GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 38 - 42)

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KIÊN GIANG

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP3.1.1 Nguyên nhân và những tồn tại 3.1.1 Nguyên nhân và những tồn tại

Sự phấn đấu và quyết tâm hoành thành nhiệm vụ của tập thể CB - NV VCB Kiên Giang, đã giúp cho ngân hàng đạt được những thành tích đáng kể trong công tác huy động vốn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn không vướng khỏi những tồn tại:

- Mặc dù quy mô vốn huy động đều tăng trưởng qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm, chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng.

- Nhu cầu tín dụng dài hạn của các tổ chức, dân cư ngày càng tăng do nhu cầu đầu tư theo chiều sâu của nền kinh tế. Nguồn tiền gửi tiết kiệm có xu hướng ngày càng tăng, nhưng Ngân hàng chủ yếu tập trung vào các sản phẩm phục vụ cho tiền gửi theo kì hạn. Điều này dẩn đến khó khăn trong việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng truyền thống, nhằm phân tán rủi ro

- Hoạt động huy động vốn của ngân hàng mới chỉ tập trung chủ yếu huy động bằng đồng nội tệ. Trong khi dân chúng vẫn ưa chuộng cách giữ tiền bằng vàng hoặc đôla thì nguồn vốn huy động qua kênh này của ngân hàng chưa đạt được hiệu quả tối đa so với nguồn lực của ngân hàng.

- Chi phí trả lãi vay chiếm tỷ trọng cao nhưng lại có xu hướng giảm thay vào đó chi phí lãi tiền gửi tăng cao dẫn đến tổng chi phí huy động vốn của ngân hàng ở mức cao nhưng lại không thu hút khách hàng bằng sức hút của lãi suất.

 Các mặt hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Các hình thức huy động vốn, sản phẩm huy động của Ngân hàng chưa phong phú so với các ngân hàng khác, còn chậm trong việc triển khai các sản phẩm huy động

mới, sản phẩm có tính độc quyền của ngân hàng và cũng chưa có nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng trên địa bàn.

- Mạng lưới hoạt động trong địa bàn đã được mở rộng nhưng còn mỏng. Địa điểm đặt máy POS (ATM) còn hạn chế, thưa thớt trên địa bàn Thành phố Rạch Giá.

- Bộ phận marketing của ngân hàng phần nhiều chú trọng đến khách hàng vay vốn và khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính, chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng khách hàng tiền gửi, nhất là khách hàng tiền gửi cá nhân

- Trong thời gian qua tỷ lệ lạm phát ở nước ta ở mức khá cao, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng mạnh, giá vàng ,đồng đôla cũng tăng mạnh. Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế mà thông qua đó tác động tiêu cực đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn là tiết kiệm, đặc biệt là du lịch, mua sắm, … phần nào đã giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng.

- Ngoài ra thị trường bất động sản sôi động đã kiến cho nhà đầu tư hứng thú hơn với khoản lợi nhuận thu được, lớn hơn gấp nhiều lần so với sản phẩm huy động truyền thống. Do đó, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

- Chưa có chính sách huy động riêng, hầu hết đều chạy theo các đợt phát động của Trung ương, mà các đợt chính sách phát động của Trung ương lại không được diễn ra thường xuyên trong năm

- Xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của khu vực và trên thế giới, đã tạo nhiều cơ hội cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Song bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít thách thức, sự gia nhập của các tổ chức tài chính – ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam một phần tạo sự phát triển hệ thống tài chính ở Việt Nam, mặt khác tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Nguồn vốn trong xã hội bị chia sẻ, dòng vốn chảy mạnh vào các ngân hàng có uy tín lớn. có sản phẩm đa dạng phong phú, có hệ thống công nghệ hiện đại.

- Quy trình thủ tục đơn giản còn phức tạp, thời gian thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng còn dài.

Ngoài ra cũng phải kể đến sự thiếu hiểu biết của khách hàng về ngân hàng, thói quen tiêu tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong dân cư, dẫn đến hạn chế trong việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng.

Năm 2012, Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản, chính trị ổn định. trận tự an toàn xã hội đảm bảo. Chủ trương phát triển phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long mở ra cơ hội đầu tư, tăng cường kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề để phát triển kinh tế của tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi, dự báo tình hình kinh tế thế giới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế trong nước biến chuyển chậm, chứa đựng nhiều rủi ro khó lường; tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, chỉ số gia tiêu dùng có xu hướng đang tăng theo biến động tăng của giá xăng dầu, vàng, đôla… sẽ là thách thức lớn với nguy cơ tái lạm phát cao của nền kinh tế.

