Qui trình cấp tín dụng tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ (Trang 45 - 46)

- Khối doanh nghiệp nhà nước:

2.2.3.3 Qui trình cấp tín dụng tại Chi nhánh

Trước tháng 6/2006 Chi nhánh thực hiện cho vay đến mọi đối tượng khách hàng theo qui trình giản đơn, nghĩa là cấp thẩm định và đề xuất cho vay cũng như theo dõi giải ngân và thu hồi nợ vay là một bộ phận (Phòng tín dụng) và cấp xét duyệt cho vay là Giám đốc.

Từ tháng 6/2006, chi nhánh áp dụng qui trình cấp tín dụng đối với khách hàng là DN theo Quyết định số 90/QĐ-NHTM CP NT VN.QLTD ngày 26 tháng 05 năm 2006 của Tổng Giám đốc NHTM CP NT VN. Theo qui trình này, phòng tín dụng trước đây được tách làm 3 bộ phận (3 phòng) độc lập với nhau về chức năng và thành phần phê duyệt theo phân cấp uỷ quyền như đã nêu trên. Đây là mô hình có tính khách quan trong qui trình xét duyệt cho vay vì vậy xét về góc độ quản trị rủi ro thì đó là mô hình tiên tiến so với từ trước.

Qui trình được tóm tắt theo chức năng như sau: + Phòng khách hàng:

Có chức năng tiếp cận khách hàng, là nơi khởi tạo quan hệ tín dụng nhằm thực hiện chức năng bán hàng. Là đầu mối thu thập thông tin, phân tích dữ liệu sơ bộ ban đầu về khách hàng. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ các điều kiện để cấp tín dụng thì lập báo cáo đề xuất tín dụng chuyển sang phòng QLRR để thực hiện Thẩm định rủi ro.

+ Phòng quản lý rủi ro tín dụng:

Chức năng của phòng này có nhiệm vụ phân tích, đánh giá, thẩm định đầy đủ các thông tin mà bộ phận khách hàng chuyển sang, kết hợp khai thác các thông tin mà phòng rủi ro có được để chấm điểm, phân loại khách hàng và thẩm định rủi ro tín dụng. Trong đó, bao gồm việc thẩm định cụ thể đối với đề xuất GHTD, đề xuất cấp tín dụng, bảo lãnh,đề xuất đầu tư dự án. Sau khi đánh giá xếp loại khách hàng, tính khả thi của phương án vay vốn hay dự án đầu tư, từ đó đề xuất GHTD, cấp tín dụng hay từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng đó. Chức năng quan trọng của phòng là rà soát, thẩm định rủi ro các khách hàng vay và khoản vay trước khi trình cấp lãnh đạo hay Hội đồng tín dụng CN phê duyệt. Sau khi GHTD/khoản vay đã được phê duyệt theo thẩm quyền, Phòng QHKH lập

+ Phòng quản lý nợ:

Phòng này có chức năng tác nghiệp, sau khi nhận được thông báo tác nghiệp và hồ sơ đã được phê duyệt, phòng này có nhiệm vụ nhập các dữ liệu vào hệ thống, thực hiện kiểm tra hồ sơ và giải ngân, theo dõi khoản vay (Lập thông báo nợ đến hạn, thu nợ gốc và lãi vay, thông báo nợ quá hạn …).

+ Phê duyệt GHTD hoặc khoản vay:

Theo phân cấp và uỷ quyền trong hệ thống Vietcombank, GHTD và/hoặc khoản vay do các phòng trên đây đề xuất sẽ được phê duyệt bởi Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách phòng Quan hệ khách hàng hoặc Giám đốc và Phó Giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng CN; trường hợp vượt thẩm quyền tại CN thì trình tiếp lên NHTM CP NT VN theo phân cấp được uỷ quyền tại NHTM CP NT VN.

Hiện nay, hoạt động tín dụng tại chi nhánh triển khai theo mô hình tín dụng mới theo QĐ 90 đã đi vào ổn định. Các bộ phận làm việc một cách độc lập với nhau, không chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ, đảm bảo tính độc lập khách quan. Ngoài ra, các bộ phận có thể giám sát lẫn nhau, không thể đơn phương thực hiện toàn bộ qui trình. Cấp ra quyết định cho vay cũng không tập trung cho một người trừ trường hợp khoản tín dụng có giá trị không lớn. Vì vậy, qui trình là một trong những công cụ đắc lực trong hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HUẾ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w