Cơ sở và nguyên nhân đề xuất phương án:
Nghị định số 34/2010 NĐ- CP (điều 47, điều 48, điều 49 và điều 50 quy định các lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động đều có chức năng nhiệm
Quận Hoàn Kiếm- Tp Hà Nội
vụ, chế tài xử lý người vi phạm vỉa hè) và danh mục chi tiết phân loại đường, vỉa hè; UBND thành phố Hà Nội cần giao cụ thể vỉa hè những phố nào do Sở Giao thông (có lực lượng Thanh tra giao thông) chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý? Vỉa hè những phố nào do Công an tỉnh, thành phố (có lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động) chịu trách nhiệm quản lý? Vỉa hè những phố nào còn lại do UBND quận, phường chịu trách nhiệm quản lý? Có như vậy mới quy được trách nhiệm giải phóng vỉa hè. Tránh tình trạng "đồng đổ cho cốt, cốt đổ cho đồng; cha chung không ai khóc" và khoán trắng vỉa hè cho các quận, phường như hiện nay.
Nội dung giải pháp:
Theo đó những tuyến đường cấp I do UBND Thành Phố quản lý. Những tuyến phố cấp II do UBND Quận Hoàn Kiếm Quản lý. Những tuyến phố cấp III, IV, V do UBND các Phường trực thuộc Quận quản lý. Đồng thời với việc phân cấp quản lý vỉa hè đó là việc phân cấp quản lý xử phạt. Những tuyến đường cấp I do lực lượng Thanh tra giao thông chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý xử phạt, Những tuyến đường cấp II do lực lượng Cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động quản lý xử phạt, những tuyến đường cấp III, IV, V do lực lượng công an phường quản lý xử phạt. Những lực lượng của tự quản, lực lượng của các doanh nghiệp khoán quản được phân bổ đều cho các lực lượng chuyên trách nhằm tăng cường lực lượng, nâng cao hiệu quả xử phạt. Bên cạnh đó các lực lượng này cũng có thể hỗ trợ phối hợp nhau trong việc xử phạt các vi phạm.
Việc quản lý các tuyến đường thống nhất quản lý cả đường và hè đường. Việc cấp phép đào đường, hè phố, quản lý bảo trì hè phố do TP quản lý các tuyến đường cấp trục chính, đường vành đai, các tuyến đường cấp I, các tuyến phố còn lại công việc cấp phép đào đường, hè phố , quản lý duy tu hè phố do Quận quản lý.
Quận Hoàn Kiếm- Tp Hà Nội
Hình 3.2. Mô hình phân cấp Quản lý và sử phạt để xuất:
Đánh giá:
Mô hình đã phân công rõ trách nhiệm từng đơn vị quản lý và sử phạt. Tránh được tình trạng “quản lý chồng chéo cha chung không ai khóc như hiện nay” với lực lượng xử phạt chủ yếu dựa vào lực lượng CA phường và lực lượng tự quản như trước đây. Các lực lượng quản lý và sử phạt được phân công cụ thể trách nhiệm trên từng tuyến đường do đó hiệu quả sử phạt chắc sẽ được nâng cao.Điều này góp phần là giảm các vụ vi phạm về trật tự đô thị, trả lạ vỉa hè theo đúng chức năng của nó, nâng cao ý thức ý thức của người dân, tăng thu cho ngân sách nhà nước.