Chính vì thế, trong năm tới dự báo thuận lợi và thách thức đan xen, Ban giám đốc và cán bộ nhân viên chi nhánh Kiên Giang sẽ phải nổ lực quyết tâm phấn đấu tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và các mục tiêu đề ra trong năm 2012, cụ thể như sau:

a. Về công tác huy động vốn

Nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của chi nhánh cuối năm 2011 đạt 1.578 tỷ đồng, tăng 66% so với cuối năm 2010 và đạt 132% kế hoạch trung ương giao. Phát huy thế mạnh đó, Vietcombank Kiên Giang đạt mục tiêu kế hoạch năm 2012 là gần 2.000 tỷ đồng. Xác định rõ năm 2012 sẽ là khó khăn trong công tác huy động vốn đối với tất cả các ngân hàng thương mại, chính vì thế để duy trì và tăng trưởng huy động vốn năm 2011, chi nhánh đã đề ra giải pháp thực hiện như sau:

- Bám sát mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh, thực hiện tốt chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở phân tích những diễn biến của thị trường và khả năng phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó xác định rõ nhiệm vụ và chiến lược kinh doanh để đưa ra những giải pháp phát triển công tá huy động vốn phù hợp với từng thời điểm.

- Nâng cao chất lượng phục vụ, chú trọng khai thác nguồn tiền thanh toán thông qua việc mở tài khoản và sử dụng dịch vụ ngân hàng của các tổ chức kinh tế và cá nhân; cung ứng nhiều dịch vụ tiện ích cho khác hàng mở tài khoản tiền gửi nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại chi nhánh.

- Phát huy thế mạnh tổng hợp về nguồn vốn và các dịch vụ ngân hàng hiện đại của hệ thống VCB để thỏa mãn nhu cầu khách hnàg ở mức cao nhất với chi phí hợp lí, từ đó nâng cao vị thế chi nhánh trên địa bàn, tạo điều kiện giữ khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới đến giao dịch.

- Phát huy hơn nữa ý thức trách nhiệm trong công việc của từng cán bộ nhân viên (CB-NV) chi nhánh; đổi mới phong cách phục vụ khách hàng ngày một chuyên nghiệp hơn; thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có số dư tiền gửi lớn.

- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động ”Người Vietcombank sử dụng và hiểu rõ sản phẩm Vietcombank”, mỗi CB - NV chi nhánh dù ở vị trí nào cũng cố gắng thực hiện tốt công tác huy động vốn; vận động gia đình, người thân, bạn bè tham gia gửi tiền và sử dụng các sản phẩm ngân hàng bán lẻ do Vietcombank cung cấp.

- Triển khai tốt chương trình, sản phẩm huy động mới từ Trung ương - Mở rộng mạng lưới hoạt động vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

b. Công tác tín dụng

Do ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thế giới và trong nước nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong năm 2011 cũng gặp nhiều khó khăn và có những tác động xấu đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Tổng dư nợ đến 31/12/2011 của chi nhánh đạt 2.781 tỷ đồng, tăng 29,53% so với năm 2010 ( tổng dư nợ 2010 là 2.147 tỷ đồng), đạt kế hoạch trung ương giao. Tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 12/2011 là 62.919 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu đạt ở mức 2,26%/ tổng dư nợ. Vietcombank Kiên Giang đạt mục tiêu kế hoạch năm 2012 là tăng dư nợ lên 30% so với năm 2011 và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2%/ tổng dư nợ.

- Tiếp tục duy trì cũng cố mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có uy tín với chi nhánh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thủy sản của tỉnh.

- Áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt, cung cấp các dịch vụ tiện ích, nâng cao tác phong phục vụ khách hàng, thủ tục nhanh chóng,…

- Chủ động tiếp cận các dự án khả thi, có hiệu qủa, nằm trong vùng quy hoạch phát triển của tỉnh như các dự án ở đảo Phú Quốc, Ba Hòn, Hà Tiên, Tân Hiệp,…

- Nâng cao công tác thẩm định; thường xuyên / định kì kiểm tra giám sát nhằm phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro để có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn cho phép.

3.1.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Vietcombank Kiên Giang Kiên Giang

Để phân tích Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Vietcombank Kiên Giang, ta sử dụng ma trận SWOT cụ thể như sau:

3.1.3.1 Điểm mạnh và điểm yếu

Điểm mạnh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w