1.6.1. Các văn bản luật hiện hành.
Vấn đề quản lý và sử dụng vỉa hè của Hà Nội và thành phố lớn nói chung và Quận Hoàn Kiếm nói chung là bài toán nan giải đặt ra cho cấp, các nhà quản lý. Làm sao tìm ra được các giải hay để trả lời cho câu hỏi: Vỉa hè để làm gì, quản lý như thế nào và trách nhiệm của người Quản lý như thế nào...?
Trước đây thành phố Hà Nội nói chung và Quận Hoàn Kiếm nói riêng đã ban hành nhiều văn bản luật quy định vấn đề quản lý và sử dụng hè phố.Trước đây thành phố Hà Nội đã ban hành 2 quyết định hướng dẫn quản lý và sử dụng vỉa hè lòng đường trên địa bàn Hà Nội đó là: Quyết định 63 QĐ – UBND ngày 14/5/2003 và quyết định 227/2006/QĐ-UBND ngày 12/12/2006 của UBND thành phố Hà Nội.Nhưng do còn nhiều tồn tại trong các quyết định này nên hiện nay nó đã có sự thay đổi.
Tại thời điểm hiện tại Quận Hoàn Kiếm cũng như các quận, huyện khác trong toàn bộ thành phố Hà Nội đang thực hiện quản lý và sử dụng hè phố theo quyết định:
Quyết định 20/2008/ QĐ- UBND do ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành:” Quyết định Ban hành Quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Ngoài ra còn có một số văn bản nghị định khác có liên quan như:
Quyết định 46/2009 QĐ- UBND Quyết định về hoạt động quản lý bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định 23/2009 QĐ- UBND Quyết định về việc thu phí hè phố, lề đường, bến, bãi. mặt nước,trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quyết định 2053/ QĐ- UBND: Phê duyệt danh mục các tuyến phố không kinh doanh buôn bán.
Quyết định 2064/ QĐ – UBND: Phê duyệt danh mục các tuyến phố cấm để ôtô xe máy, xe đạp trên hè phố, lòng đường.
Quyết định 51/2008 QĐ-UBND: về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010- 2011.
Nghị định 34/2010/ NĐ – CP ngày 02/4/ 2010 của chính phủ quy định sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Đề án 111/ĐA LN ngày 10/9/2008 của Sở GTVT-UBND quận Hoàn Kiếm về hiện thực công tác “ khoán quản”
Quyết định 11/2011 QĐ- UBND Ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
1.6.2. Đánh giá hiện trạng các văn bản luật hiện hành:
Các Quyết định đã từng được ban hành:
Trước nghị định 20/2008 QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ban hành: “Quyết định Ban hành Quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội”.Thành phố Hà Nội đã ban hành 2 quyết định về hướng dẫn quản lý và sử dụng vỉa hè lòng đường trên địa bàn Hà Nội đó là:
Quyết định 63 QĐ – UBND ngày 14/5/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội “ Ban hành quy định về Quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội”
Đây là Quyết định đầu tiên của Ủy ban nhân dân thành phố thay thế cho tất cả các Quy định về quản lý và sử dụng vỉa hè, lòng đường trước đây và nó có tác dụng thống nhất các văn bản luật về quản lý sử dụng vỉa hè đã ban hành.
Điểm mới của quyết định này là đã tăng cường hơn các quyền của ủy ban nhân dân các phường ,thị trấn trong việc cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè-việc trước đây thuộc thẩm quyền của Sở giao thông công chính.
Theo điều 11 của quyết định mới này, cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè cho việc cưới, việc tang, bán hàng ăn uống phải làm đơn xin phép UBND phường, thị trấn nơi cư trú. Đối với việc cưới, tang, vỉa hè sẽ được cho phép sử dụng tạm thời không quá 48 giờ kể từ khi được UBND phường, thị trấn cho phép và phải đảm bảo dành lại tối thiểu 01m cho người đi bộ qua lại.
