- Các Ủy ban và cơ quan: Hiện tại có 13 Ủy ban ,3 nhóm công tác và 3 Ủy ban đặc thù.
CƠ QUAN HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH:
1/ Hội nghị (HN) thượng đỉnh: gồm những người đứng đầu, 3 năm họp chính thức 1 lần để đề ra những chính sách chung và quyết định những vấn đề lớn.
2/ Hội nghị Bộ trưởng: cơ quan hoạch định chính sách cao nhất, mỗi năm họp 1 lần và báo cáo lên Hội nghị thượng đỉnh.
3/ Hội nghị Bộ trưởng kinh tế (AEM): mỗi năm họp 1 lần nhằm chỉ đạo hợp tác về các mặt kinh tế và báo cáo lên Hội nghị thượng đỉnh và Hội nghị bộ trưởng.
4/ Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao (SEOM): là cơ quan cấp dưới trực tiếp giúp việc cho AEM và hội đồng AFTA. Đảm nhận việc giám sát các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN; khoảng 2-3 tháng họp 1 lần để báo cáo lên AEM.
5/ Hội nghị Bộ trưởng các ngành: tổ chức họp khi cần thiết để thảo luận về sự hợp tác ngành cụ thể.
6/ Hội nghị liên Bộ trưởng: được tổ chức khi cần thiết.
7/ Tổng thư ký: có 5 Bộ trưởng do những người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm (nhiệm kỳ: 5 năm)
Nguyên tắc hoạt động của ASEAN:
- Các nguyên tắc thiết lập quan hệ song phương và đa phương của ASEAN: Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Bali năm 1976, các nước ASEAN đã đưa ra các nguyên tắc chính sau:
+ Tôn trọng chủ quyền, độc lập toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của nhau. + Mỗi quốc gia có quyền lãnh đạo đất nước mình mà không có sự can thiệp, lật đổ, cưỡng ép từ bên ngoài.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không để lãnh thổ của đất nước mình cho bất kỳ nước nào làm căn cứ quân sự.
+ Giải quyết các bất đồng hoặc tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
+ Hợp tác với nhau có hiệu quả trong mọi lĩnh vực kinh tế - văn hóa xã hội trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.
- Các nguyên tắc điều phối hoạt động của ASEAN:
+ Nguyên tắc nhất trí: nghĩa là mọi quyết định về các vấn đề quan trọng chỉ được thông qua khi tất cả các nước thành viên nhất trí.