1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình nổi, như: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng, phải được Sở Giao thông công chính cấp phép.
2. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên hè phố lề đường phải thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép và các quyết định về đảm bảo an toàn trật tự giao thông đô thị, vệ sinh môi trường.
Không được lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ trên hè phố, lòng đường, làm mất mỹ quan đô thị.
3. Tổ chức, cá nhân khi lắp đặt mới, thay thế đường dây điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng ở những tuyến phố, khu vực mà Thành phố thực hiện ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phải bố trí đi ngầm dưới hè phố, lòng đường.
1.7.8. Quản lý việc lắp đặt kiốt, mái che trên hè phố
1. Việc lắp đặt tạm thời kiốt trên hè phố để phục vụ các hoạt động du lịch, bưu chính, viễn thông phải theo đúng thiết kế mẫu, bảo đảm mỹ quan và được Sở Giao thông công chính cấp phép.
2. Tổ chức, cá nhân lắp đặt mái che mưa, che nắng phải thực hiện đúng hướng dẫn của Sở Quy hoạch – Kiến trúc về thiết kế, bảo đảm mỹ quan đô thị, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông.
1.7.9. Quản lý việc lắp đặt biến báo hiệu giao thông trên hè phố, lề đường
1. Sở Giao thông công chính chịu trách nhiệm quản lý việc lắp đặt các biển báo, biển chỉ dẫn giao thông, bảo đảm đúng vị trí, đúng quy định của Điều lệ Báo hiệu đường bộ.
2. Tổ chức, cá nhân khi được cấp giấy phép lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn trên hè phố, lề đường, dải phân cách, phải thực hiện đúng các nội dung, kích thước, màu sắc, vật liệu được quy định trong giấy phép và các quy phạm pháp luật.
1.7.10. Quản lý công tác vệ sinh hè phố, lòng đường
1. Tổ chức, đơn vị, hộ gia đình có trách nhiệm giữ gìn, bảo đảm vệ sinh hè phố, lòng đường và mỹ quan đô thị phía trước trụ sở cơ quan, đơn vị và nhà riêng, kịp thời ngăn chặn và thông báo tới Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn và các cơ quan chức năng những trường hợp cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm làm ảnh hưởng vệ sinh hè phố, lòng đường, để có biện pháp xử lý.
2. Mọi hành vi vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường, làm rơi vãi chất thải, nguyên liệu, vật liệu, đổ rác, phế thải ra hè phố, lòng đường phải được xử lý theo các quy định, Nghị định của Chính phủ và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, đô thị và vệ sinh môi trường.
1.8. Lực lượng,biện pháp và chế tài xử phạt.
1.8.1. Chế tài xử phạt:
Việc sử phạt các vi phạm về quản lý và sử dụng vỉa hè của phường theo Nghị định 34/2010/ NĐ–CP ngày 02/4/ 2010 của chính phủ quy định sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Quyết định và nghị định 23/2009 NĐ-CP nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở.
Điều 45 của Quyết định 23/2009/ NĐ-CP có Quy định: “Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng hè, đường:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: a. Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp lấn chiếm hè, đường;
b. Để các trang thiết bị thi công xây dựng công trình trên hè, đường không đúng quy định;
c. Xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra hè, đường.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Sử dụng hè, đường để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, buôn bán vật liệu xây dựng, sửa chữa hoặc rửa ô tô, xe máy;
b. Tổ chức trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không đúng quy định, không có giấy phép;
c. Đặt, treo biển quảng cáo, trang trí không đúng quy định.
d. Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào đường chính;
đ. Không hoàn thiện mặt đường theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc kéo dài quá thời gian quy định;
3. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng hè, đường đô thị”
Về vi phạm phạm dừng, đỗ trái quy định.
Theo Nghị định 34/2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thì mức xử phạt đối với lỗi dừng, đỗ, quay đầu xe trái quy định đối với ôtô sẽ từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng, đồng thời thu giấy phép lái xe trong 30 ngày, và đối với xe máy sẽ là từ 80.000-100.000 đồng.
