Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả của mô hình “khoán quản”:

Một phần của tài liệu đề xuất phướng án nâng cao hiệu quả quản lý vỉa hè tại hà nội quận hoàn kiếm (Trang 69 - 74)

Mô hình khoán quản là mô hình được thí điểm đầu tiên ở Quận Hoàn Kiếm, Quận Ba Đình, hiện nay đã được nhân rộng ra khắp các Quận, huyện của Hà Nội. Mô hình khoán quản đã thống nhất được các đơn vị trông giữ xe của quận xuống còn 5 đơn vị thay vì hơn 168 đơn vị như trước đây do đó dễ dàng hơn trong công tác quản lý. Đồng thời các phường

Cấp quản lý Đối tượng

quản lý Thanh tra giao thông Đơn vị xử phạt UBND Quận Hoàn Kiếm UBND Thành Phố UBND các Phường trực thuộc Quận CSCơ Động CSTrật Tự Công an Phường Tuyến phố cấp I Tuyến phố cấp III, IV,V trực thuộc phường Tuyến phố cấp II

Quận Hoàn Kiếm- Tp Hà Nội

lượng của Phường góp phần vào việc đảm bảo trật tự đô thị. Tuy nhiên bên cạnh đó mô hình khoán quản vẫn còn một số điều bất cập cần được sửa đổi cho phù hợp.

Về một số nội dung đề xuất:

1. UBND quận Hoàn Kiếm tiếp tục thực hiện việc phổ biến, tuyên truyền trong nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn về các quy định của UBND Thành phố về quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường; mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện mô hình “khoán quản” trong công tác quản lý trật tự đô thị, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhận “khoán quản”.

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện “khoán quản” của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng diện tích trông giữ xe ngoài phạm vi cho phép; sắp xếp xe không ngay ngắn, thẳng hàng, không dành lối đi cho người đi bộ trên hè phố; thu phí trông giữ xe quá quy định, sử dụng vé không đúng quy định hoặc không xé vé ….

Rà soát lại các điểm cho phép trông giữ ô tô, xe đạp, xe máy, các điểm được phép đỗ, dừng ô tô để điều chỉnh lại quy mô, vị trí cho phù hợp, giảm bớt số điểm và diện tích hè phố trông giữ xe máy, xe đạp, điểm trông giữ, điểm đỗ, dừng ô tô tại các tuyến phố thường xảy ra ùn tắc giao thông như: Hai Bà Trưng, Tràng Thi, Hàng Trống, Nhà Thờ, khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm …..

Rà soát, đánh giá năng lực của các doanh nghiệp tham gia nhận “khoán quản”, bảo đảm doanh nghiệp có đủ điều kiện về nhân lực, bộ máy quản lý để thực hiện, tránh tình trạng doanh nghiệp giao khoán lại cho tổ chức, cá nhân trông giữ không đảm bảo các điều kiện, quy định của Thành phố; chỉ đạo doanh nghiệp chấn chỉnh về ý thức, thái độ phục vụ của người lao động; trách nhiệm bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự đô thị tại khu vực đã được giao quản lý …

Chỉ đạo các doanh nghiệp, UBND các phường, các phòng ban của Quận tăng cường sự phối hợp trong quản lý trật tự đô thị; có cơ chế phân định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp, của chính quyền trong công tác bảo đảm trật tự đô thị và vệ sinh môi trường tại khu vực, tuyến phố giao cho doanh nghiệp quản lý.

2. Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố chỉ đạo Thanh tra giao thông vận tải, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát giao thông tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý các vi phạm tại các điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô và các vi phạm về đỗ, dừng xe, để xe không đúng quy định trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm; phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm để có biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời các vi phạm trên.

