Chương 3: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu bài giảng kinh tế quốc tế mới (Trang 29 - 31)

3.1. Khái niệm đầu tư quốc tế

Cho đến nay, mặc dù có không ít khái niệm khác nhau về đầu tư quốc tế, nhưng khái niệm được nhiều người thừa nhận đó là:

"Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về vốn, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia".

3.2. Các hình thức đầu tư quốc tế

* Phân loại theo chủ thể cấp vốn và vay vốn: vốn đầu tư quốc tế có hai dòng chính: đầu tư của tư nhân và Hỗ trợ phát triển chính thức của các chính phủ, các tổ chức quốc tế.

- Đầu tư của tư nhân: Đầu tư của tư nhân được thực hiện dưới ba hình thức: + Đầu tư trực tiếp nước ngoài

+ Đầu tư gián tiếp + Tín dụng thương mại

- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

* Phân loại theo tính chất trực tiếp hay không trực tiếp quản lý dự án đầu tư:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

- Đầu tư gián tiếp: bao gồm các kênh đầu tư còn lại, kể cả ODA

* Hoặc có thể chia đầu tư quốc tế thành 4 hình thức cơ bản:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Đầu tư gián tiếp nước ngoài - Tín dụng thương mại

- Hỗ trợ phát triển chính thức ODA

3.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI )a/ Khái niệm : a/ Khái niệm :

Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu bài giảng kinh tế quốc tế mới (Trang 29 - 31)