Đối với việc bán hàng ăn uống, theo điều 12, UBND phường, thị trấn sẽ chịu trách nhiệm bố trí, sắp xếp vị trí thích hợp và tuân theo những điều kiện cụ thể do Sở Thương mại quy định.Giờ quy định cho các hàng ăn uống sử dụng vỉa hè là: Sáng từ 5h00 đến 8h00, tối từ 19h00 đến 23h00 h.
Theo điều 13 của Quyết định việc sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường làm nơi đỗ hoặc trông giữ ôtô, xe máy, việc kiểm tra, thống nhất và cho phép vẫn thuộc thẩm quyền Sở GTCC và UBND TP. Hà Nội. Quyết định ghi rõ: 'Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè rộng trên 3m làm nơi trông giữ xe đạp, xe máy thì phải làm hồ sơ theo hướng dẫn của Sở GTCC. Sở GTCC chịu trách nhiệm kiểm tra, thống nhất với UBND quận, huyện trước khi cấp giấy phép... Cấm tổ chức, cá nhân trông, giữ xe đạp, xe máy, ôtô trên vỉa hè, lòng đường không có giấy phép. Việc để tạm xe đạp, xe máy trước cửa các cơ quan, nhà riêng (với vỉa hè rộng dưới 3m) phải dành lối đi rộng tối thiểu 01m cho người đi bộ”.
Tuy nhiên khi đưa quyết định áp dụng vào thực tế thì đã xảy ra một số tồn tại cần được giải quyết như sau:
Quyết định chỉ quy định: “ Vỉa hè chủ yếu cho người đi bộ”.
Quyết định tuy đã tăng cường quyền cho UBND Phường, thị trấn nhưng nhìn chung quyền quản lý tập chung quyền hầu hết về cho Sở giao thông công chính.Vỉa hè vẫn thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở GTCC.
Điều 10 của Quyết định quy định việc Sở GTCC được quyền cấp giấy phép sử dụng tạm thời vật liệu xây dựng là chưa phù hợp với thực tế.
Điều 12 của Quyết định vô hình chung đã khẳng định quyền đựợc buôn bán kinh doanh trên vỉa hè cho một bộ phận không nhỏ người dân. Mặt khác thủ tục xin cấp giấy phép dễ dàng (làm đơn xin phép UBND phường, thị trấn sở tại), vì một số lợi ích nào đó các phường đua nhau cấp phép, cộng với sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương mà hiện tượng các hàng ăn, các điểm kinh doanh mọc lên như nấm sau mưa.Hiện tượng lấn chiếm toàn bộ diện tích của người đi bộ, gây ô nhiễm môi trường, bán quá giờ quy định diễn ra phổ biến, bên cạnh đó các tụ điểm này còn là nơi xuất phát của các hiện tượng xấu, gây mất trật tự xã hội,ảnh hưởng đến an ninh.
Điều 13 của Quyết định không quy định rõ cách thức bố trí phương tiện tại các tuyến được cấp giấy phép.Do đó dẫn đến tình trạng mỗi nơi bố trí 1 kiểu cản trở giao thông làm mất mĩ quan đô thị.Hơn nữa với quy định “phải giành lối đi rộng tối thiểu 01 mét cho người đi bộ” là chưa phù hợp với đặc điểm của người đi bộ đặc biệt là người khuyết tật.
Để các quy định áp dụng hiệu quả vào trong thực tế nâng cao hiệu quả quản lý vỉa hè. Ngày 12/12/2006 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định227/2006/QĐ-UBND “ Quyết định ban hành quy định quản lý và sử dụng hè phố và lòng đường trên địa bàn TP
Hà Nội”.Quyết định này thay thế cho Quyết định 63/2003 QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP Hà Nội được ban hành trước đó.
Sau gần một năm thực hiện Quyết định của UBND thành phố Hà Nội về phân cấp vỉa hè, nhiều ý kiến cho rằng cần phải sửa đổi một số điều trong Quyết định này để phù hợp với tình hình trật tự giao thông, đô thị hiện nay.Cụ thể như sau:
Quyết định 227/2006/QĐ-UB ban hành quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội (còn gọi là phân cấp vỉa hè) cho các quận, huyện là phù hợp, tạo điều kiện cho cơ sở chủ động trong việc sắp xếp, sử dụng và tu tạo vỉa hè. Các quận, huyện, phường, xã và thị trấn được quyền chủ động trong quản lý, chịu trách nhiệm về trật tự đô thị trên hè phố. Từ khi có Quyết định 227, các quận, huyện chủ động lập quy hoạch, cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè làm các điểm trông giữ xe đạp, xe máy bảo đảm trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, góp phần phòng chống tội phạm trộm cắp xe máy.