3.3.2.3 Tăng cường việc kiểm tra xử phạt.

Quận Hoàn Kiếm- Tp Hà Nội

Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vỉa hè, đồng thời giảm nhân lực giữ gìn trật tự đô thị trong điều kiện nhất định. Trong phạm vi đồ án này tôi đề xuất phương án tăng cường sử phạt bằng hình ảnh thông qua việc lắp đạt các camera giao thông và sử dụng các phương tiện ghi hình kĩ thuật số lưu động.

Camera giao thông là một trong những thiết bị theo dõi hoạt động của các phương tiện giao thông trên đường phố (bên cạnh đèn tín hiệu giao thông, loa giao thông,…).

Hình 3.3 Camera giao thông trên đường Trần Hưng Đạo.

Chúng thường được đặt dọc theo những con đường chính như xa lộ, đại lộ, những con đường huyết mạch, hay những ngã rẽ. Camera giao thông được nối với các sợi dây quang chôn (ngầm dưới đất) hay thậm chí được đặt ngay dưới đường. Hoạt động của thiết bị này được nối trực tíêp với một trung tâm kiểm tra truyền tải hình ảnh tại đó và có thể liên lạc trực tuyến để xử lý những vụ tai

nạn, gây rối hay biến cố khi cần. Trung tâm có thể quan sát mọi hoạt động giao thông qua một bảng điện tử ngay vài phút sau đó, cũng như sự phân luồng giao thông trên các tuyến.

Camera giao thông là một thiết bị quan trọng nhất của hầu hết các hệ thống vận tải thông minh. Nó có vai trò đặc biệt trong các đường hầm. Còn trên mặt đường, nó được đặt trên các cột cao, đôi khi được đặt bên cạnh các cột đèn giao thông. Ở những con đường chính, nó thường được đặt lên trên các cột đèn giao thông - nơi có các điểm giao nhau và là nơi thường xảy ra các vụ tai nạn cũng như là vi phạm nhất.

Hệ thống theo dõi hoạt động giao thông đường phố bằng camera được phân làm 2 loại: một loại camera thu hình liên tục hoạt động của các phương tiện giao thông và loại thứ hai là ghi và lưu lại các hình ảnh chứa các thông tin quan trọng (như người, biển số,…) của phương tiện vi phạm hay các vụ tai nạn. Với khả năng lưu giữ hình ảnh này, tất cả những vụ vi phạm hay tai nạn đều được ghi lại, sau đó được chuyển tới trung tâm theo dõi giao thông và được xử lý trong khoảng thời gian nhanh chóng.

Hơn cả khả năng quan sát của công an giao thông, camera có lưu lại chính xác và chi tiết tất cả những thông tin của người và phương tiện tham gia giao thông. Với thiết bị này, thì không cần có dự theo dõi của công an giao thông nhưng hầu như người đi đường nào cũng ý thức được trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông. Bởi vì, nếu bạn đi sai

Quận Hoàn Kiếm- Tp Hà Nội

gian 24h, bạn sẽ nhận được thông báo xử phạt hay được triệu tập để xử lý cho việc này. Camera giao thông sẽ lưu lại hình ảnh của bạn, biển số xe để nhận diện ra chính xác người điều khiển hay chủ sở hữu chiếc xe vi phạm.

Danh sách các lỗi vi phạm có thể xử phạt bằng hình ảnh ( phụ lục VI ) Hình 3.4. Sơ đồ giám sát của camera giao thông:

Phương án:

Hiện nay trên địa bàn Quận đã có một số camera giao thông. Các camera này chủ yếu được lắp đặt tại các ngã ba, ngã tư: Tràng Tiền- Hàng Bài, Hàng Đậu- Đinh Tiên Hoàng, Điện Biên- Cửa Nam, Phan Đình Phùng- Hùng Vương, Cửa Nam- Hàng Bông, Trần Phú- Cửa Nam, Chương Dương, Tượng đài Lý Thái Tổ, Nhà hát lớn, Đinh Tiên Hoàng Hàng Bài, Chương Dương, Ngân hàng, Bộ Ngoại Giao,…( Nguồn VOV Giao thông)

Có 2 phương án được đề xuất:

• Sử dụng các camera lắp cố định trên các tuyến đường. • Sử dụng các phương tiện ghi hình kĩ thuật số lưu động.  Phương án sử dụng camera lắp cố định. - Ưu điểm: o Có thể quan sát, ghi hình 24/24 h. o Phạm vi quan sát rộng hơn. o Tốn ít nhân lực hơn. - Nhược điểm:

Quận Hoàn Kiếm- Tp Hà Nội

o Chi phí xây dựng cao. o Tính cơ động kém.

