- Khối doanh nghiệp nhà nước:
2.2.2.2 Những nguyên nhân từ phía khách hàng
- Kinh doanh thua lỗ, hoạt động và quản lý yếu kém
Khi một nhà đầu tư quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó là họ đã dự đoán được bao nhiêu phần trăm thất bại và thành công, thường thì họ sẽ chọn đầu tư vào những lĩnh vực nắm chắc sự thành công. Nhưng khi thực tế triển khai hoạt động kinh doanh với những dự đoán có khi là một nhưng nếu không thành công hoặc dự đoán sai thì kết quả xấu không lường trước được. Sự thất bại do nhiều nguyên nhân: Có thể do quản lý nguồn nhân lực và vốn không hiệu quả, kinh doanh những ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, không phù hợp với nhu cầu thị trường dẫn đến thua lỗ, mất khả năng thanh toán.
- Che dấu thực trạng, báo cáo không trung thực
Một thực tế cho thấy các DN luôn báo cáo lời dù kết quả lỗ (tình trạng Lãi giả Lỗ thật). Tại sao lại như vậy, vì với niềm tin là họ sẽ thành công trong thời gian tới, có thể vì danh dự của một ông chủ, một công ty, hoặc nếu báo cáo thực tình hình tài chính thua lỗ thì phía ngân hàng sẽ ngưng cho vay mà trong tình trạng khó khăn khi ngân hàng không tiếp thêm vốn thì DN sẽ đi đến phá sản rất nhanh không thể cầm cự được do thiếu vốn.
Có những khách hàng đi vay để kinh doanh với mục đích xác định trên phương án rất rõ ràng nhưng khi sử dụng vốn vay thì chuyển qua mục đích khác. Việc sử dụng vốn sai mục đích thường được khách hàng che dấu dưới nhiều hình thức nhằm tránh sự kiểm tra của ngân hàng. Những khoản tín dụng này thường không trong sáng và tất nhiên chứa đựng nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Một thực trạng phổ biến là sự chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các DN gây nên công nợ dây dưa, rất nhiều công trình sử dụng vốn ngân sách để đầu tư - là nguồn vốn thường được cấp phát chậm trễ hoặc chưa được phê duyệt (nhưng vẫn thi công) dẫn đến Nợ đọng, khó đòi, hậu quả là DN không có nguồn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Một số khách hàng cố ý lừa đảo
Khách hàng tìm đến với ngân hàng có nhiều mục đích khác nhau có thể là đi vay để kinh doanh nhưng cũng có những người đi vay để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Cũng không ít khách hàng để đạt được mục tiêu vay vốn của mình đã giả tạo hồ sơ, hợp đồng mua bán vòng vo nhằm vay vốn ngân hàng. Lợi dụng sự sơ hở hoặc lòng tham của các cán bộ phụ trách tín dụng để nâng giá thành của TSĐB lên lớn hơn thực tế, tài sản đang ở trong tình trạng tranh chấp, giải toả đưa vào thế chấp cho ngân hàng để không trả nợ buộc ngân hàng tịch thu tài sản gán nợ và thiệt hại cho ngân hàng.