1.8.2. Lực lượng tham gia xử phạt:
Hiện nay trên địa bàn Quận và các phường có rất nhiều lực lượng tham gia vào công tác đảm bảo trật tự đô thị như: Cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an phường, thanh tra giao thông, lực lượng liên ngành … bên cạnh đó còn có sự giúp dỡ của lực lượng tự quản, lực lượng của các doanh nghiệp khoán quản. Ngoài ra theo nghị định 23/2009 thì lực lượng thanh tra xây dựng cũng có quyền xử phạt những vi phạm về trật tự đô thị.Tuy có sự tham gia đông đảo của các lực lượng tuy nhiên số lượng không được duy trì đảm bảo.Trên thực tế thì lực lượng sử phạt chủ yếu những vi phạm về buôn bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè là lực lượng là lực lượng công an phường và lực lượng tự quản. Trong khi đó theo lời của phó chủ tịch UBND quận Ba Đình: Để đảm bảo giữ gìn trật tự đô thị trên một tuyến đường cấm ( đỗ xe máy hoặc cấm bán hàng rong) thì cần ít nhất 10 người, nếu cấm cả hai thì cần số lượng là 14 người. Như vây với số lượng các tuyến đường văn minh, tuyến đường cấm buôn bán hàng rong, tuyến đường cấm đỗ xe trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thì lực lượng cần lên đến khoảng 600 người. Tuy nhiên lực lượng tham gia xử phạt thì không đáp ứng đủ. Công an Quận Hoàn Kiếm chỉ có 6 cảnh sát chuyên trách về lĩnh vực trật tự đô
thị.Công an các Phường thông thường chỉ có khoảng 2-4 người chuyên trách về lĩnh vực quản lý đô thị kết hợp với lực lượng tự quản và khoảng 20 người/phường của các doanh nghiệp “khoán quản” mới đáp ứng được hơn nửa nhu cầu về nhân lực tham gia giữ gìn trật tự đô thị.
1.9. Hiện trạng sử dụng vỉa hè và tình hình xử phạt những vi phạm về trật tự đô thị.
1.9.1. Hiện trạng sử dụng vỉa hè.
Đỗ xe
a. Đối với các tuyến phố cho phép đỗ xe trên vỉa hè
Đa phần các tuyến phố này có bề rộng từ 3 m trở lên trong đó chủ yếu là các tuyến phố có chiều rộng 3 m. Tuy nhiên cá biệt có nhưng tuyến phố có bề rộng dưới 3 m như Ngõ Gach ( 2 m- 2m) Đinh Công Tráng ( 3m- 1 m). Hàng Bạc ( 3m – 2m) Hàng Rươi ( 2,4 m- 2 m) Thuốc Bắc ( 2m – 2m)….Mặt khác do kích thước chiều dài tối thiểu để đảm bảo xe máy xe đạp đỗ được trên vỉa hè là 2 m. Ngoại trừ một số tuyến phố có bề rộng mặt đường lớn trên 4 m trở lên, khi thực hiện việc cho phép đỗ xe trên các tuyến phố này mà đảm bảo điều kiện phải dành tối thiểu 1,5 m cho người người đi bộ theo khoản 3 điều 3 của Nghị định 20 là hoàn toàn không khả thi. Hiện trạng đỗ xe trên các tuyến phố cho phép đỗ xe đạp xe máy 1 hàng trên hè phố khá tốt. Tuy nhiên hiện tượng xe máy được sắp xếp không thẳng hàng, quay đầu không theo hướng nhất định cộng thêm với sự lấn chiếm vỉa hè của các hộ kinh doanh là trường hợp không hiếm do đó vừa gây cản trở giao thông vừa mất mĩ quan đô thị.
b. Đối với những tuyến phố văn minh.
Đối với các tuyến phố văn minh cho phép để 1 hàng xe máy:
Những phố có bề rộng vỉa hè lớn ( > 5 m) như phố Bà Triệu, Trần Hưng Đạo việc đỗ xe diễn ra khá quy củ, thành hàng, lối đảm bảo điều kiện lưu thông cho người đi bộ.