 Phương án sử dụng camera ghi hình lưu động. - Ưu điểm:

o Chi phí lắp đặt không cao. o Tính cơ động cao.

- Nhược điểm:

o Cần nhiều nhân lực hơn.

o Phạm vi và thời gian ghi hình bị hạn chế.

Trong phạm vi đồ án, tôi đề xuất sử dụng các camera ghi hình lưu động để ghi hình các hành vi vi phạm. Theo đó mỗi phường được trang bị từ 1-2 camera ghi hình lưu động. Việc ghi hình sẽ do các chiến sĩ CA Phường thực hiện.

Đối với các camera ghi hình cố định do chi phí đầu tư lớn do đó chỉ nên lắp đặt ở một số tuyến quan trọng,hay xảy ra nhiều vi phạm như khu vực chợ Đồng Xuân, khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm…

Xử phạt.

Khi ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông qua các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trực tiếp thao tác sử dụng hoặc qua các hệ thống ghi, chụp tự động), cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân ra hiệu lệnh dừng đối tượng có vi phạm theo quy định, thông báo lỗi vi phạm; nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được thì phải cho xem, sau đó lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử phạt.

Trường hợp không dừng ngay được đối tượng vi phạm để lập biên bản, thì Trưởng phòng nghiệp vụ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trở lên có văn bản gửi chủ phương tiện vi phạm thông qua Công an xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện cư trú để yêu cầu chủ phương tiện hoặc đại diện chủ phương tiện hoặc người có hành vi vi phạm và phương tiện vi phạm đến trụ sở cơ quan Công an để giải quyết. Khi giải quyết phải cho người vi phạm xem hình ảnh chụp hoặc bản ghi kết quả ghi thu hành vi vi phạm của họ bằng phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trước khi lập biên bản và quyết định xử phạt theo quy định. ( Theo điều 5 thông tư 11/2007/TT-BCA ) của Bộ công an về việc hướng dẫn thi hành một số điều của quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của

Quận Hoàn Kiếm- Tp Hà Nội

Bên cạnh đó cũng có thể áp dụng việc tiến hành xử phạt việc vi phạm trật tự đô thị thông qua các loại phương tiện kĩ thuật ( ghi hình, chụp tự động).

Khi ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự đô thị như buôn bán hành rong, buôn bán lấn chiếm hè phố thông qua các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trực tiếp thao tác sử dụng hoặc qua các hệ thống ghi, chụp tự động), cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân tiến hành thông báo lỗi vi phạm; nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được thì phải cho xem, sau đó lập biên bản vi phạm và xem xét ra quyết định xử phạt.

Đánh giá:

Việc sử dụng camera ghi hình sẽ có tác dụng:

− Camera quan sát ghi nhận hình ảnh các phương tiện vi phạm giao thông (biển số xe) như đi sai làn đường, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông,dừng đỗ không đúng nơi quy định..

− Báo động kịp thời khi có tình trạng ùn tắc, kẹt xe xảy ra, từ đó có phương án xử lý phù hợp

− Nâng cao ý thức của người tham gia giao thông − Giảm tải công việc cho cảnh sát giao thông − Hạn chế được tiêu cực trong xử phạt.

Một phần của tài liệu đề xuất phướng án nâng cao hiệu quả quản lý vỉa hè tại hà nội quận hoàn kiếm (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w