Trong điều 10 của Quyết định 227 quy định tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường phục vụ việc thi công xây dựng công trình phải xin phép... quy định này phần nào đã tác động vào ý thức chấp hành của người dân khi có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường. Điều này được minh chứng qua việc cơ quan chức năng đã cấp khoảng 200 giấy phép sử dụng hè đường phố làm nơi trung chuyển vật liệu xây dựng cho các hộ dân, trước đây họ rất ít khi xin phép cơ quan chức năng về việc trên.
Tuy nhiên, sau khi Quyết định 227 có hiệu lực, có lẽ do nhận thức của mỗi quận, huyện khác nhau, nên việc tuyên truyền cho người dân về nội dung của Quyết định cũng không thấu đáo, nên có hộ dân cho rằng Quyết định 227 là cơ chế mở để họ sử dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán. Nhiều hộ dân nhà mặt phố quan niệm vỉa hè trước cửa là của riêng. Một vài hộ dân trong ngõ lại quan niệm vỉa hè sử dụng chung nên đề nghị chính quyền phường cho được “đấu thầu” để kinh doanh, để xe... Chính từ những quan niệm không đúng trên, vỉa hè nhiều tuyến phố trở thành nơi họp chợ, nơi bán hàng ăn... làm cho vỉa hè Hà Nội đã lộn xộn càng lộn xộn hơn. Các tuyến phố văn minh đô thị theo đúng nghĩa giờ chỉ còn 47, giảm đi già nửa so với trước đây.
Về việc sử dụng tạm thời hè phố vào việc bán hàng ăn uống được quy định trong điều 12 của Quyết định 227 đã giao trách nhiệm cho UBND các phường, xã, thị trấn nhận đơn của người dân và bố trí sắp xếp các hàng ăn uống vào nơi thích hợp. Nhưng cho đến thời điểm này không một phường nào cấp phép sử dụng hè phố cho hàng ăn uống, bởi các phường đưa ra lý do không quản lý được vỉa hè. Trong thực tế nhiều phường đã buông lỏng quản lý để cho hàng ăn uống, điểm trông giữ xe cày nát vỉa hè, nhiều tuyến phố các hàng quán hoạt động đến 20 giờ mỗi ngày... Quy định giờ bán hàng chưa phù hợp từ 5 đến 8h, trong khi cán bộ công nhân viên đi làm vào 7h30 nên không tránh được việc ùn tắc giao thông. Vì vậy phần nhiều ý kiến đề nghị bỏ điều 12 của Quyết định 227. Đề nghị
thành phố cho phép các quận tổ chức một số tuyến phố bán háng ăn đêm để đáp ứng nhu cầu của người dân và khách du lịch, vừa quản lý được thuế và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 13 của Quyết định 227 cho sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường làm nơi để xe, một số quận thay cho việc đưa ra đề xuất quy hoạch điểm trông xe máy, xe đạp tập trung, hoặc kiểm tra, xoá những điểm trông giữ xe sai quy định, thì họ đã cấp phép mở thêm các điểm trông giữ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường, đơn cử như quận Hoàn Kiếm sau 7 tháng đã cấp phép cho trên 200 điểm trông xe trên vỉa hè lòng đường. Quận Hai Bà Trưng vừa làm vừa nghe ngóng, trong khi nhu cầu gửi xe máy ở những tuyến phố buôn bán của quận rất cao, một số người dân lợi dụng việc này đã lập điểm trông xe máy trên hè, dưới lòng đường như trước cửa chợ Hôm Đức Viên, hay phía sau cổng Bệnh viện Mắt Trung ương... Các quận Ba Đình, Đống Đa cấp phép cho các điểm trông giữ xe trên hè phố rất hạn chế, với lý do sợ tắc đường... Kết quả các quận vừa không thu được lệ phí, quản lý vỉa hè cũng không hiệu quả. Về điều này nhiều ý kiến đề nghị nên điều chỉnh lại, các tuyến phố thuộc hành lang bảo vệ, trục chính ra vào thành phố, gần các trường học, các di tích lịch sử văn hoá, đầu các ngã ba, ngã tư không để xe. Chỉ sắp xếp điểm trông giữ xe ở các tuyến phố dân sinh, không ảnh hưởng đến trật tự giao thông đô thị...
