Những nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ (Trang 41 - 43)

- Khối doanh nghiệp nhà nước:

2.2.2.3Những nguyên nhân khách quan

- Cơ chế chính sách thay đổi

Nguyên nhân này không từ phía người vay và người cho vay mà do cơ chế chích sách thay đổi, điều này đã mang lại cho ngân hàng và khách hàng nhiều rủi ro lớn. Ví dụ: Chính sách hạn chế xe máy, một thời đã làm cho các DN sản xuất, lắp ráp xe máy trong nước vừa đầu tư đã không tiêu thụ được hàng…

- Nguyên nhân từ quan hệ sở hữu Nhà nước

Những khoản nợ tồn đọng của Chi nhánh bao gồm nhiều khoản nợ của các DNNN địa phương. Từ tư duy “cùng sỡ hữu Nhà nước, có gì thì Nhà nước sẽ xử lý” và xuất phát từ mối quan hệ “sống trên đất của địa phương” mà một số dự án đầu tư phải thực hiện “theo chỉ đạo” để rồi dẫn đến nợ đọng kéo dài.

Nguyên nhân rủi ro này cũng được TS. Phan Thị Thu Hà (Khoa Ngân hàng – Tài chính, đại học Kinh tế quốc dân) phân tích sâu sắc trên Tạp chí Ngân hàng số 24 (12/2006) trong bài viết “RRTD của hệ thống NHTM NN VN – cách tiếp cận từ tính chất sỡ hữu”.

- Môi trường pháp lý

Luật các tổ chức tín dụng mặc dù ra đời đã lâu nhưng chưa hoàn thiện và chưa bắt kịp các biến đổi nhanh của xu thế như “đá” với luật đầu tư, luật DN. Mặc dù, các hoạt động ngân hàng được điều chỉnh bởi Luật các TCTD nhưng các văn bản dưới luật của ngân hàng và của các ngành vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo, thiếu đồng bộ… gây khó khăn cho hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Minh chứng cho điều này là các cơ quan như Công chứng Nhà nước, Đăng ký giao dịch bảo đảm (Sở Tài nguyên môi trường, Trung tâm đăng ký GDBD) ban hành những văn bản hướng dẫn không phù hợp với hoạt động ngân hàng hoặc khi tranh chấp phải đưa ra Toà án kinh tế giải quyết, vẫn có những phán quyết không hợp lý, không đúng với các qui định, thể lệ của ngân hàng. Kể cả trường hợp ngân hàng được Toà bảo vệ quyền lợi nhưng khâu thi hành án vẫn không có kết quả và không có ai chịu trách nhiệm. Đây là rủi ro pháp lý và sự kém hiệu quả của luật pháp.

- Vấn đề đảm bảo nợ vay đối với doanh nghiệp Nhà nước

Dư nợ vay của các DNNN chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Trong lúc đó, đa số các DNNN khi sử dụng các tài sản được giao đều không đầy đủ giấy tờ xác định quyền sở hữu (nhất là bất động sản), hầu hết các DN này mới có quyền quản lý tài sản mà chưa được cấp quyền Sở hữu và Quyền sử dụng. Do vậy, việc bảo đảm nợ vay đối với DNNN là rất khó hoàn thành thủ tục thế chấp như không thể Công chứng hay đăng ký giao dịch bảo đảm được đầy đủ như qui định. Trong thực tế, Chi nhánh cũng phải “cầm giữ” những tài sản này như là một giải pháp tình thế, có tính chất “bảo đảm bổ sung” nhằm tăng trách nhiệm đối với DN đi vay. Như vậy, khả năng thanh khoản của tài sản khi DN không trả được nợ là rất thấp, điều này đã từng xảy ra rủi ro cho ngân hàng.

Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm trong khu vực Miền trung nơi thường xuyên chịu thiên tai địch hoạ. Các DN trên địa bàn tỉnh chủ yếu là kinh doanh về nuôi trồng thuỷ sản, du lịch - dịch vụ… Những thiệt hại từ cơn lũ lịch sử năm 1999, cơn bão số 5 năm 2005, bão số 6 năm 2006… đều làm cho các DN và cá nhân vay vốn ngân hàng bị tổn thất nặng nề khiến họ không thể trả được nợ cho ngân hàng, buộc ngân hàng phải khoanh nợ, giãn nợ và thậm chí phải xoá nợ là một minh chứng về rủi ro do thiên tai.

2.2.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng củaNHTMCP NT CN Huế

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ (Trang 41 - 43)