Hình 2.14 Hiện trạng đỗ xe trên phố văn minh.
Những phố có bề rộng vỉa hè nhỏ hơn ( 3≤ L ≤ 5 m) như các tuyến phố Đường Thành, Hàng Cót, … việc để xe diễn ra khá quy củ thành hàng, tuy nhiên hiện
tượng đỗ xe không đúng quy định diễn ra vẫn còn và điều kiện đảm bảo bề rộng cho người đi bộ vẫn chưa đảm bảo.
Đối với những tuyến phố văn minh không cho phép để xe đạp, xe máy trên hè phố việc để xe máy trên hè phố vẫn diễn ra thường xuyên và không theo hàng lối. Việc đỗ xe có thể đỗ sát lề đường, nửa trên đường nửa trên vỉa hè, hoặc nửa trong nhà nửa trên vỉa hè. Việc đỗ xe như vậy không những làm cản trở giao thông mà còn làm mất mĩ quan đô thị.Bên cạnh đó việc cấm đỗ xe trên các tuyến phố văn minh đã tạo sức ép về đỗ xe không nhỏ lên trên các tuyến đường nhánh, đường ngang của tuyến phố trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng chưa chắc đã đảm bảo.
c. Đối với những cấm để xe máy, xe đạp trên hè phố:
Đa phần những tuyến phố này là các tuyến phố văn minh. Việc đỗ xe của các hộ kinh doanh tại các tuyến phố này vẫn thường xuyên diễn ra không theo trật tự.
d. Đối với những tuyến phố không có quy định: Việc đỗ xe diễn ra không theo khuôn khổ trật tự diễn ra phổ biến. Đặc biệt là các tuyến phố có vỉa hè nhỏ hơn 3 m. Việc đỗ xe không những gây mất mĩ quan đô thị mà khiến cho người đi bộ không có chỗ đi và buộc phải tham gia giao thông dưới lòng đường..
e. Đối với điểm đỗ của các doanh nghiệp khoán quản.
Đa phần các doanh nghiệp khoán quản điều thực hiện đúng quy định của UBND thành phố tuy nhiên trên một số điểm thì hiện tượng các điểm giữ xe đỗ xe quá diện tích quy định vẫn còn diễn ra. Đặc biệt hiện tượng thu phí giữ xe quá giá quy định, sử dụng quay vòng vé… diễn ra khá phổ biến đặc biệt là các khu vực có nhu cầu đỗ xe lớn như khu vực chợ Đồng Xuân, Khu vực Bờ Hồ…Bên cạnh đó vẫn còn một số điểm đỗ xe bố trí chưa hợp lý gây cản trở giao thông.
f. Đối với các điểm đỗ xe mà UBND Quận giao cho các cơ quan đảng, chính phủ, cơ quan nhà nước:
Đây là những điểm “ khó quản lý và sử phạt” do đó mà tình hình đỗ xe ở các điểm đỗ xe này diễn ra khá phức tạp. Đặc biệt là các điểm như Trụ sở BIV 20 Hàng Tre, Trung tâm Viễn thông điệm lực miền Bắc 53 Lương Văn Can, … ngay cả tru sở của Phòng cảnh sát GT Hà Nội - 54 Lý Thường Kiệt.
Hình 2.15. Hiện trạng lấn chiến vỉa hè trên phố Nhà Chung
Sau 3 năm khi quyết định 02/2008 QĐ- UBND Thành phố Hà Nội và sau này là Quyết định 46/2009 QĐ- UBND Quyết định về hoạt động quản lý bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội của thành phố Hà Nội có hiệu lực. Tuy có sự tăng cường giúp đỡ của rất nhiều lực lượng, cơ quan chức năng trong việc góp phần giữ gìn trật tự đô thị và xử phạt hành rong tuy nhiên trên thực tế: Do lực
lượng mỏng, chế tài xử phạt khó áp dụng, hình thức xử phạt không hiệu quả, mức xử thấp hàng rong xuất hiện trên tất cả các tuyến phố. Đặc biệt là các tuyến phố quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, khu vực phố cổ.Bên cạnh đó là hiện tượng hành rong đeo bám khách du lich đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin truyền thông vẫn còn diễn ra.