Việc thay đổi một số điều trong Quyết định 227 rất cần thiết để phù hợp với trật tự đô thị hiện nay và điều quan trọng hơn cả là phải quy trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền trong việc quản lý vỉa hè.
Các văn vản luật hiện hành.
Trước tình hình đó Quyết định 20/2008/ QĐ- UBND do ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành ngày 16/4/2008:” Quyết định Ban hành Quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã mang lại những thay đổi căn bản.
Quyết định 20 quy định cụ thể nội dung việc quản lý và sử dụng vỉa hè lòng đường tại các tuyến phố trên địa bàn Hà Nội. Xác định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý và xử lý đối với các hành vi vi phạm trong việc sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn Thành phố, cách thức xử lý vi phạm.
Quyết định 20 khẳng định “ Vỉa hè chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông” thay thế cho nguyên tắc chung về quản lý vỉa hè của các Quyết định 63/2003 và Quyết định 227/2006 “ Vỉa hè chủ yếu cho người đi bộ”. Điều này khẳng định quyền ưu tiên số một dành cho người đi bộ.
Sử dụng vỉa hè phải dành tối thiểu 1,5m cho người đi bộ
Theo Quyết định mới ban hành, UBND TP sẽ ban hành danh mục các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên cơ sở đề nghị của Sở GTCC. Công an TP Hà Nội cũng sẽ ban hành danh mục các tuyến phố không được kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè theo đề nghị của ngành chức năng.
UBND quận, huyện phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khảo sát, thống nhất các điểm để xe tạm thời trên hè phố. Các điểm trông giữ xe tạm thời này do UBND quận, huyện cấp phép.
Quyết định cũng nêu rõ, điểm để xe phải cách nút giao thông 20m và kẻ vạch sơn; xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng, cách mép hè 0,2m và quay đầu xe vào trong. Không được cắm cọc, chăng dây, rào chắn dọc ngang trên hè phố cản trở lối đi cho người đi bộ, sang đường.
Trên những tuyến hè phố có bề rộng nhỏ hơn 3m, TP Hà Nội yêu cầu hạn chế để xe, nếu sử dụng phải dành lối đi tối thiểu 1,5m cho người đi bộ. Các tuyến phố không nằm trong danh mục này nếu sử dụng tạm thời hè phố nhằm mục đích kinh doanh buôn bán cũng phải tuân thủ quy định chung.
Trường hợp sử dụng tạm thời hè phố làm nơi trung chuyển vật liệu phục vụ thi công xây dựng phải được UBND quận, huyện cấp phép. Thời gian sử dụng từ 22h đêm đến 6h sáng phải đảm bảo ATGT, vệ sinh môi trường và lối đi tối thiểu 1,5 m cho người đi bộ.
Cũng tại quy định này, khi các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng hè phố vào việc cưới, việc tang, cần báo UBND phường, xã. Thời gian sử dụng tạm không được quá 48h và vẫn phải chừa lối đi 1,5 m cho người đi bộ.
Lấn chiếm vìa hè, lòng đường sẽ bị "bêu tên" trên báo đài
Quyết định 20 khẳng định rõ: hè phố, lòng đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông, khi sử dụng vào mục đích khác, phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Việc đào đường, hè phố để xây lắp các công trình phải xin phép Sở GTCC, bảo đảm trật tự giao thông đô thị, vệ sinh theo đúng giấy phép. Khi cấp phép, Sở GTCC phải thông báo cho chính quyền địa phương để giám sát thực hiện.