Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)

Một phần của tài liệu bài giảng kinh tế quốc tế mới (Trang 52 - 54)

- Các Ủy ban và cơ quan: Hiện tại có 13 Ủy ban ,3 nhóm công tác và 3 Ủy ban đặc thù.

4.4.7. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong

khu vực châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. APEC là một tổ chức gồm 21 nền kinh tế thành viên: Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philipines, Nga, Singapore, Đài Bắc Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam (Việt Nam gia nhập APEC tháng 11 năm 1998).

APEC chú trọng ba lĩnh vực then chốt như sau:

• Tự do hoá thương mại và đầu tư • Hỗ trợ kinh doanh

• Hợp tác kinh tế và kỹ thuật

Thành tựu của ba lĩnh vực hoạt động chính này cho phép các nền kinh tế thành viên APEC củng cố tiềm lực kinh tế của mình thông qua việc chia sẻ các nguồn lực trong khu vực với hiệu quả cao. Người tiêu dùng trong khu vực cũng được hưởng lợi từ các lợi ích hữu hình các hoạt động đào tạo được tăng cường, cơ hội việc làm và cơ hội thị trường được mở rộng, hàng hóa và dịch vụ được cung cấp với giá thành thấp hơn, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế được nâng cao. Hàng năm, các sự kiện hợp tác APEC được tổ chức tại một nền kinh tế thành viên.

Các nguyên tắc hoạt động của APEC:

Mọi hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyên tắc chung, áp dụng cho tất cả các thành viên, đó là:

- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. - Hỗ trợ và đôi bên cùng có lợi

- Quan hệ đối tác chân thành và trên tinh thần xây dựng - Mọi quyết định được đưa ra trên cơ sở nhất trí chung.

Cơ chế hoạt động:

Cơ chế hoạt động của APEC bao gồm các diễn đàn thúc đẩy hợp tác mậu dịch và đầu tư thông qua các hội nghị:

Hội nghị thượng đỉnh, các hội nghị bộ trưởng, hội nghị các quan chức cao cấp. Giúp việc cho các hội nghị đó có: Ủy ban về kinh tế, ủy ban quản trị và ngân sách, ủy ban thương mại và đầu tư, tiểu ban kinh tế kỹ thuật cùng hội đồng tư vấn và ban thư ký.

Dưới các ủy ban và các tiểu ban có các nhóm công tác và nhóm chuyên môn.

Một phần của tài liệu bài giảng kinh tế quốc tế mới (Trang 52 - 54)