Bên cạnh một số tuyến phố như Hàng Bông, Hàng Bài, Tràng Tiền…được được các hộ kinh doanh buôn bán chấp hành khá nghiêm chỉnh việc không kinh doanh buôn bán lấn chiếm vỉa hè thì việc lấn chiếm vỉa hè của các hộ buôn bán kinh doanh diễn ra nhiều thường xuyên và liên tục Chúng ta có thể bắt gặp hiện tượng buôn bán kinh doanh lấn chiếm vỉa hè ở bất cứ một tuyến phố nào. Các tuyến phố như Hàng Vải, Hàng Bồ, Hàng Quạt, Cầu Gỗ,Nhà Thờ, Nhà Chung, đầu đường Trịnh Hoài Đức cắt Cát Linh, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Bích Câu, Lý Quốc Sư, Lương Văn Can… là những điểm nóng về việc chiếm dụng để kinh doanh.
1.9.2. Tình hình xử phạt về trật tự đô thị:
Trên thực tế các quy định về chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trật tự đô thị đã có tuy nhiên việc áp dụng thực tế còn rất nhiều khó khăn.
Trước đây, theo Nghị định 146/NĐ-CP của Chính phủ, Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để vật liệu, phế thải, vật chướng ngại trên đường bộ; b) Để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông; c) Xây, đặt bục bệ trái phép trên hè phố hoặc lòng đường;
d) Chiếm dụng hè phố, lòng đường để đặt biển hiệu, buôn bán vặt, sửa chữa xe đạp, mô tô, xe gắn máy, làm mái che, các hoạt động dịch vụ khác gây cản trở giao thông hoặc làm mất mỹ quan đường phố.
Để xe đạp, xe thô sơ ở lòng đường, hè phố trái quy định bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng.
-Đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường gây cản trở giao thông bị phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng.
Với mức phạt như này được coi là quá nhẹ không đủ sức răn đe thì theo quy định tại Nghị định 34/2010, hành vi chiếm dụng đường phố để bày bán hàng hóa được áp dụng mức phạt từ 20.000.000 - 30.000.000đ. Mức phạt này không phù hợp đối với những người buôn bán nhỏ, lẻ. Khi giải quyết những trường hợp vi phạm này, thực sự rất khó cho lực lượng quản lý xử phạt. Trên thực tế hầu như tất cả các trường hợp đều không chấp nhận nộp phạt bởi vì mức phạt thực tế quá cao so với giá trị hàng hóa thu giữ. Tịch thu phương tiện, dụng cụ về trụ sở công an cũng chẳng có nơi cất giữ. Thủ tục thanh lý phức tạp, mất rất nhiều thời gian và công sức, hàng hoá thực phẩm thu về để lâu thì hỏng, tiêu huỷ thì lãng phí.... Như hiện nay, mỗi phường áp dụng xử phạt một kiểu, nơi thì tịch thu không trả lại, nơi thì cho nộp phạt vài trăm nghìn để lấy hàng về... không có sự thống nhất, đồng bộ. Đối với các vi phạm về buôn bán hàng rong thì quận hiện nay xử phạt theo vi phạm …gây rối trật tự công cộng và mức phạt tối đa chỉ là 200 nghìn. Mặt khác với mức phạt từ 20 triệu- 30 triệu thì lực lượng CA phường, UBND Phường không có quyền kí quyết định xử phạt. Điều này cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc xử phạt nhất là khi lưc lượng CA Phường lại là lực lượng chủ yếu tham gia vào quá trình xử phạt các vi phạm trật tự đô thị.
1.10. Phân tích nguyên nhân: