùng triển khai thực hiện. Ngoài ra còn huy động được sự tham gia phối hợp của nhiều bộ, ngành, đoàn thể: Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Trung ương
Đoàn TNCSHCM, Hội LHPN, Hội Nông dân, Hôi Chữ thập đỏ... Riêng tại tuyến xã/phường, lực lượng tham gia truyền thông GDSK trong đó có CSD chủ yếu vẫn là cán bộ y tế các tuyến và nhân viên y tế thôn/bản.
Tại tuyến xã/phường truyền thông GDSK trong đó có CSD cũng đã huy động
được sự tham gia của cán bộ các ngành và hội viên của các đoàn thể trong những buổi truyền thông trực tiếp tại các cuộc hội họp, sinh hoạt cụm dân cư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giúp người dân nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi theo chiều hướng tích cực. Chẳng hạn như với chương trình PC SDD, cộng tác viên dinh dưỡng đã thực hiện truyền thông nhóm nhỏ cho các bà mẹ nuôi con <5 tuổi 2 lần/năm.
9 Vềthời điểm tiến hành các hoạt động truyền thông GDSK trong đó có CSD:
Tùy thuộc theo từng lĩnh vực cụ thể của CSD mà thời điểm tiến hành truyền thông có thể khác nhau song nhìn chung thường được thực hiện vào các thời điểm chiến dịch truyền thông (1-2 lần/năm/lĩnh vực) và truyền thông thường kỳ. Chẳng hạn như Chương trình PC HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con ngoài truyền thông thường xuyên tại cộng đồng, hàng năm các tỉnh, thành phố trong cả nước thường triển khai lồng ghép trong “Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS”
34
các chiến dịch truyền thông trong cộng đồng nhân ngày tiêm chủng hàng tháng và 2
đợt chiến dịch toàn quốc uống vitamin A trong năm. Chương trình PC SDD tổ chức chiến dịch truyền thông nhân ngày uống vi chất dinh dưỡng...